Thanh tra xác định Chủ tịch thị xã Từ Sơn ban hành quyết định trái thẩm quyền
Trước phiên xử sơ thẩm vụ thu hồi đất ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Thanh tra thị xã Từ Sơn đã công bố kết luận UBND thị xã Từ Sơn ban hành Quyết định 246 trái thẩm quyền, mở ra cơ hội để công dân lấy lại quyền lợi hợp pháp.
Trong nội dung báo cáo số 39/BC-TTr gửi Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn đề ngày 18/8/2013, Thanh tra thị xã Từ Sơn kết luận: Ngày 4/6/2013, Thanh tra thị xã có văn bản số 22/CV-TTr đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị: Viện KSND, Phòng Tư pháp, Phòng TN&MT, Trung tâm PTQĐ thị xã đóng góp ý kiến về thẩm quyền hành chính, trình tự thủ tục, nội dung và hình thức của Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 7/5/2010 của Chủ tịch UBND thị xã.
Văn bản báo cáo của Thanh tra thị xã Từ Sơn
Kết quả đóng góp ý kiến của các đơn vị đều khẳng định: Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 7/5/2010 của Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn được ban hành không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 44 Luật Đất đai năm 2003.
Căn cứ Luật tố tụng hành chính, để có cơ sở tham gia tố tụng và giải quyết vụ việc tại Tòa án, Thanh tra thị xã đề nghị Chủ tịch UBND thị xã chỉ đạo, giao Phòng TN&MT hoàn thiện các thủ tục, tham mưu cho UBND thị xã cải sửa, thay thế Quyết định nêu trên (Quyết định số 246/QĐ-UBND).
Như thông tin báo Dân trí đã đưa, bà Lê Thị Thường, sinh năm 1971, trú tại khu phố Chùa Dận, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh phản ánh: UBND thị xã Từ Sơn thực hiện thu hồi nhà đất của công dân sai quy định; Áp dụng mức hỗ trợ bồi thường không phù hợp thực tế, xâm hại quyền và lợi ích hợp của công dân. Sau khi nhận được các Quyết định thu hồi (251/QĐ – UBND) và Quyết định bồi thường, hỗ trợ (521/QĐ – UBND), bà Lê Thị Thường đã nhiều lần gửi đơn đến UBND thị xã Từ Sơn, Hội đồng GPMB thị xã Từ Sơn nhưng chưa nhận được câu trả lời thấu tình đạt lý từ các cơ quan chức năng.
Ngoài việc khiếu nại Quyết định thu hồi đất số 251/QĐ – UBND, Quyết định bồi thường hỗ trợ số 521/QĐ – UBND. Bà Lê Thị Thường còn khiếu nại việc gia đình bà bị thu hồi hơn 100m2, tương đương 1/3 diện tích đất đang sử dụng phục vụ dự án đường tỉnh lộ 295 nhưng chưa được nhận chế độ bồi thường, đền bù, tái định cư theo quy định cho phần diện tích đất, cây ăn quả lâu năm, ao vườn đã bị san lấp, tháo dỡ, thu hồi.
Từ năm 2012 cho đến nay, bà Lê Thị Thường đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn. Tuy nhiên, những quyền lợi hợp pháp của gia đình bà Thường chưa được đền bù xứng đáng, mặc dù UBND thị xã Từ Sơn cũng thừa nhận có sai sót khi ban hành quyết định thu hồi và áp dụng chế độ hỗ trợ, bồi thường, tái định đối với hộ nhà bà Lê Thị Thường.
Do không thể giải quyết vụ việc theo con đường khiếu nại, bà Lê Thị Thường buộc phải làm đơn khởi kiện UBND thị xã Từ Sơn ra TAND thị xã Từ Sơn. Ngày 4/11/2013, Thẩm phán Nguyễn Xuân Sướng ký Quyết định số 01/2013/QĐXX – ST về việc đưa vụ án ra xét xử vào hồi 7h30′ ngày 20/11/2013 giữa nguyên đơn Lê Thị Thường và bị đơn là UBND thị xã Từ Sơn.
Bà Thường chờ đợi Tòa án thị xã Từ Sơn đưa ra bản án công tâm và khách quan
Nhận định trước phiên xử sơ thẩm, Luật sư Nguyễn Thanh Hải – Công ty Luật Long Biên (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Hộ gia đình bà Lê Thị Thường với 3 nhân khẩu, thường xuyên sinh sống trên nhà đất bị thu hồi, không có nơi ở nào khác, khi bị thu hồi phải di chuyển chỗ ở mới.
Video đang HOT
Đối chiếu với quy định tại Điều 42 Luật đất đai năm 2003; Điều 4, Điều 5 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Khoản 1 Điều 14 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ; Quyết định số 171/2009/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh thì khi thu hồi toàn bộ nhà đất của hộ gia đình bà Lê Thị Thường, các Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 7/5/2010 và Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND thị xã Từ Sơn phải xem xét bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ gia đình bà Lê Thị Thường.
Đối chiếu với quy định tại Điều 21 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ; Khoản 1 Điều 9 Quyết định số 171/2009/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh thì Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 7/5/2010 và Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND thị xã Từ Sơn không tính tiền hỗ trợ đối với đất khu vực thuộc địa giới hành chính phường là không khách quan, trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Sau khi UBND thị xã Từ Sơn ban hành các Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 7/5/2010 và Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 14/5/2010, hộ gia đình bà Lê Thị Thường không được giao các quyết định nêu trên để từ đó có căn cứ thi hành, thực hiện các quyền của người bị thu hồi đất.
Theo văn bản số 135/CV-GPMB ngày 24/10/2011 của Trung tâm phát triển Quỹ đất thị xã Từ Sơn, gia đình bà Thường bị thu hồi bởi Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 7/5/2010 và phê duyệt phương án bồi thường bởi Quyết định số 251/QĐ-CT ngày 14/5/2010.
Tuy nhiên, theo Giấy mời số 102/GM-GPMB ngày 5/9/2011 và số 113/GM-HĐGPMB ngày 19/9/2011 của Trung Tâm phát triển quỹ đất thị xã Từ Sơn; Giấy mời số: 141/GM-GPMB ngày 1/11/2011 của UBND thị xã Từ Sơn thì hộ gia đình bà Thường bị thu hồi đất theo các Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 và Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của UBND thị xã Từ Sơn.
Chỉ đến ngày 13/11/2012, sau nhiều lần yêu cầu, bà Thường mới được Trung Tâm phát triển quỹ đất giao các Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 7/5/2010 và Quyết định số 251/QĐ-CT ngày 14/5/2010 của UBND thị xã Từ Sơn.
Việc làm trên của UBND thị xã Từ Sơn cùng các ban ngành liên quan đã vi phạm Điều 30, khoản 5, Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ; xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bà Thường.
Luật sư Nguyễn Thanh Hải đề nghị Tòa án thị xã Từ Sơn hủy một phần Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 7/5/2010 và Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 14/5/2010
Bên cạnh đó, những vi phạm của UBND thị xã Từ Sơn còn được thể hiện tại báo cáo số 39/BC-TTr ngày 18/8/2013 của Thanh tra thị xã Từ Sơn (về việc xử lý đối với Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 07/5/2010 của UBND thị xã), qua đó khẳng định “Quyết định số 246 ngày 07/5/2010 của Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn được ban hành không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 44 Luật đất đai năm 2003″.
Từ những chứng cứ trên, Luật sư Nguyễn Thanh Hải cho rằng các yêu cầu của bà Lê Thị Thường nêu trong đơn khởi kiện gửi TAND thị xã Từ Sơn là khách quan, đúng pháp luật. Việc gia đình bà Thường khởi kiện yêu cầu TAND thị xã Từ Sơn hủy một phần Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 7/5/2010 và Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn là có cơ sở pháp luật, cơ sở khách quan, cần được xem xét, giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác để công dân sớm nhận được quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại.
Trong quá trình Tòa án thụ lý vụ án, nhận thấy Thẩm phán Nguyễn Văn Sướng – TAND thị xã Từ Sơn xem xét chứng cứ có dấu hiệu thiếu khách quan, ngày 11/11/2013, bà Lê Thị Thường đã gửi đơn kiến nghị lên ông Chánh án TAND thị xã Từ Sơn đề nghị thay đổi thẩm phán nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực của vụ việc nhưng đề nghị này không được ông Chánh án TAND thị xã Từ Sơn giải quyết.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến – Ngọc Cương
Theo Dantri
Án oan sai làm nóng nghị trường
Nội dung nóng nhất phiên chất vấn hôm qua là phần trả lời của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình. Đúng như dự báo, án oan sai là nội dung được rất nhiều ĐBQH chất vấn.
Mở đầu, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đã đề cập ngay tới vấn đề thời sự hiện nay - án oan sai: "Hàng năm, vẫn có hàng chục nghìn đơn xin đề nghị giám đốc thẩm và tái thẩm, Chánh án có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng xét xử? Vụ án Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) bị xét xử tù chung thân sau 10 năm mới được minh oan gây bức xúc trong dư luận, trách nhiệm của Tòa án đến đâu? ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cùng mối quan tâm: "Qua vụ Nguyễn Thanh Chấn, Chánh án có giải pháp nào để chống án oan trong thời gian tới?".
Chánh án Trương Hòa Bình thừa nhận, "còn có án sai phải bị hủy, sửa đối với các vụ án dân sự và có oan sai trong các vụ án hình sự", tức là chưa đạt được yêu cầu của Quốc hội và nhân dân. Nêu ra hàng loạt giải pháp khắc phục án oan sai, Chánh án Trương Hòa Bình cho rằng, trước hết, phải nâng cao trình độ, bản lĩnh, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ.
Lược lại quá trình thụ lý vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, hiện nay, các thủ tục về tố tụng đang được tiến hành để thực hiện điều tra lại vụ án. Về trách nhiệm các cơ quan liên quan, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, mỗi năm, các cơ quan tiến hành tố tụng, thụ lý giải quyết trên 100 nghìn vụ án hình sự, Chánh án TAND tối cao khẳng định, việc điều tra, đấu tranh, vạch trần tội phạm là một công việc hết sức khó khăn, vất vả. Thậm chí, có trường hợp cán bộ chiến sỹ ngành công an phải hy sinh, hao tổn xương máu để hoàn thành nhiệm vụ. Cả công tố, thẩm phán cũng phải chịu áp lực rất lớn, có trường hợp bị khủng bố, đe dọa...
Tuy nhiên, về bình diện chung, không tránh khỏi có tình trạng oan sai. Song, nếu để xảy ra oan sai với những người bị buộc tội ở mức án cao nhất như chung thân, tử hình là không thể chấp nhận được. Dù vậy, Chánh án Trương Hòa Bình nói: "Việc xác định có oan sai hay không phải theo quy định của pháp luật rất chặt chẽ. Vụ việc phải được xem xét giải quyết một cách kịp thời, khẩn trương, thấu đáo và đúng pháp luật. Nếu như có oan thì phải qua kết luận điều tra theo quy định. Cần chờ các cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết lại đúng đắn vụ án."
Về vấn đề có ép cung, nhục hình hay không trong vụ Nguyễn Thanh Chấn, Chánh án Trương Hòa Bình trả lời: "Nếu có cũng phải được chứng minh một cách rất chặt chẽ, chính xác, khách quan chứ không thể nói được ngay là có ép cung. Hiện nay, tôi được biết Bộ Công an đang cho tiến hành kiểm điểm lại vụ việc này". Chánh án Trương Hòa Bình thẳng thắn: "Nếu cán bộ nào vi phạm phải được xử lý, tùy theo mức độ, từ kiểm điểm, xử lý vi phạm hành chính đến pháp luật hình sự. Nhưng nếu không phải như thế, không thể kết luận một cách vội vàng bởi còn liên quan đến tinh thần, ý chí tấn công tội phạm. Nếu không khéo sẽ làm nhụt ý chí, làm chùn bước những người đang làm một nhiệm vụ hết sức khó khăn, gian khổ, nguy hiểm...".
ĐB Lê Thị Nga tiếp tục hỏi thêm: "Chánh án có chỉ đạo rà soát lại tất cả những vụ hình sự có đơn kêu oan hay không?" Chánh án đáp ngay: "Chúng tôi đã chỉ đạo rà soát lại tất cả những bản án hình sự có kiến nghị, có đơn kêu oan, có ý kiến của báo chí, cơ quan, đoàn thể... Nếu phát hiện có vi phạm pháp luật, có sai lầm nghiêm trọng, phải thực hiện quyền kháng nghị của Chánh án hoặc có vụ việc có tình tiết tái thẩm, sẽ báo với Viện trưởng Viện Kiểm sát để phối hợp cùng nhau giải quyết lại vụ án".
Quan tâm hậu án oan sai, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) hỏi: "Cơ quan xử án sai nhưng cuối cùng khoản bồi thường lại đè nặng lên ngân sách quốc gia. Chánh án sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào?". Chánh án Trương Hòa Bình trả lời: "Vấn đề phải làm thế nào để không xảy ra oan sai bằng những giải pháp đồng bộ. Chúng tôi đã đề cập các giải pháp cơ bản, mang tính đột phá, phát huy đầy đủ vai trò của người tham gia tố tụng và các đương sự, làm sao để sự tranh tụng làm rõ bản chất vụ án và các chứng cứ tại phiên tòa, đảm bảo thấu tình, đạt lý".
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an: Không để lọt tội phạm, cũng không để oan sai
Phát biểu trước Quốc hội về vấn đề oan, sai trong điều tra hình sự, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, trong điều tra xử lý các vụ án hình sự, một nguyên tắc chỉ đạo quan trọng hàng đầu, xuyên suốt là không để lọt tội phạm, không để xảy ra oan sai và nghiêm cấm việc mớm cung, ép cung, bức cung, nhục hình. Nếu vi phạm thì phải xử lý nghiêm minh. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải xử lý theo pháp luật hình sự. Quan điểm, chủ trương nhất quán nêu trên được toàn ngành Công an luôn quán triệt và thực hiện.
Bộ trưởng nêu rõ: "Chúng tôi đã thường xuyên chỉ đạo kiểm tra phát hiện và khắc phục xử lý kịp thời những biểu hiện sai sót, vi phạm. Chính vì thế, những sai sót, vi phạm trong hoạt động điều tra đã giảm rõ rệt, tuy nhiên, cá biệt vẫn còn xảy ra ở một số địa phương, thậm chí còn án oan sai gây bức xúc cho dư luận".
Để tiếp tục giải quyết, khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Công an đã, đang chỉ đạo các cơ quan điều tra trong CAND thực hiện một số chủ trương, giải pháp cụ thể. Thứ nhất, phải tiếp tục thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về điều tra xử lý tội phạm, nhất là các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng như tạo điều kiện trên thực tế để người bào chữa được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Bộ yêu cầu cơ quan điều tra và điều tra viên ngoài thu thập chứng cứ buộc tội phải chú trọng thu thập chứng cứ gỡ tội để có thể giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, thường xuyên giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm và chuyên môn của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên. Thứ ba, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo công tác điều tra xử lý tội phạm của cơ quan điều tra cấp trên đối với cơ quan điều tra cấp dưới. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động điều tra và kiên quyết xử lý nghiêm điều tra viên, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra có vi phạm trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự.
Thứ tư, Bộ Công an đang tích cực phối hợp với các bộ ngành có liên quan nghiên cứu soạn thảo báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật tổ chức điều tra hình sự theo đúng tiến độ thời gian nhằm hoàn thiện một bước cơ sở pháp lý trong hoạt động tổ chức điều tra hình sự. Đồng thời, đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hiện nay trong hoạt động điều tra hình sự.
Thứ năm, Bộ Công an đã có kế hoạch tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, chính trị, pháp luật, tâm lý, đạo đức cho đội ngũ điều tra viên để điều tra viên tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và của ngành Công an trong hoạt động điều tra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót vi phạm có thể xảy ra.
Về kiến nghị lắp đặt camera tại các phòng hỏi cung, Bộ trưởng cho biết, Bộ Công an cũng đã lựa chọn giải pháp này và đang từng bước trang bị, lắp đặt camera tại phòng hỏi cung. Trên thực tế đã lắp đặt ở một số địa bàn nhưng do khó khăn về kinh phí nên mới chỉ thực hiện được ở những nơi trọng điểm.
Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình: Minh oan xong phải xem xét trách nhiệm cá nhân, tập thể
"Oan sai đã giảm rất đáng kể, song đáng tiếc vẫn xảy ra với tỷ lệ nhỏ. Chúng tôi có trách nhiệm trước tình trạng này. Chúng tôi cũng đã có những giải pháp để chống oan sai ngay từ giai đoạn khởi tố. Thực tế, chúng tôi đã thận trọng, chính xác trong việc đưa ra quyết định truy tố và giải quyết rất thận trọng với những trường hợp có đơn phản ánh có oan sai.
Với các vụ oan sai đã xảy ra, Viện kiểm sát phải kịp thời minh oan cho người bị oan và tích cực phối hợp với cơ quan liên quan để làm rõ bản chất vụ án. Cùng với đó, cần triển khai trách nhiệm bồi thường và xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra oan sai. Đồng thời, tổ chức rút kinh nghiệm, tìm giải pháp và phương hướng khắc phục. Vụ án Nguyễn Thanh Chấn cũng như vậy. Tất cả theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật quy định."
Chủ tịch Quốc hội đánh giá
Về phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Chủ tịch Quốc hội đánh giá, các ĐBQH đã đặt ra nhiều câu hỏi và đòi hỏi Bộ trưởng phải có nhiều giải pháp để chúng ta giải quyết, để thúc đẩy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Bộ trưởng cũng đã giải quyết vấn đề một cách rất thấu đáo và cố gắng cam kết với Quốc hội sẽ thúc đẩy các mặt công tác quản lý để từng bước đẩy lùi các mặt tác động tiêu cực. Chủ tịch Quốc hội nói: "Tôi cho là phiên chất vấn này rất thành công".
Về phần trả lời của Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nội dung chất vấn đã mang tính chất thảo luận, có trao đi đổi lại. Phần trả lời của Chánh án thấu đáo, có chất lượng. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu: "Phải nâng cao chất lượng xét xử với các giải pháp trước mắt và lâu dài là xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về lượng, mạnh về chất. Chánh án cần chỉ đạo quyết liệt để nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ trong ngành, đảm bảo đội ngũ trong sạch, vững mạnh, có tài có đức, thực sự liêm chính".
Chính Trung
Theo ANTD
Tăng cước 3G nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, tăng đóng góp cho Nhà nước Tăng giá cước 3G là việc làm bình thường trong cơ chế thị trường nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh cũng như để tăng đóng góp cho Nhà nước, đó là ý kiến của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) trước nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son trả lời chất vấn...