Thanh tra Vietinbank: Chuyển vi phạm nghiêm trọng sang cơ quan công an điều tra
Quá trinh thanh tra tại Vietinbank, Thanh tra Chính phủ (TTCP) phát hiện ngân hàng này để xảy ra nhiều sai phạm. Môt sô vu vi pham rât nghiêm trong phai chuyên sang cơ quan điêu tra cua Bô Công an
Thanh tra Chính phủ vừa ra thông báo số 980/TB-TTCP về việc Thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) trong thơi ky 2009 – 2012.
Theo đó, bên cạnh những nỗ lực và thành tích đạt được, Vietinbank còn để xảy ra một số khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng phải chuyển Cơ quan điều tra.
Qua quá trình thanh tra tại Vietinbank, TTCP đã phát hiện Ngân hàng này có nhiều sai phạm. Ảnh Viết Cường
Về hoạt động tín dụng, Vietinbank để xảy ra sai phạm trong huy động vốn và cho vay. Việc huy động vốn: Cơ cấu nguồn vốn cho vay trung, dài hạn mất cân đối, Vietinbank phải sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để bù đắp cho trung, dài hạn. Một số chi nhánh huy động tiền gửi với lãi suất vượt trần 14% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; chi hoa hồng môi giới, chi tiếp thị bằng tiền mặt không đúng quy định; thực chất là lách quy định về trần lãi suất để chi tăng lãi suất tiền gửi cho khách hàng.
Về hoạt động cho vay, Vietinbank có sai phạm ở hầu hết các khâu cho vay như: Thẩm định phê duyệt cho vay, giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, về tài sản đảm bảo, cơ cấu nơ và phân loại nợ.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư tài chính cũng có không ít khuyết điểm vi phạm như sử dụng vốn trái phiếu quốc tế không đúng cam kết trong cáo bạch. Việc huy động không đạt mục tiêu đề án, hiệu quả sử dụng vốn thấp; việc đầu tư trái phiếu vào các doanh nghiệp của Vietinbank còn những vi phạm như thẩm định chiếu chặt chẽ, chưa chính xác…
Video đang HOT
Công ty cổ phần chứng khoán Vietinbank bị xác định vi phạm quy định của Luật Chứng khoán khi cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán; vi phạm trong gia hạn, vượt quá thời gian hỗ trợ mua chứng khoán…
Đối với Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Vietinbank, công ty này cũng đã để xảy ra vi phạm trong thẩm định, quyết định cho thuê tài chính; vi phạm trong phân loại nợ đối với hồ sơ cơ cấu nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thiếu cơ sở pháp lý… Kiểm tra 26 hồ sơ có tổng giá trị cho thuê trên 406 tỉ đồng đã xác định tỉ lệ nợ xấu đến 11,06% trong khi công ty chỉ phân loại 4,08%, số tiền dự phòng phải trích tăng tương ứng 22,11 tỉ đồng.
Đối với Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Vietinbank, việc đầu tư tại Tổng công ty Thép Việt Nam 252,5 tỉ đồng, Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Mỹ Đình 40 tỉ đồng, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Khu đô thị Nam Quảng Ngãi 25 tỉ đồng, đến thời điểm thanh tra không có hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ.
Về hoạt động mua sắm tài sản, thuê tài sản và trích lập, sử dụng các quỹ đã để xảy ra những vi phạm mang tính hệ thống, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Vietinbank như: Vietinbank đã đầu tư mua tài sản là nhà đất nhưng không lập dự án đầu tư, không lập hội đồng thẩm định; Mua tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nhằm xử lý nợ nhưng xác định giá trị tài sản cao hơn định giá khi thế chấp tài sản; Có tài sản chưa đủ điều kiện chuyển nhượng nhưng Vietinbank vẫn thực hiện hợp đồng giao dịch hoặc đặt cọc…Việc đầu tư thuê đất tại Ciputra không đúng thẩm quyền.
Thanh tra Chinh phu cho biêt môt sô vu vi pham rât nghiêm trong phai chuyên sang cơ quan điêu tra cua Bô Công an, như việc Công ty CP Ninh Binh vay vôn tai VietinBank chi nhanh Hoang Mai. Tai chi nhanh nay con xảy ra sai phạm ở 2 vu khac la vụ Công ty thương mai 2 -10 va 1 ca nhân vay vôn; Công ty TNHH Nam Long vay vôn tai VietinBank Nha Be; Công ty TNHH Trương Ngân vay vôn tai VietinBank – chi nhanh Nam Sai Gon; va vu 2 khach hang ca nhân vay vôn tai VietinBank chi nhanh Tây Ha Nôi.
Theo Thanh tra Chinh phu, 6 tô chưc, ca nhân vay vôn nêu trên co dâu hiêu vi pham vê tôi lưa đao chiêm đoat tai san, còn ngân hàng thì vi pham cac quy đinh vê cho vay trong hoat đông cac tô chưc tin dung đã được quy đinh tai cac điêu 179 va 278 bô luât Hinh sư.
Trong thông bao kêt luân, Thanh tra Chinh phu đa kiên nghi xư ly sai pham vê kinh tê hơn 380 ti đông, kiên nghi Thu tương giao cho Thông đôc Ngân hang Nha nươc tô chưc kiêm điêm trach nhiêm cac tâp thê, ca nhân đê xay ra sai pham.
Viết Cường
Theo_Vietq
Luật sư của Vietinbank: Ngân hàng không có trách nhiệm bồi thường
Đối đáp lại quan điểm của VKS và các luật sư bảo vệ những đơn vị bị Huyền Như chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng, luật sư của Vietinbank khẳng định ngân hàng này "không có trách nhiệm phải bồi thường".
Ngày 30/12, phiên tòa phúc thẩm Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, ngân hàng Vietinbank chi nhánh TP HCM) diễn ra với phần tranh luận gay gắt giữa các luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank và các luật sư bảo vệ cho các đương sự có quyền lợi đối lập cũng như với quan điểm của VKS.
Là người đầu tiên trong 5 luật sư của ngân hàng nêu quan điểm, ông Nguyễn Văn Trung tái khẳng định các công ty (được VKS đề nghị Vietinabank phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng): Cổ phần chứng khoán Phương Đông, Hưng Thịnh, Bảo Hiểm Toàn Cầu, An Lộc và Cổ phần chứng khoán SaigonBank Berjara (SBBS) "đã có thỏa thuận trái pháp luật với Huyền Như".
Vietinbank cho rằng không có trách nhiệm với khoản tiền Huyền Như chiếm đoạt. Ảnh: V. Vũ.
Luật sư cho rằng, VKS chỉ tập trung phân tích về hình thức mà quên đi hành vi, giao dịch bất hợp pháp trước khi mở tài khoản và mục đích họ mở tài khoản để làm gì? Nguồn tiền từ đâu chuyển vào? Họ chuyển tiền vào tài khoản và sử dụng tài khoản như thế nào? Vì sao họ bỏ mặc cho Huyền Như sử dụng tài khoản? Còn với Ngân hàng ACB và Navibank, VKS lại phân tích sâu về bản chất, nội dung thật của giao dịch khi mở tài khoản...
Ông Trung cũng không đồng ý với quan điểm của VKS cho rằng hợp đồng tiền gửi và ủy thác đầu tư giả mạo giữa Huyền Như với Công ty Hưng Yên, SBBS, Toàn Cầu... là thật và buộc Vietinbank phải chịu trách nhiệm. "Nếu xử lý như vậy thì sẽ khuyến khích người dân cứ giao dịch ngầm để lấy lãi suất ngoài hợp đồng, đổ bể thì có Vietinbank chịu trách nhiệm bồi thường?", ông Trung lập luận.
Liên quan đến việc VKS đề nghị hủy phần thiệt hại 1.085 tỷ đồng liên quan đến 5 đơn vị này để điều tra truy tố Như tội Tham ô, nhằm buộc Vietinbank chịu trách nhiệm bồi thường, luật sư khẳng định Viện đã "vi phạm tố tụng và vượt quá quyền hạn của kiểm sát viên được phân công giữ quyền công tố tại tòa"...
Đối đáp lại quan điểm của VKS và các luật sư bảo vệ cho Công ty SBBS, luật sư Nguyễn Thị Bắc cho rằng, Viện công tố đề nghị Vietinbank phải bồi thường 210 tỷ đồng cho công ty này là không có căn cứ. Việc VKS cho rằng tài khoản tiền gửi thanh toán của SBBS lập tại Vietinbank là thật, mở hợp pháp, hợp lệ là không đúng.
"SBBS không phản hồi với Vietinbank khi thấy tài khoản bất thường có nghĩa là SBBS chấp nhận cho Như sử dụng tài khoản của mình, dẫn đến việc để Như chiếm đoạt 210 tỷ đồng. Thế nên Vietinbank không có trách nhiệm", nữ luật sư nêu quan điểm và cho biết thỏa thuận giữa Như và các nhân viên Ngân hàng ACB cũng chỉ là thỏa thuận miệng, hợp đồng chỉ là hình thức; họ đã phó thác cho Như sử dụng tài khoản nên bị lợi dụng chiếm đoạt.
Các luật sư Trương Thị Hòa, Trương Xuân Tám, Lê Hồng Nguyên bảo vệ cho Vietinbank cũng có quan điểm tương tự khi đối đáp với VKS và các luật sư bảo vệ cho Công ty An Lộc, Công ty Hưng Yên và Công ty chứng khoán Phương Đông.
Trước đó, trong ngày làm việc hôm qua (29/12), VKS vẫn giữ nguyên quan điểm đề nghị HĐXX hủy một phần bản án, điều tra xét xử lại theo hướng buộc Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường hơn 1.000 tỷ đồng (trong hơn 4.000 tỷ Như đã chiếm đoạt). Các luật sư bảo về quyền và lợi ích cho 5 đơn vị này cùng trình bày quan điểm đồng thuận với VKS.
Hải Duyên
Theo VNE
Huỳnh Thị Huyền Như hay Vietinbank phải bồi thường? Chiều nay 29.12, sau phần tranh luận của đại diện Viện KSND tối cao tại TP.HCM (giữ quyền công tố tại tòa), các luật sư tiếp tục yêu cầu Vietinbank phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền do Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Huyền Như sau phiên tòa phúc thẩm - Ảnh: Ngọc Lê Vietinbank phải bồi thường 718...