Thanh tra tiêu cực tại bến xe Mỹ Đình
Lãnh đạo Hà Nội vừa giao Thanh tra Thành phố thanh tra việc cấp phép mở tuyến tại bến xe Mỹ Đình, có biểu hiện tiêu cực mà dư luận đã phản ảnh trong thời gian vừa qua….
Lãnh đạo Thành phố yêu cầu tranh tra vụ việc “vỡ trận” bến xe Mỹ Đình
Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội vừa có chỉ đạo về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động taxi, bến bãi, bãi đỗ xe, trong đó có vụ việc tại bến xe Mỹ Đình.
Theo đó, Chủ tịch Thành phố Nguyễn Thế Thảo giao Sở Giao thông Vận tải khẩn trương rà soát đưa ra phương án tổ chức, sắp xếp các tuyến xe khách tại các bến xe, tạo điều kiện để nhân dân đi lại được thuận tiện, tránh chồng chéo các tuyến, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị.
Chủ tịch Thành phố cũng yêu cầu Sở này phối hợp vớiSở Quy hoạch – Kiến trúc rà soát quy hoạch, bổ sung thêm bến xe mới ở vùng ngoài vành đai 3 đến vành đai 4 sao cho phù hợp với quy hoạch và nhu cầu đi lại của nhân dân.
Lãnh đạo Thành phố yêu cầu, trước mắt, rà soát quỹ đất của các dự án bất động sản chưa đầu tư, vận động khuyến khích đầu tư bến xe tạm để giải quyết nhu cầu bến xe. Với các dự án này, Thành phố yêu cầu phải thực hiện đủ các thủ tục, điều kiện hoạt động bến xe khách liên tỉnh, có cấp phép, đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn phòng chống cháy nỏ và an toàn giao thông theo quy định.
Thành phố cũng chỉ đạo không bố trí các điểm đỗ xe dưới gầm cầu, cầu vượt, đường trên cao.
Đặc biệt, Chủ tịch Thành phố giao Thanh tra Thành phố thanh tra việc cấp phép mở tuyến tại bến xe Mỹ Đình mà dư luận đã phản ảnh là có tiêu cực.
Đối với hoạt động của xe taxi, ông Thảo yêu cầu sở Giao thông Vận tải, Công an Thành phố chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm khắc đối với cá xe taxi có hành vi gian lận tiền cước, bắt bí khách, vi phạm trật tự an toàn giao thông và các vi phạm khác; có biện pháp xử lý doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh taxi, yêu cầu bổ sung các điểm dừng, đỗ đón trả khách cho xe taxi trên địa bàn Thành phố.
Lãnh đạo Thành phố cũng yêu cầu UBND quận Hoàn Kiếm đẩy mạnh việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động của xe xích lô du lịch, đồng thời giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nghiên cứu, xem xét về sự cần thiết tồn tại hoạt động của xích lô du lịch, đề xuất báo cáo UBND Thành phố.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ việc bến xe Mỹ Đình, mới đây, đích thân Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia – đã yêu cầu thành phố Hà Nội làm rõ tình trạng “xe dù, bến cóc” tràn lan, có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực trong cấp phép tuyến vận tải ở bến xe Mỹ Đình.
Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngày 4/6/2013, ông Nguyễn Hoàng Linh- Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội – khẳng định: “Nếu ai có chứng cứ tiêu cực, xin đưa ra, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm”. Mặc dù vậy, cùng ngày 4/6, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã ra quyết định điều chuyển 313 lượt xe ra khỏi bến Mỹ Đình trong đợt đầu.
Theo vietbao
Người nhà cán bộ, công an xã cũng làm... cát tặc
Cát tặc hoành hành, phá tan nát một khúc sông Lục Nam tại thôn Chản Đồng - Yên Sơn - Lục Nam (Bắc Giang) là hậu quả của việc quản lý đất đai lỏng lẻo. Thậm chí, cả con em cán bộ, công an xã cũng tham gia làm... cát tặc
Con em cán bộ, công an xã cũng tham gia làm...cát tặc
Trước vấn nạn cát tặc đang đục khoét dòng sông Lục Nam gây hiểm họa khôn lường, khi khu vực tàn phá đã đến gần sát chân đê, người dân thôn Chản Đồng cùng UBND xã Yên Sơn gửi đơn kêu cứu nhiều lần đến các cơ quan chức năng nhưng việc giải quyết sau nhiều năm của các cấp chính quyền tỉnh Bắc Giang vẫn chỉ theo kiểu "bắt cóc bỏ đĩa".
Trước sự việc, PV Dân trí đã liên hệ làm việc với UBND huyện Lục Nam. Ông Vũ Trí Học - Phó trưởng phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Lục Nam - cho biêt căn nguyên nhân dẫn đến nạn cát tặc hoành hành tại xã Yên Sơn là do sự cẩu thả trong quản lý đất đai và vi phạm trong việc bán đất trái thẩm quyền của chính quyền thôn, xã và người dân chính tại thôn Chản Đồng thời gian trước.
Ông Vũ Trí Học cho biết căn nguyên nhân dẫn đến nạn cát tặc hoành hành tại xã Yên Sơn là do sự cẩu thả trong quản lý đất đai.
"Trước đây, lãnh đạo thôn, xã và một số hộ dân bán đất trái thẩm quyền thông qua các hợp đồng thầu khoán đất đốt gạch, khai thác cá, trông nom bãi sông... nhưng thực chất là tạo điều kiện cho các đối tượng có cớ vào khai thác cát trái phép. Tuy khu vực này là đất công ích do địa phương quản lý, nhưng đối tượng tên Giáp Văn Khánh, trú tại thôn Trại Cầu (Yên Sơn) lại đứng ra vận động mua lại đất từ các hộ dân được nhận thầu khoán để "bảo kê"cho người thân và một số đối tượng khác vào khai thác cát trái phép", ông Học cho biết.
Theo ông Học, một thực trạng đáng buồn hơn là đa số chủ tàu, người làm thuê cho các tàu khai thác cát trái phép tại đây lại chính là người địa phương, chỉ tính riêng thôn Trại Cầu, xã Yên Sơn đã có 7 tàu chuyên hút cát trái phép. Đặc biệt, trong đó nhiều chủ tàu, người làm thuê là con, em cán bộ xã, thậm chí người nhà của công an xã nên công an có bắt được cũng... không thê xử lý.
Cát tặc lộng hành phá tan nát một khúc sông Lục Nam.
Ông Học than, khi các đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện Lục Nam đi kiểm tra, xử lý cát tặc, đoàn chưa ra khỏi trụ sở ủy ban huyện thì thông tin đã đên tai cát tặc; đoàn đên nơi thì các đôi tượng đã... trôn sạch.
Để giải quyết vấn nạn cát tặc, đến nay, UBND xã Yên Sơn đã hủy hết hợp đồng thầu khoán, trông nom, thuê đất tại khu vực này nhưng do những người nhận thầu khoán đã mất khoản tiền lớn để mua đất nên vẫn bất chấp tất cả, tiếp tục đẩy mạnh khai thác cát trái phép.
"Chủ tịch UBND huyện Lục Nam cũng giao nhiệm vụ cho Công an huyện tổ chức điều tra, làm rõ việc các đối tượng giao đất, mua bán đất trái thẩm quyền dọc bờ sông, bảo kê cho cát tặc, gây mất trật tự... để xử lý theo quy định của pháp luật", ông Học cho biết.
Điểm danh cát tặc đục khoét sông Lục Nam
Giữ cương vị Chủ tịch UBND xã Yên Sơn, ông Phùng Văn Thỏa khẳng định với quyền hạn và cơ chế xử phạt hiện nay, nếu không có sự vào cuộc phối hợp, hỗ trợ có trách nhiệm cao của các cơ quan chức năng cấp trên thì chính quyền cấp xã bất lực với cát tặc.
Cụ thể ông Thỏa cho biết, đã nhiều lần đích thân ông lập "nóng" một tổ công tác đi bắt cát tặc. Bị "ốp" đột ngột, nhiều chủ tàu cát đã bị bắt nhưng chính quyền cấp xã chỉ được phép phạt hành chính tối đa 2 triệu đồng thì chỉ như... kiến đốt voi.
Ông Thỏa đưa ra cả một tập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính với cát tặc. Nhiều cát tặc ngay trên địa bàn đã quá quen mặt với chính quyền địa phương bởi năm lần bảy lượt đi nộp phạt. Nhưng nộp phạt về họ lại hút cát rầm rầm.
Lần xử lý gần đây nhất vào ngày 12/3/2013 là trường hợp chủ tàu cát Trần Văn Thọ, trú ngay tại thôn Trại Cầu, xã Yên Sơn với mức phạt 1 triệu đồng. Trước đó, hàng loạt cát tặc như Nguyễn Văn Soi, Giáp Văn Khánh... đều là người địa phương bị bắt quả tang hút cát nhiều lần.
Ông Thỏa cho biết trong các cuộc họp với lãnh đạo thôn và người dân thôn Chản Đồng, ông được báo cáo về việc nhiều lần thấy lực lượng cảnh sát đường thủy kiểm tra khu vực cát tặc nhưng sau khi lực lượng này rút đi thì đâu vẫn hoàn đấy.
Xử phạt hành chính cát tặc tối đa 2 triệu đồng
Điều khôi hài nhất, theo ông Thỏa, là nhiều cát tặc còn lên tận trụ sở UBND xã Yên Sơn đề nghị được thầu cả khúc sông Lục Nam theo hình thức xin cấp phép hợp pháp để hút cát. Trước đây, hút trộm mà cát tặc còn rầm rộ như thế, nay mà được cấp phép chắc là chỉ vài hôm, họ phá tan cả khúc sông. Vì thế, ông Thỏa trả lời rằng kiên quyết không bao giờ có chuyện đó.
"Hiện nay cúng tôi cảm thấy bất lực hoàn toàn trước cát tặc rồi, cứ đà này diễn ra chỉ vài năm nữa toàn bộ bãi bồi ven sông sẽ bị hút hết, không những đất sản xuất, đất nguyên liệu đắp đê mà ngay cả con đê cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lúc đó an nguy của hàng trăm hộ dân trong khu vực không biết phải trông cậy vào đâu. Rất mong các cấp chính quyền khẩn trương có biện pháp hỗ trợ địa phương dẹp bỏ triệt để vấn nạn này, đảm bảo an toàn cho tuyến đê", ông Thỏa nói.
Ông Vũ Trí Học cho biết thêm, trên địa bàn huyện Lục Nam hiện có 38km đường sông. Từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh Bắc Giang đã cấp phép cho 6 công ty vào khai thác cát, sỏi trên sông. Tuy nhiên, do buông lỏng quản lý, nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên để cát tặc hoành hành gây sạt lở bờ sông, làm mất đất sản xuất của người dân, ảnh hưởng đến đê điều...
Do vậy, UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định rút giấy phép khai thác của 3 doanh nghiệp đã được cấp phép trên địa bàn. Hiện theo nắm bắt của UBND huyện Lục Nam, trên địa bàn hiện có khoảng hơn 50 tàu hút cát động trái phép.
Tại Hải Dương, trước vấn nạn "cát tặc" ngang nhiên hoành hành trên sông Kinh Thầy, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Mạnh Hiển - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, có thông tin vê hàng trăm lượt tàu lớn không tên, không số hiệu ngang nhiên đưa máy móc phương tiện xâm nhập vào sông Kinh thầy, thuộc địa bàn xã Lê Ninh, huyện Kinh Môn - Hải Dương hút trộm cát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân ven sông thời gian gần đây.
Cát tặc đang hoành
hành trên ngã ba sông Kinh Thầy giữa ban ngày. (Ảnh chụp cuối tháng 5/2013) Đặc biệt, người dân xã Lê Ninh "tố cáo" đã nhiều lần viết đơn kiến nghị cơ quan chức năng về việc cho 1 công ty "núp bóng" việc nạo vét, khơi thông dòng chảy nhưng mục đích chính là khai thác hàng vạn khối cát đã gây sạt lở ven bờ. Nếu việc này tiếp diễn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu đất dự án nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây lâu năm của người dân, trực tiếp đe doạ đến sự tồn tại của con đường dân sinh của gần 100 hộ dân tại địa phương. Tiếp nhận thông tin, ông Hiển đã lập tức chỉ đạo Công an tỉnh vào cuộc điều tra làm rõ các đối tượng cát tặc để xử lý theo quy định pháp luật.
Cùng đó, Chủ tịch tỉnh Hải Dương cũng đã chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Kinh Môn nhanh chóng làm việc với cơ quan chuyên môn tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của việc cát tặc hoành hành trên sông Kinh Thầy; tình hình sạt lở ven sông gây ảnh hưởng đến đời sông dân sinh, báo cáo về UBND tỉnh để có hướng giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Theo Dantri
Taxi Hà Nội: Vừa hô cấm vừa cấp phép Taxi ở Hà Nội ngày càng dư thừa, hoạt động nhốn nháo. Ngành giao thông vận tải Thủ đô nhiều lần tuyên bố ngừng cấp phép, nhưng số lượng vẫn phình ra. Lệnh cấm dường như để tạo điều kiện cho tiêu cực? Ngừng cấp phép, xe vẫn tăng Việc ngừng cấp phép đối với taxi Thủ đô dấy lên từ tháng 1/2010....