Thanh tra thương vụ MobiFone mua AVG: Khuyến cáo của VAFI
Theo VAFI, Thanh tra Chính phủ cần yêu cầu MobiFone công bố báo cáo tài chính, giá trị, cách thức thẩm luận dự án…
Thanh tra Chính phủ đã chính thức tiến hành thanh tra toàn diện dự án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty CP nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) trong vòng 50 ngày.
Trước đó ngày 1/8, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký công văn gửi Thanh tra Chính phủ (TTCP) về việc chỉ đạo cơ quan này tiến hành thanh tra toàn diện việc MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.
Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra toàn diện thương vụ MobiFone mua AVG trong vòng 50 ngày. Ảnh: Tuổi trẻ
Chỉ đạo xuất phát từ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban bí thư tại văn bản ngày 22/7. Cụ thể Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện về dự án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Là đơn vị đã đưa ra nhiều chất vấn liên quan đến thương vụ MobiFone mua AVG, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) rất hoan nghênh quyết định thanh tra toàn diện thương vụ này.
Video đang HOT
Ngày 7/9, trao đổi với Đất Việt, một lần nữa ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch VAFI khẳng định, đối chiếu các quy định pháp luật thì thông tin về thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG không thuộc diện bí mật quốc gia. Hơn nữa, AVG do một công ty 100% vốn tư nhân điều hành quản lý, chứng tỏ các ngành nghề kinh doanh của AVG không ảnh hưởng an ninh, bí mật quốc gia.
“Ở đây cần làm rõ vai trò của người quản lý vốn Nhà nước tại MobiFone, người này phải yêu cầu MobiFon công bố thông tin, thực thi pháp luật”, ông Hải nói.
Cũng liên quan đến thương vụ này, lãnh đạo VAFI khuyến cáo: tài sản cố định của AVG hầu như không có gì, vấn đề là tài sản vô hình, nhưng liệu nó có đáng giá “khủng” như dư luận vẫn đồn đoán bấy lâu nay rằng MobiFone bỏ ra tới gần 9.000 tỷ đồng để mua AVG? Nếu đúng như thông tin đồn đoán thì đó là con số cực lớn mà người ta đã quyết định rất nhanh và rất liều.
Chính vì thế, ông Nguyễn Hoàng Hải khẳng định, phải làm rõ vấn đề này, bởi truyền hình trả tiền thực ra là lĩnh vực khá xương xẩu.
“Để phán xét tốt, Thanh tra Chính phủ cần yêu cầu MobiFone công bố tình hình hoạt động, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, giá trị, cách thức thẩm luận dự án… để các chuyên gia tài chính đánh giá, từ đó có hướng thanh tra rõ ràng hơn, minh bạch hơn”, Phó Chủ tịch VAFI nhấn mạnh.
Đặc biệt, ông Nguyễn Hoàng Hải lưu ý, nếu chiếu theo Điều 10 Nghị định 81 của Chính phủ quy định chế độ công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước, việc công bố thông tin của MobiFone còn sơ sài, thiếu nhiều nội dung quan trọng mà Nhà nước quy định.
Ngày 3/8, VAFI đã có văn bản đề cập đến việc này nhưng tính đến ngày 7/9, trên website của MobiFone vẫn không có báo cáo tài chính của năm 2015 và bất kỳ năm nào được công bố công khai; Không có báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp; Không có báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của năm 2016….
“MobiFone là doanh nghiệp nhà nước, không phải doanh nghiệp tư nhân, mọi hoạt động của MobiFone cần phải đảm bảo tính minh bạch công khai và chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và của xã hội. MobiFone cần chấp hành nghiêm túc và đầy đủ, kịp thời chế độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước”, ông nói.
MobiFone là doanh nghiệp có tài sản nhà nước rất lớn, được hình thành từ thời ngành viễn thông còn là độc quyền của Nhà nước. Hiện MobiFone đang nằm trong danh sách doanh nghiệp phải cổ phần hóa, chính vì thế, theo ông Nguyễn Hoàng Hải, trước khi cổ phần hóa doanh nghiệp cần tiến hành thanh lọc nhân sự để tăng giá trị tài sản nhà nước.
Theo_Báo Đất Việt
Việt Nam sẽ bùng nổ làn sóng mua bán và sáp nhập
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời gian tới thương vụ mua bán và sáp nhập sẽ tập trung ở các lĩnh vực như tiêu dùng, dược phẩm, bất động sản.
Tại Diễn đàn Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam lần thứ 8 do Báo Đầu tư và Công ty AVM tổ chức ngày 18/8 với chủ đề "Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong không gian kinh tế mở, các chuyên gia kinh tế cho rằng, giai đọan 2016 - 2020 sẽ bùng nổ làn sóng mua bán và sáp nhập.
Thực tế trong 5 năm qua, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập đã đạt 18 tỷ USD. Riêng năm 2015, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập đạt 5,2 tỷ USD. 7 tháng năm 2016, con số này lên 3,5 tỷ USD. Theo dự báo, năm 2016 con số này sẽ lên tới trên 6 tỷ USD.
Theo dự báo năm 2016, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập sẽ lên tới trên 6 tỷ USD. (Ảnh minh họa: KT)
Tại diễn đàn, các chuyên kinh tế cho rằng thời gian tới, thương vụ mua bán và sáp nhập sẽ tập trung ở các lĩnh vực như tiêu dùng, dược phẩm, bất động sản... Qua các thương vụ mua bán và sáp nhập, các nhà đầu tư không chỉ hướng tới Việt Nam là thị trường tiêu thụ mà sẽ là trung tâm xuất khẩu ra các nước khác trong khu vực.
Bên cạnh những cơ hội thuận lợi, hoạt động mua bán và sáp nhập ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế như pháp luật còn một số bất cập, một số nhà đầu tư còn thiếu minh bạch trong việc kê khai, đóng thuế và tình trạng thâu tóm...
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần rõ ràng, minh bạch hơn trong các văn bản dưới luật về đầu tư và chính sách thuế. Để các doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội mua bán và sáp nhập.
TS. Đinh Thi Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, nếu là người đi bán, doanh nghiệp phải định giá được trên thì trường, đồng thời cần có cải tiến tích cực về quản trị, để doanh nghiệp được đánf giá tốt nhất về tín nhiệm và hoạt động. Trong trường hợp là người đi mua, doanh nghiệp phải lượng được sức trong nguồn lực, kinh nghiệm trong quá trình mua lại doanh nghiệp.
Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập và mở ra không gian kinh tế mở. Đây là cơ hội rất lớn của Việt Nam trong mua bán và sáp nhập, tạo thêm kênh huy động vốn và tái cấu trúc nến kinh tế./.
Lệ Hằng
Theo NTD
Thoái vốn Sabeco và Habeco: "Đủ tiền xây 2 đường tàu điện ngầm" Ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, nếu bán cổ phần của nhà nước tại hai doanh nghiệp Habeco và Sabeco thì có thể thu về khoảng 5 tỷ USD, đủ xây 2 đường tàu điện ngầm cho thủ đô Hà Nội. Ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, quan...