Thanh trà miền Tây mất mùa, giá tăng gấp 3
Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết nên thanh trà đậu trái rất ít, sản lượng sụt giảm nhiều, thiếu hụt nguồn cung nên giá tăng cao.
Ông Bùi Văn Hiệp (ngụ xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) cho biết: “Mấy ngày qua, tôi đi thu mua trái thanh trà ở thị xã Bình Minh nhưng chỉ thu mua mỗi ngày chừng 200 kg, đủ giao cho mấy mối bán dọc quốc lộ 54 và đường dẫn cầu Cần Thơ. Năm rồi, mỗi ngày tôi thu mua hơn 1 tấn”.
Cây thanh trà chỉ đậu vài trái, nhà vườn thất thu sản lượng.
Ở miền Tây, thanh trà là loại trái được trồng duy nhất ở thị xã Bình Minh. Ở địa phương này, có khoảng 3-4 hộ trồng đại trà mỗi vườn từ 20-30 công, còn lại được trồng rải rác. Mùa thu hoạch thanh trà thường vào thời điểm sau Tết.
Do bị sương muối nên thanh trà đậu trái ít.
Video đang HOT
Hộ ông Lê Ngọc Quận (ngụ ấp Đông Hưng 2, xã Đông Thành) là một trong những hộ trồng nhiều cây thanh trà với khoảng 30 công, gồm 2 loại: thanh trà chua và thanh trà ngọt.
Tuy mất mùa nhưng giá thanh trà cao gấp 3 so với năm rồi.
“Mấy năm trước, toàn bộ 30 công, nhà tôi thu hoạch được gần 50 tấn trái thanh trà. Nhưng năm nay, nếu thu hoạch tới cuối vụ ước chỉ khoảng còn 2 tấn trái thanh trà trái chua. Riêng thanh trà ngọt có khoảng 200 cây thì năm nay chỉ có được không tới 1 kg trái”, ông Quận than thở.
Thanh trà ngọt có trái và lá dài hơn thanh trà chua nhưng năm nay cũng mất mùa, cả vườn chỉ có vài trái ngọt.
Do thiếu nguồn cung nên hiện giá thanh trà tại vườn từ 25.000-30.000 đồng/kg, cao gấp 3 so với năm rồi. Tại những điểm bán lẻ, thanh trà bán với giá từ 60.000-70.000 đồng/kg.
Theo ông Quận, năm nay do thời tiết thất thường, bị sương muối nên dù cây thanh trà ra nhiều bông nhưng tỉ lệ đậu trái rất thấp. Đi dọc các ấp Đông Hưng 2, nhiều hộ trồng thanh trà hàng chục năm đành phải ngậm ngùi vì cây đậu trái rất ít hoặc không ra trái. Điển hình như hộ của ông Trương Văn Vẹn, có 20 công thanh trà trên 30 năm nhưng cũng thu hoạch chỉ có vài trăm kg.
Hái cả ngày chỉ được khoảng vài trăm kg thanh trà
Chị Đặng Thị Hồng Ánh, một thương lái, nói: “Năm ngoái một vườn thu hoạch phải cần gần 20 nhân công, năm nay chỉ thuê 3 người. Số lượng trái ít quá nên nhiều mối ở TPHCM kêu tôi giao nhưng không có bán. Riêng đối với thanh trà ngọt lịm thì hầu như không có vườn nào có”.
Theo_24h
Tỏi đặc sản mất mùa, dân trắng tay
Theo thống kê ban đầu của UBND huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, vụ đông xuân năm nay toàn huyện trồng 336 ha tỏi.
Tuy nhiên, khoảng 70% diện tích tỏi bị mất trắng hoặc giảm sản lượng. Niên vụ trước mỗi sào thu hoạch 500-600 kg tỏi tươi, năm nay chỉ khoảng 100 kg.
Tỏi Lý Sơn vốn nổi tiếng cả nước, nhiều hộ dân trên đảo sống nhờ loại cây đặc sản này. Do vậy mất mùa đồng nghĩa với đời sống người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn, thậm chí trắng tay.
Nông dân lao đao vì tỏi mất mùa. Ảnh: HỮU DANH
Bà Nguyễn Thị Điễn ở xã An Hải than thở: "Vừa xuống giống thì gặp nắng liên tục và sâu bệnh tấn công khiến ba sào chỉ thu hoạch được khoảng 300 kg tỏi tươi". Để canh tác ba sào tỏi, bà Điễn phải đầu tư 20 triệu đồng để cải tạo đất, mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Nhưng đem bán hết số tỏi vừa được thu hoạch, gia đình bà lỗ 5 triệu đồng, chưa kể công ngày đêm chăm sóc.
Ông Lê Văn Đôi, Phó Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn, cho biết tỏi mất mùa là do nắng hạn và sâu bệnh gây hại khiến tỏi không có khả năng sinh trưởng và phát triển. Huyện đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan xuống tận đồng tìm hiểu, đồng thời hướng dẫn bà con phòng trừ sâu bệnh nhưng không cứu vãn được.
HỮU DANH
Theo_PLO
Thị thơm cô Tấm xuống phố Cuối tháng 8, chớm thu, trên các góc vỉa hè đường phố Biên Hòa lác đác có vài người ngồi bán quả thị. Người bán than phiền năm nay trái thị mất mùa nên giá cao chót vót từ 50.000- 80.000 đồng/1kg. Người thành phố thường gọi quả thị có mùi thơm đặc trưng rất riêng là "trái cổ tích" vì gắn liền...