Thanh tra làm việc với người tố cáo rừng Thần Sa bị xâm hại để khai thác vàng
Thanh tra tỉnh Thái Nguyên vừa có buổi làm việc với ông Nguyễn Trường Thành- nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên để ghi nhận ý kiến, nhằm làm rõ vụ xâm hại rừng đặc dụng Thần Sa mà ông Thành là người đứng ra tố cáo.
Theo đề nghị của cơ quan thanh tra, ông Nguyễn Trường Thành đã cung cấp nhiều tài liệu, hồ sơ về việc buông lỏng hoạt động quản lý bảo vệ rừng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép xâm lấn rừng đặc dụng Thần Sa ( xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên).
Đáng chú ý, căn cứ vào kết quả đo đạc do mình tự thực hiện, ông Thành cho rằng việc khai thác khoáng sản ngoài chỉ giới xâm lấn rừng đặc dụng Thần Sa lên tới 20 ha, lệch khá xa với kết quả kiểm tra 2 lần trước đó của Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Thái Nguyên.
Hiện nay ông Thành cũng đang thu thập thêm các tài liệu, chứng cứ liên quan để gửi cho Đoàn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên theo đề nghị.
Video đang HOT
Rừng đặc dụng Thần Sa (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) đang bị xâm hại bởi hoạt động khai thác vàng sa khoáng (Ảnh: V.H)
Trước đó, ông Nguyễn Trường Thành đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ tố cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên và lãnh đạo Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng buông lỏng quản lý, để doanh nghiệp khai thác vàng sa khoáng và xây dựng nhiều công trình trái phép trên hàng chục héc ta rừng đặc dụng, chiếm đường dân sinh để sử dụng riêng cho việc khai khoáng. Các vi phạm này có sự bao che của chính quyền tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, việc khai thác vàng sa khoáng trái phép và bán 3 cơ sở nhà đất tại trung tâm thành phố Thái Nguyên đã gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra, xác minh làm rõ các nội dung tố cáo của ông Nguyễn Trường Thành và phản ánh của báo chí, có biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, trả lời người tố cáo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giải quyết trước ngày 15/11/2018.
Đoàn cơ quan liên ngành tỉnh Thái Nguyên do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cũng đã phát hiện Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long đã xây dựng khu vực văn phòng trên diện tích 1,67 ha, đồng thời xây dựng một khu tâm linh gồm đình, đền, chùa Bản Ná với diện tích khoảng 0,12 ha.
Công ty này đã tự ý mua bán, chuyển nhượng nhà đất của 4 hộ dân, hiện tại cũng chưa có hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác.
Trong quá trình khai thác Công ty Thăng Long đã đổ thải (phế liệu từ hoạt động khai thác vàng) ra ngoài phạm vi cấp phép khai thác mỏ lên diện tích rừng khoảng 5,78ha, trong đó có 5,30 ha là rừng đặc dụng, còn lại là quy hoạch các loại rừng khác. Tổng diện tích bị xâm hại khoảng 12,25 ha, trong đó có hơn 11 ha rừng đặc dụng Thần Sa.
Trả lời PV Dân trí, ông Đỗ Đức Công – Chánh Thanh tra tỉnh Thái Nguyên cho biết sẽ tiến hành thanh tra toàn diện việc cấp phép, quy hoạch, khai thác vàng tại khu vực rừng đặc dụng Thần Sa theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Một trong những nội dung sẽ được làm rõ là việc cấp phép khai thác khoáng sản trùm lên cả cánh đồng Khắc Kiệm – nguồn sống chính của những người dân nơi đây.
“Tới đây chúng tôi sẽ làm rõ chuyện này, bởi đây là cuộc thanh tra toàn diện”- ông Đỗ Đức Công nói và nhấn mạnh sẽ thanh tra khách quan, không ngại đụng chạm dù liên quan tới doanh nghiệp khai thác khoáng sản thuộc diện lớn nhất tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
Thế Kha
Theo Dantri
Đưa máy bơm vào hang đá lấy nước tưới cây, 3 người tử vong
Ngày 12-10, đại diện lãnh đạo huyện Võ Nhai, Thái Nguyên khẳng định sự việc 3 người tử vong trong hang đá ở khu vực Lũng Đinh, xóm Ngọc Sơn II, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai là do bị ngạt khí trong quá trình đưa máy bơm vào hang đá lấy nước để tưới cây chứ không phải do vào hang đào vàng.
Khu vực hang đá ở xóm Ngọc Sơn II, nơi xảy ra vụ ngạt khí làm 3 người thiệt mạng
Theo UBND huyện Võ Nhai, 3 nạn nhân tử vong là: Lý Văn Mình (51 tuổi), Lý Văn Mồng (45 tuổi) và Lý Văn Sài (43 tuổi) cùng ở xóm Ngọc Sơn II, xã Thần Sa.
Trước đó vào ngày 9-10, anh Lý Văn Sài trong quá trình làm nương đã phát hiện một hang đá tự nhiên thuộc xóm Ngọc Sơn II có mạch nước ngầm nên và trong hang lắp đặt máy bơm để hút nước phục vụ tưới tiêu nhưng đã bị trúng khí độc, ngã gục tại chỗ. Thấy chồng gặp nạn, vợ anh Sài chạy ra kêu cứu. Nghe tiếng kêu, ông Lý Văn Mình và Lý Văn Mồng và anh Lý Văn Mài (con đẻ ông Mồng) cùng nhau vào hang tìm kiếm anh Sài. Tuy nhiên khi vào trong hang phát hiện trong hang có khí độc, anh Mài đã vùng chạy ra ngoài, trong khi đó ông Mình và Mồng ngã gục trong hang tối.
Sau khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương cùng với các lực lượng chức năng đã tổ chức tìm kiếm và tiến hành đưa thi thể 3 nạn nhân ra ngoài và bàn giao lại cho gia đình an táng theo phong tục địa phương. Gia đình 3 nạn nhân cũng cam kết không khiếu nại, khiếu kiện.
UBND huyện Võ Nhai cũng đã chỉ đạo chính quyền địa phương tiến hành thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân. Đồng thời, yêu cầu UBND các xã tăng cường công tác tuyên truyền để người dân phòng tránh ngạt khí khi xuống giếng, hang đá và bể bioga.
Được biết, hang đá mà 3 nạn nhân trên tử nạn có độ sâu hơn 70m và ở khu vực khá hiểm trở. Ngoài ra, lâu nay, khu vực xã Thần Sa là điểm nóng về khai thác vàng trái phép ở Thái Nguyên.
MINH KHANG
Theo sggp
Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ thông tin phá rừng đặc dụng Thái Nguyên Tiền Phong ngày 14/9 có bài: "Làm đường "nông thôn mới" xuyên rừng đặc dụng". Sau đó, Văn phòng Chính phủ có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra, xác minh làm rõ các nội dung tố cáo và phản ánh của báo chí liên quan đến vụ phá rừng đặc dụng tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, Thái...