Thanh tra, kiểm tra, nỗi lo sợ chưa thể dứt
Hoạt động thanh, kiểm tra doanh nghiệp của các cơ quan chức năng đã giảm nhiều. Nhưng vẫn còn là gánh nặng khiến các doanh nghiệp lo ngại.
Các đoàn thanh kiểm tra giảm mạnh
Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, năm 2020, số doanh nghiệp đã tiếp đón đoàn thanh, kiểm tra của các cơ quan như hải quan, công an kinh tế, môi trường giảm khoảng 50%, so với năm 2016.
Các cơ quan thường xuyên kiểm tra doanh nghiệp nhất như an toàn phòng chống cháy nổ, thuế cũng có xu hướng giảm tỷ lệ thanh, kiểm tra. Nếu như năm 2016, có 34,4% doanh nghiệp cho biết phải đón tiếp đoàn thanh, kiểm tra về an toàn phòng chống cháy nổ, năm 2020 chỉ còn 26,1%. Tương tự, năm 2020, tỷ lệ doanh nghiệp bị cơ quan thuế thanh kiểm tra là 35,5%, trong khi năm 2016 con số này ở mức 43,6%.
ảnh minh họa
Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), số cuộc thanh, kiểm tra bình quân năm cũng giảm dần theo thời gian.
Từ mức trung bình 2,85 cuộc/doanh nghiệp thời điểm 2016, đã giảm xuống còn 2,1 cuộc/doanh nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp FDI phải chịu gánh nặng thanh, kiểm tra lớn hơn các doanh nghiệp khác. Thanh, kiểm tra thường xuyên nhất với các doanh nghiệp FDI năm 2020 thường là an toàn phòng cháy nổ 44%, tiếp theo là thuế 29% và kiểm toán 22%, hải quan 16%, môi trường 14% và lao động 13%.
Khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế tạo, chịu gánh nặng thanh, kiểm tra nhiều nhất. Hai lĩnh vực này cũng là nhóm doanh nghiệp phản ánh về hiện tượng thanh, kiểm tra quá mức và thanh, kiểm tra trùng lặp cao nhất.
Video đang HOT
Có thể do đây là các lĩnh vực rộng, liên quan tới nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, từ nguồn gốc xuất xứ, điều kiện kinh doanh, môi trường, cho đến tiêu chuẩn chất lượng vật tư, hàng hóa lưu thông trên thị trường…Vì vậy, nên chịu thanh kiểm tra nhiều, Báo cáo PCI nhận định.
Hoạt động thanh, kiểm tra có giảm, song vẫn là gánh nặng cho không ít doanh nghiệp. Gánh nặng thanh, kiểm tra từ 5 cuộc/năm trở lên và trùng lặp nội dung, có xu hướng gia tăng theo số năm hoạt động và quy mô của doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng lâu, quy mô càng lớn thì càng tiếp đón nhiều đoàn thanh, kiểm tra và nội dung thanh, kiểm tra cũng trùng lặp nhiều nhất.
Không những thế, hiện tượng các cán bộ dựa vào thanh, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp cũng vẫn diễn ra. Các doanh nghiệp hoạt động dưới 3 năm, có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, phản ánh nhiều hơn về hiện tượng nhũng nhiễu của cán bộ thanh, kiểm tra. Còn phản ánh hiện tượng nhũng nhiễu nhiều nhất trong thanh, kiểm tra là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng.
Đừng để gánh nặng kéo dài
Tại hội thảo: Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 12/3 vừa qua, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, một trong những gánh nặng lớn nhất của doanh nghiệp chính là bị thanh tra, kiểm tra nhiều lần.
Theo khảo sát gần đây, gần 20% số doanh nghiệp tham gia cho biết, bị thanh, kiểm tra 2 lần/năm. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cũng vẫn bị thanh, kiểm tra. Công tác thanh tra, kiểm tra đang tạo ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phản ánh, họ sợ nhất thanh, kiểm tra. Ví dụ trong trường hợp doanh nghiệp đã chia cổ tức hằng năm. Vài năm sau, cơ quan thanh tra vào cuộc, yêu cầu truy thu thuế, không biết xử lý như thế nào, ông Hiếu cho biết.
Cả nước hiện có khoảng 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động, gần 20% số doanh nghiệp bị thanh kiểm tra 2 lần/năm, tính ra cũng tới 150.000 doanh nghiệp, con số này không hề nhỏ. Không những thế, thay đổi trong công tác kiểm tra, giám sát chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu đề ra. Một số thay đổi chỉ mang tính chất cơ học, không thực chất, chưa áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra, ông Hiếu nhận xét.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều hộ kinh doanh không muốn “lên đời” thành doanh nghiệp, dù được động viên khuyến khích và tạo điều kiện, còn các doanh nghiệp nhỏ không muốn lớn. Bởi gánh nặng và sự sợ hãi với hoạt động thanh, kiểm tra.
Điều tra PCI 2020 đã nhấn mạnh rằng, công tác thanh, kiểm tra doanh nghiệp cần phải tiếp tục có những cải cách mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, nhằm đảm bảo gánh nặng thanh, kiểm tra được giảm thiểu hợp lý và phân bố công bằng.
Còn theo ông Phan Chí Hiếu, cần phải đổi mới hoạt động thanh, kiểm tra doanh nghiệp. Phải coi đây là một trong những trọng tâm cải cách quản lý trong thời gian tới. Thanh, kiểm tra là giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, chứ không phải là trừng phạt và triệt tiêu. Cần áp dụng nguyên tắc có lợi nhất cho doanh nghiệp trong trường hợp pháp luật chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau. Thanh, kiểm tra phải tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự và can thiệp vào các vấn đề quản trị nội bộ của doanh nghiệp.
PCI 2020: Bình Dương vươn lên mạnh mẽ, TPHCM dậm chân tại chỗ
Ngày 15/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020.
Trong các tỉnh phía Nam thì Long An và Bình Dương là 2 tỉnh có kết quả tăng vượt bậc, nằm trong nhóm địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh rất tốt, top 5 trong Bảng xếp hạng. Trong khi, đó TP.HCM là đầu tàu kinh tế phía Nam nhưng thứ hạng vẫn dậm chân tại chỗ với vị trí 14.
Cảng kết nối các trục động lực giúp Long An thêm thu hút đầu tư
Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020 đưa Bình Dương lên đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng với tổng điểm là 70,16 điểm. Bình Dương là địa phương có sự cải thiện mạnh mẽ nhất trong bảng xếp hạng khi tăng 9 bậc so với năm 2019. Trong đó tiêu chí đánh giá tích cực của doanh nghiệp về gia nhập thị trường tăng 1,22 điểm, công tác hỗ trợ doanh nghiệp tăng 0,91 điểm.
Kết quả này có được là do Bình Dương đã thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông đăng ký doanh nghiệp và giải quyết các thủ tục về đầu tư; thực hiện công khai minh bạch cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư. Song song đó, Bình Dương cũng tăng cường sự phối hợp với các ngành, các cấp hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết vướng mắc để các dự án nhanh đi vào hoạt động. Chính vì vậy, năm 2020 mặc dù kinh tế khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nhưng Bình Dương vẫn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được hơn 1 tỷ 850 triệu USD, vượt 31,8% so với kế hoạch năm.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư tại Bình Dương
Việc Bình Dương nằm trong tốp các tỉnh, thành phố có chỉ số PCI rất tốt là tín hiệu vui đối với chính quyền và doanh nghiệp. Ông Trần Thành Trọng, Giám đốc Công ty Cổ phần Sáng Ban Mai ở Bình Dương cho rằng, kết quả này là nỗ lực rất lớn của chính quyền trong cải cách thủ tục hành chính và kết nối tốt với doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bình Dương cần cải thiện hơn nữa về tinh thần phục vụ doanh nghiệp:
"Bình Dương cần tiếp tục cải thiện tinh thần phục vụ người dân, doanh nghiệp của cấp ở cấp xã, phường, thị trấn, huyện trong tỉnh. Bình Dương nhanh chóng cải thiện hạ tầng kết nối hạ tầng giữa Bình Dương với các tỉnh lân cận, nhất là TP.HCM, giảm chi phí logicstic, chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp", ông Trọng nói.
Long An lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng PCI 2020 với 70,37 điểm, tăng 5 bậc so với năm 2019. Theo ý kiến của các doanh nghiệp thì đây là sự đánh giá xứng đáng đối với địa phương này, bởi thời gian qua Long An đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong điều hành kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Trong đó, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, chủ động tạo thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp triển khai các dự án. Là địa phương năng động, tích cực, chủ động trong hợp tác quốc tế và tìm kiếm các cơ hội phát triển, ngay sau khi các làn sóng của đại dịch Covid-19 được đẩy lùi, Long An đã sẵn sàng với nhiều dự án trọng điểm nhằm đón đầu làn sóng dịch chuyển trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp hoạt động tại Bình Dương đang mở rộng sản xuất.
Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group - chủ đầu tư cảng Quốc tế Long An mong muốn: "Hạ tầng của Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những địa phương khu vực có hạng tầng kém nhất nước, khiến kinh tế của khu vực khó phát triển. Tôi mong rằng sắp tới có Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách quyết liệt hơn để tỉnh Long An cũng như khu vực ĐBSCL phát triển đồng đều hợp lý để những đầu tư vừa qua mang tính hiệu quả. Đặc biệt là đầu tư hạ tầng giao thông, qua đánh giá của PCI là vấn đề đề này còn có những khó khăn".
So với năm 2019, chỉ số PCI năm 2020 của TPHCM, trung tâm kinh tế số một của cả nước không được cải thiện khi vẫn xếp ở vị trí thứ 14 với tổng điểm là 65,70 nhưng giảm gần 1,5 điểm so với năm 2019. Theo một số chuyên gia kinh tế việc TPHCM không có cải thiện trong bảng xếp hạng PCI là bởi thời gian gần đây, thành phố có nhiều điểm nghẽn, trong đó phần lớn liên quan đến thủ tục đất đai, bất động sản...
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng: Thành phố cũng đã thấy những điểm hạn chế hiện nay và đã đặt ra những mục tiêu để đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện chỉ số PCI thời gian sắp tới.
"Thành phố nên tập trung tháo gỡ những vướng mắc những dự án đầu tư hiện nay về thủ tục thủ tục để tạo niềm tin cho các doanh nghiệp do tồn đọng 1 số năm. Thành phố có rất nhiều dự án do khách quan là vướng mắc do một số quy định nên một số dự án bị "đứng". Thành phố phải tập trung tháo gỡ, tạo niềm tin và đồng hành cùng doanh nghiệp chứ không để 1 mình doanh nghiệp làm", ông Lịch cho biết.
Kết quả này cho thấy nhiều địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã nỗ lực rất lớn trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, kết nối giao thông là vấn đề mà các tỉnh, thành phía Nam đang vướng. Các địa phương cần có sự kết nối tốt với nhau và có sự đầu tư đồng bộ của bộ, ngành Trung ương. Riêng với TP.HCM-đầu tàu kinh tế của cả nước thì không chỉ cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh mà còn phải chủ động kết nối hạ tầng giao thông, liên kết kinh tế vùng để cùng phát triển.
Sau 2 năm, tỉ lệ DN hưởng 'trái ngọt' từ CPTPP chưa cao Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, xuất khẩu của Việt Nam đi các thị trường đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chỉ đạt kim ngạch xấp xỉ 2019. Cứ 4 doanh nghiệp (DN) thì mới có một DN đã từng được trải nghiệm "trái ngọt" từ Hiệp định này. Tuy...