Thanh tra giao thông sửa hàng loạt biên bản
Các con số hàng hóa, tải trọng xe trong biên bản vi phạm bị sửa chữa để giảm mức phạt cho người vi phạm.
Thanh tra Sở GTVT TP Hải Phòng vừa phát hiện hàng loạt biên bản vi phạm hành chính do Đội Thanh tra giao thông số 5 (Sở GTVT TP Hải Phòng) lập có dấu hiệu sửa chữa, làm sai lệch để làm nhẹ cho người vi phạm và có dấu hiệu tiêu cực…
Phạt tiền không cần biên lai
Vụ việc bị phát hiện từ một vụ xử lý xe chở hàng quá trọng vào cuối tháng 11/2012.
Theo hồ sơ, sáng 30/11/2012, ông Hoàng Đình Thắng (ngụ thị xã Sơn Tây, Hà Nội), chủ ô tô tải 33H-9395, cùng lái xe chở hai tấn muối trên đường Lê Thánh Tông, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng bị Đội Thanh tra giao thông số 5 (TTGT số 5) kiểm tra, lập biên bản vi phạm. Biên bản do ông Phạm Hồng Khang, Đội phó Đội TTGT số 5 lập, ghi rõ lỗi vi phạm của xe muối là chở quá trọng tải so với thiết kế xe “2 tấn/1,1tấn” (tương đương chở vượt 81% trọng tải xe – PV). Theo quy định, lỗi vi phạm chở quá 40% trọng tải thiết kế, người vi phạm sẽ bị phạt 4 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 60 ngày và hồ sơ xử phạt phải chuyển về đội tổng hợp TTGT TP Hải Phòng xử lý. Tuy nhiên, ông Vũ Hoàng Tùng, Đội phó Đội TTGT số 5 (người được Đội số 5 giao nhiệm vụ xử lý các biên bản vi phạm) đã nhận 4 triệu đồng và trả lại toàn bộ giấy tờ tạm giữ và giấy phép lái xe cho lái xe 33H-9395.
TTGT đang làm nhiệm vụ (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Ông Thắng kể: Tôi bị lập biên bản buổi sáng thì buổi chiều tôi đến trụ sở Thanh tra Sở GTVT TP Hải Phòng để nộp phạt và gửi đơn xin miễn giữ giấy phép lái xe theo hướng dẫn của Đội TTGT số 5. Tại đây, tôi nộp đơn và 4 triệu đồng cho ông Tùng và ông Tùng trả lại toàn bộ giấy tờ xe, bằng lái mà không có biên lai, quyết định xử phạt nào.
Từ sự việc này, TTGT Sở GTVT xác minh và ông Tùng thừa nhận: Việc nhận tiền, trả lại giấy tờ xe là sai quy định, quy trình. Thậm chí ông Tùng còn cho biết “không hề biết người đưa tiền có phải là lái xe hay không” nhưng vẫn cầm tiền và trả lại giấy tờ.
Đến hàng loạt biên bản bị… sửa
Với trường hợp trên, TTGT sở còn phát hiện việc lập biên bản vi phạm sai quy chuẩn, có dấu hiệu “nhập nhằng” dễ bị sửa chữa: Thay vì ghi 02 tấn/1,1 tấn thì biên bản chỉ ghi 2 tấn/1,1 tấn. Về việc ghi nhập nhằng như trên, ông Khang lý giải: Việc viết biên bản như thế là để tạo điều kiện linh hoạt, giải quyết cho những trường hợp thân quen. Các trường hợp giải quyết cho người thân như thế đều phải báo cho đội trưởng.
Các biên bản vi phạm có dấu hiệu sửa chữa để giảm mức phạt
Ngoài vụ việc trên, hàng loạt biên bản khác do Đội TTGT số 5 lập trong năm 2012 cũng có dấu hiệu sửa chữa, làm sai lệch, thậm chí có biên bản ghi sai hoàn toàn trọng tải thiết kế của xe vi phạm.
Cụ thể, trong biên bản ngày 19/4/2012 mà TTGT số 5 lập, con số “2,37 tấn/2,2 tấn có dấu hiệu sửa chữa, vết mực nhòe nhoẹt; biên bản ngày 13/4/2012 thì con số tải trọng, hàng hóa cũng bị chữa đè lên nhau; biên bản ngày 9/9/2012 cũng có vết mực sửa chữa…
Đặc biệt, trong biên bản ngày 11/7/2012 (do ông Khang ký) ghi lỗi chở quá tải “3,4 tấn/3,2 tấn” trong khi trọng tải thiết kế của xe chỉ có hai tấn.
Theo một cán bộ tại TTGT TP Hải Phòng, việc sửa biên bản cho thấy có sự tiêu cực trong đó. Với biên bản 11/7/2012, vị này phân tích: “Nếu ghi đúng trọng tải thiết kế của xe là hai tấn thì lỗi chở quá tải phải là “3,4 tấn/2 tấn” (tức vượt mức 40 %). Theo quy định, mức vượt trên sẽ bị phạt 4 triệu đồng, tước bằng lái 60 ngày và thẩm quyền xử phạt thuộc về thanh tra sở. Tuy nhiên, khi sửa biên bản thành “3,4/3,2 tấn” thì mức quá tải chỉ dưới 10%. Lúc này mức phạt chỉ còn là 400.000 đồng và thẩm quyền xử phạt là của thanh tra viên. Khi sửa chữa như vậy, chỉ có 400.000 đồng nộp vào ngân sách, còn 3,6 triệu đồng chẳng biết chạy đi đâu. Ở đời, chẳng ai dại gì đi sửa chữa biên bản không công đâu!”.
Trong hai năm qua, Đội TTGT số 5 lập gần 70 quyển biên bản. Theo tài liệu mà chúng tôi có được, trong mỗi quyển có hàng chục biên bản có dấu hiệu bị sửa chữa số liệu.
Chiều 13/3, ông Đinh Viết Hùng, Chánh Thanh tra Sở GTVT TP Hải Phòng, cho biết: Hiện TTGT sở đang kiểm tra làm rõ các dấu hiệu sai phạm tại Đội TTGT số 5. Do lượng biên bản vi phạm do Đội 5 lập khá nhiều nên cần phải có thời gian để kiểm tra. Chúng tôi sẽ có hình thức xử lý cụ thể nếu phát hiện Đội TTGT số 5 tiêu cực.
Ban lãnh đạo Sở GTVT đã nhận được các báo cáo liên quan đến hoạt động của Đội TTGT số 5. Thanh tra Sở GTVT đang xác minh, làm rõ vụ việc. Sở sẽ cương quyết xử lý các cá nhân có dấu hiệu vụ lợi, tiêu cực.
Ông ĐÀM XUÂN LŨY, Giám đốc Sở GTVT TP Hải Phòng
Theo 24h
Phí đăng ký xe: Đề nghị tăng sốc
Biểu mức thu mới đối với ô tô tăng gấp 10 lần; xe máy (đăng ký lần đầu) từ 1 triệu đồng/lần/xe đến 4 triệu đồng/lần/xe.
UBND TPHCM vừa có tờ trình gửi HĐND TP xem xét thông qua việc ban hành mức thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tỉ lệ phần trăm để lại trên địa bàn.
Tăng phí để hạn chế phương tiện cá nhân
Theo lý giải của UBND TPHCM, số lượng phương tiện giao thông cá nhân (nhất là mô tô, ô tô dưới 10 chỗ ngồi) tăng nhanh, trong khi hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là vào các giờ cao điểm. Do đó, cần tăng mức thu của một số loại phí để giảm thiểu phương tiện cá nhân tham gia giao thông, trong đó có lệ phí cấp mới giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Cũng theo UBND TP, mức thu lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hiện hành áp dụng từ năm 2003 theo quy định tại Thông tư số 34/2003/TT-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 212/2010/TT-BTC ngày 21/12/2010 về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp mới giấy đăng ký kèm biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thay thế Thông tư số 34 và có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2012. Do đó, TP cần thiết ban hành mức thu lệ phí theo quy định mới.
Đăng ký xe tại Đội Đăng ký, Quản lý Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
UBND TP cho biết nguyên tắc xây dựng mức thu là bảo đảm thu hồi đủ chi phí phục vụ, phần còn lại góp phần để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông TP và bảo đảm xác định loại phí này không vượt quá mức thu đã được quy định tại điều 4 Thông tư số 212 của Bộ Tài chính.
Thu được 1.200 tỉ đồng/năm
Theo tờ trình của UBND TPHCM, biểu mức thu mới đối với xe cấp mới (đăng ký lần đầu tại Việt Nam), giấy đăng ký kèm theo biển số được tính như sau: Ô tô (trừ ô tô dưới 10 chỗ ngồi, kể cả lái xe) không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách có mức thu 500.000 đồng/lần/xe; ô tô dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trở xuống không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách có mức thu 20 triệu đồng/lần/xe; sơ mi rơ-moóc đăng ký rời, sơ mi rơ-moóc: 200.000 đồng/lần/xe; xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ), trị giá từ 15 triệu đồng trở xuống: mức thu 1 triệu đồng/lần/xe, trị giá trên 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng: mức thu 2 triệu đồng/lần/xe, trị giá trên 40 triệu đồng: mức thu 4 triệu đồng/lần/xe.
Theo mức mới này, UBND TPHCM dự kiến số tiền lệ phí thu được trong 1 năm là gần 1.200 tỉ đồng. Toàn bộ lệ phí thu được, sau khi trừ số tiền mua biển số theo mức giá của Bộ Tài chính quy định (giá thực tế ghi trên hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành), phần còn lại (coi như 100%) được đề xuất trích để lại 5% nhằm bảo đảm chi phí phục vụ cho việc thu lệ phí của Công an TP, 95% được cơ quan công an nộp vào ngân sách Nhà nước.
Nếu được HĐND TP thông qua, mức thu mới sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2013.
Theo 24h
Bị giữ GPLX: Lái tiếp hay bỏ khách lại? Nếu bị tạm giữ GPLX có được tiếp tục điều khiển phương tiện hay không là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi Nghị định 71/2012 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2010) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 10/11/2012. Theo lãnh đạo của Cục...