Thanh tra giao thông được dùng súng?
Dù chỉ là súng bắn đạn cao su, hơi cay, chất gây mê… nhưng công cụ hỗ trợ lực lượng thanh tra giao thông này, theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, vẫn gây nhiều băn khoăn, lo ngại.
Dự thảo thông tư liên tịch quy định về việc trang bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ (CCHT) của lực lượng thanh tra giao thông (TTGT) vừa được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Theo đó, sắp tới, lực lượng thanh tra đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không sẽ được ngành công an tập huấn, sát hạch sử dụng nhiều CCHT.
Lựa chọn, sát hạch, tập huấn kỹ
Chánh Thanh tra Bộ GTVT, ông Nguyễn Văn Huyện, cho biết, thời gian qua, lực lượng TTGT gặp không ít khó khăn khi ngăn chặn các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Thậm chí, nhiều cán bộ đã bị đối tượng vi phạm giao thông chống đối, gây tổn thương sức khỏe. “Việc trang bị CCHT cho anh em TTGT là hết sức cần thiết để có thể ngăn chặn kịp thời các hành vi chống đối, vi phạm nguy hiểm” – ông Huyện nhìn nhận.
Thanh tra giao thông TP HCM làm nhiệm vụ trên đại lộ Nguyễn Văn Linh. Ảnh: Thu Hồng
Video đang HOT
Từ thực tế đó, Bộ GTVT đã đề xuất cho phép lực lượng TTGT được trang bị hàng loạt CCHT, như: các loại súng bắn đạn cao su, hơi cay, chất gây mê, pháo hiệu; các loại phương tiện xịt hơi cay, chất gây mê; các loại dùi cui điện, cao su…
Người được giao sử dụng CCHT là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành GTVT, gồm: thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra. Thủ trưởng các cơ quan: Thanh tra Bộ GTVT, Cục Hàng hải, Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt, sở GTVT địa phương, Cục Hàng không… có trách nhiệm giao CCHT cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ. Theo dự thảo, người được giao sử dụng CCHT phải thực hiện đúng quy định tại điều 33 Pháp lệnh 16/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và CCHT.
Ông Nguyễn Văn Huyện cho biết trước khi xây dựng dự thảo thông tư này, Bộ GTVT đã xin ý kiến của Bộ Công an và được đồng ý, chấp thuận về chủ trương. “Đại diện 2 bộ đã đi khảo sát tình hình thực tế trước khi xây dựng dự thảo này. Ở những thành phố lớn như TP HCM và Hà Nội, số lượng phương tiện tham gia giao thông cao, các vi phạm cũng hết sức đa dạng nên vai trò của TTGT ngày càng lớn, cần trang bị CCHT để cùng với lực lượng CSGT kiểm soát tình hình tốt hơn” – ông Huyện giải thích.
Theo ông Huyện, TTGT còn được phép dừng phương tiện có dấu hiệu vi phạm đang lưu thông để xử lý. “Nếu TTGT không được trang bị CCHT thì nhiều người vi phạm không sợ và tìm cách chống đối, gây khó khăn. Tất nhiên, người được trang bị và sử dụng các loại CCHT này sẽ qua lựa chọn, sát hạch và tập huấn kỹ càng” – ông khẳng định.
Ông Huyện cho biết sắp tới, dự thảo này sẽ gửi cho Bộ Công an để xin ý kiến đóng góp. “Dự kiến thông tư sẽ được ban hành vào tháng 6 tới. Sau đó, chúng tôi sẽ lập kế hoạch để trình Bộ GTVT trang bị CCHT cho lực lượng TTGT sử dụng” – ông Huyện nói.
Cần hết sức thận trọng
Trả lời Báo Người Lao Động, Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội – Bộ Công an, cho biết đến nay, tổng cục chưa nhận được văn bản xin ý kiến góp ý của Bộ GTVT. Theo ông, việc trang bị CCHT cho bất cứ lực lượng nào cũng phải tuân thủ đúng Pháp lệnh 16/2011 và các quy định hướng dẫn.
“Súng bắn đạn cao su cũng là súng và phải có nghiệp vụ mới sử dụng được. Vì thế, chỉ những ai thực thi công vụ được Bộ Công an tập huấn sử dụng và vượt qua các kỳ kiểm tra, được cấp chứng chỉ mới được phép sử dụng. Không thể có chuyện ai cũng được trang bị CCHT, cũng được sử dụng súng bắn đạn cao su” – ông Vệ khẳng định.
Đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế – Bộ Công an, cũng cho biết đến ngày 24/5, dự thảo thông tư nêu trên vẫn chưa gửi tới vụ này để nghiên cứu, cho ý kiến. “Đó mới chỉ là đề xuất của Bộ GTVT, còn có được thông qua hay không thì phải qua nhiều khâu, nhiều cấp xem xét, thẩm định. Ngay cả CQĐT của VKSND mà khi xin trang bị CCHT còn không được chấp nhận vì chưa thấy cần thiết. Ở đây, có thể một bộ phận TTGT thường xuyên gặp đối tượng vi phạm, chống đối nên thấy cần thiết phải được trang bị CCHT. Tuy nhiên, hỗ trợ cho họ còn có lực lượng khác như công an, quân đội…” – ông Quân băn khoăn.
Ông Quân cho rằng vấn đề này liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người nên phải hết sức thận trọng. “Có thể một bộ phận nào đó cần thiết phải được trang bị nhưng toàn bộ lực lượng TTGT đều được trang bị CCHT lại là chuyện khác, cần phải xem xét kỹ lưỡng” – ông nhận xét. Theo ông Quân, đề xuất của Bộ GTVT phải được xem xét, đối chiếu với Pháp lệnh 16/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các quy định hướng dẫn thực hiện của Chính phủ và Bộ Công an.
Xem xét khả năng thực tế Theo ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, thực tế cho thấy một bộ phận nhỏ đối tượng vi phạm giao thông liều lĩnh, bất chấp pháp luật, có hành vi chống đối, thậm chí gây nguy hiểm tới sức khỏe của các lực lượng thực thi công vụ như CSGT, TTGT. Vì vậy, việc tăng cường biện pháp, hỗ trợ cho lực lượng TTGT là cần thiết. “Tuy nhiên, khi quyết định thì cơ quan chức năng phải đánh giá tại sao cho hoặc không cho sử dụng CCHT? Nếu cho sử dụng thì điều kiện kèm theo là gì? Cơ quan chức năng khi quyết định việc này phải xem xét khả năng thực tế của lực lượng TTGT, nếu cho phép họ sử dụng CCHT thì phải đào tạo. Thời gian đào tạo cho toàn bộ lực lượng là bao lâu, chừng nào đáp ứng được thì mới cho phép. Tôi cho rằng nếu cho phép sử dụng CCHT thì chỉ với một bộ phận nhỏ lực lượng TTGT thường xuyên tuần tra, kiểm soát thôi; còn những thành phần làm nhiệm vụ khác thì nhất quyết không cho sử dụng” – ông Cương nhìn nhận.
Theo Thế Kha (Người Lao Động)
Giết bạn vì bị ép mua bình xịt hơi cay
Tức tối vì nghĩ bị ép mua hàng, Cường cầm dao nhọn đâm người bạn thân lâu năm.
TAND Hà Nội sáng 22/4 tuyên phạt Trịnh Viết Cường (39 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội) chung thân về tội Giết người.
Theo cáo trạng, Cường và Trần Mạnh Quân (34 tuổi) vốn quen biết nhau từ trước. Tối 6/4/2013, Quân đến nhà Cường rao bán bình xịt hơi cay. Thuyết phục hồi lâu nhưng Cường cương quyết không mua, hai bên xảy ra lời qua tiếng lại. Cường bực tức đi lên gác còn Quân bỏ đi.
Bị cáo Cường lĩnh án chung thân.
Khoảng một giờ sau, Quân quay lại với mục đích lấy chiếc sạc điện thoại. Gọi cửa nhưng không thấy ai trả lời, người đàn ông này đập cửa mạnh. Từ trong nhà, Cường liền lấy dao nhọn đi ra chửi "Mày định phá nhà tao à?". Thấy Quân bỏ chạy, Cường cầm dao đuổi theo và đâm trúng cổ người bạn thân. Bị đâm, Quân ôm vết thương chạy nhờ người báo công an. Quân sau đó tử vong trên đường đưa đi cấp cứu.
Sau khi gây án, Cường bỏ trốn, lang thang trong các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội. Hơn một tuần sau, hung thủ đến Công an huyện Từ Liêm đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội.
Theo VNN
Đâm chết bạn thân lâu năm vì bị ép mua 'hàng cấm' Chỉ vì bị ép mua công cụ hỗ trợ, người đàn ông 39 tuổi đã dùng dao tước đoạt mạng sống của người bạn thân. Trịnh Viết Cường, kẻ sát hại bạn thân tại phiên tòa sơ thẩm Sáng nay 22/4, TAND Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Viết Cường (SN 1975, trú tại huyện Từ Liêm, Hà Nội) mức án...