Thanh tra dự án Núi Pháo trong 45 ngày
Bộ Tài nguyên môi trường sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, khoáng sản, đất đai và tài nguyên nước của dự án Núi Pháo.
Bộ Tài nguyên và môi trường vừa công bố quyết định và kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, khoáng sản, đất đai và tài nguyên nước đối với Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo tại dự án Mỏ Núi Pháo (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).
Lễ công bố quyết định thanh tra tại Thái Nguyên. Ảnh: Ngọc Sơn
Đoàn thanh tra gồm 31 thành viên, chia làm 4 tổ theo từng lĩnh vực là đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước và môi trường. Thời gian thanh tra 45 ngày, bắt đầu từ 28/9.
Lãnh đạo Đoàn Thanh tra cho biết, mục đích của đợt thanh tra lần này nhằm đánh giá toàn diện công tác quản lý Nhà nước trên 4 lĩnh vực tại dự án Núi Pháo, nhất là hoạt động bảo vệ môi trường. Trên cơ sở kết quả, Đoàn Thanh tra sẽ làm việc với các bên liên quan để thống nhất phương án giải quyết dứt điểm những kiến nghị của người dân vùng dự án, cũng như những đề nghị của tỉnh Thái Nguyên.
Video đang HOT
Đây là đợt thanh tra đầu tiên của Bộ Tài nguyên với dự án trên theo đề nghị của UBND tỉnh Thái Nguyên. Phó chủ tịch tỉnh Nhữ Văn Tâm mong đoàn của Bộ sớm đưa ra kết luận dự án có gây ô nhiễm hay không, để người dân ổn định sản xuất.
Bộ Tài nguyên tổ chức thanh tra dự án Núi Pháo trong 45 ngày.
Dự án Núi Pháo được cấp giấy phép thăm dò và khai thác trong năm 2005, sau khi các hoạt động khoan và thăm dò được bắt đầu từ năm 2000. Năm 2010, mỏ được chuyển giao từ Dragon Capital cho Tập đoàn Masan. Núi Pháo được đánh giá một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới khi chiếm 33% tổng sản lượng toàn cầu (ngoại trừ Trung Quốc).
Tháng 6/2016, người dân xã Hà Thượng (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã có khiếu nại, tụ tập đông người phản đối về tình trạng ô nhiễm môi trường đối với dự án khoáng sản Núi Pháo. Tỉnh Thái Nguyên cũng nhiều lần có kiến nghị lên Bộ Tài nguyên để xử lý một số vấn đề liên quan tới dự án này.
Người phát ngôn Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng ngày 2/8 cho biết, việc thanh tra toàn diện về tài nguyên và môi trường đối với Công ty Núi Pháo là hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước.
Phạm Hương
Theo VNE
Thái Nguyên: 60.000 tấn xi măng/năm làm đường giao thông nông thôn
Tỉnh Thái Nguyên đã áp dụng cơ chế hỗ trợ xi măng với số lượng 50.000 - 60.000 tấn/năm để thay đổi bộ mặt giao thông nông thôn ở địa phương.
Ông Đoàn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết để tạo động lực cho chương trình xây dựng NTM, địa phương đã xác định phải đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của hệ thống chính trị và thu hút được cộng đồng cùng chung tay, góp sức.
"Trong giai đoạn 2011-2015, ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tỉnh đã huy động nhân dân đóng góp được 2.055 tỷ đồng, ngoài ra nhân dân còn tự nguyện hiến 346,14ha đất để xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa..." - ông Tuấn cho hay.
Người dân ở xã Vô Tranh, huyện Phú Lương hiến đất làm đường giao thông nông thôn.
Ảnh: Hoàng Tú
Riêng đối với hệ thống đường giao thông nông thôn, từ năm 2012, tỉnh còn áp dụng cơ chế hỗ trợ xi măng với số lượng 50.000 - 60.000 tấn/năm để các địa phương làm đường giao thông nông thôn. Để tạo thuận lợi cho các xã, Thái Nguyên còn thống nhất thực hiện thiết kế mẫu đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi, nhà văn hóa xã, xóm.
Hiện cơ chế hỗ trợ xi măng cũng tiếp tục được tỉnh triển khai trên cơ sở lồng ghép từ nguồn vốn ngân sách và huy động đóng góp tại cộng đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn, ưu tiên xây dựng cho các xã khó khăn, các xã vùng dân tộc thiểu số. Như ở huyện Phú Lương, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận trên 3.500 tấn xi măng do tỉnh hỗ trợ và đã phân bổ cho các địa phương. Trong năm nay, toàn huyện đã xây dựng được 37 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài trên 21km. Người dân cũng tham gia đóng góp gần 900 ngày công lao động, gần 19ha đất và hơn 200 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn.
Còn tại huyện Đại Từ, một trong những địa phương có nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nhất ở Thái Nguyên, đã xây dựng, cải tạo được 592,7km đường giao thông liên huyện, liên xã. Bà Nguyễn Thị Nguyên - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ cho biết: "Điều quan trọng là huy động được tổng lực nguồn đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Chỉ riêng với huy động sức dân, ngoài đóng góp về ngày công xây dựng, trong 5 năm qua người dân đã hiến hơn 170ha đất để xây dựng các công trình giao thông nông thôn, nhà văn hóa". Bà Nguyên cho hay, nhờ sự đóng góp, ủng hộ rất tích cực của người dân, huyện Đại Từ là một trong những địa phương triển khai làm đường giao thông nông thôn nhiều nhất ở Thái Nguyên và với giá thành thấp nhất (khoảng 660 triệu đồng).
Theo Danviet
Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia "chìm" sâu nhất thế giới do nước biển dâng "Việt Nam là 1 trong 4 nước bị ngập lớn nhất thế giới do nước biển dâng. Đây không còn là dự báo nữa mà đã và đang diễn ra tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nước biển dâng đang diễn ra nhanh hơn với tác động cực đoan hơn so với dự báo" - nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn...