“Thanh tra dự án Núi Pháo là hoạt động bình thường”
Người phát ngôn Chính phủ lần đầu nói về lý do thanh tra toàn diện d ự án khoáng sản Núi Pháo (Thái Nguyên) tại họp báo Chính phủ chiều nay 2/8.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, dự án khoáng sản Núi Pháo được Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do vậy, Bộ này sẽ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thanh tra về tài nguyên và môi trường đối với Công ty Núi Pháo theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: Nhật Bắc.
“Việc thanh tra toàn diện về tài nguyên và môi trường đối với Công ty Núi Pháo là hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh,
Nói về lý do thanh tra dự án này, ông Mai Tiến Dũng cho biết, tháng 6/2016, người dân xã Hà Thượng (Đại Từ, Thái Nguyên) đã khiếu kiện, tụ tập đông người phản đối trước tình trạng ô nhiễm môi trường đối với dự án khoáng sản Núi Pháo.
Ngày 14/7/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên có công văn số 147/BC-UBND báo cáo về quá trình giải quyết các vấn đề môi trường của Cty Núi Pháo và các khiếu nại, kiến nghị của người dân khu vực xã Hà Thượng.
Cùng ngày 14/7, Bộ TN&MT có buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên, đẩy nhanh tiến độ thanh tra về tài nguyên và môi trường tại tỉnh Thái Nguyên, trong đó có Cty Núi Pháo, dự kiến vào đầu tháng 8/2016.
Theo Bộ trưởng Dũng, qua thanh tra, Bộ TN&MT sẽ cùng với UBND tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn, chấn chỉnh Công ty Núi Pháo phải thực hiện đúng pháp luật.
“Nếu phát hiện các vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đồng thời giải quyết thỏa đáng các kiến nghị, khiếu nại của người dân”, ông Dũng thông tin.
Trước đó, Bộ TN&MT thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Thái Nguyên tiến hành ngay việc thanh tra toàn diện về tài nguyên môi trường của công ty Núi Pháo bắt đầu từ đầu tháng 8/2016. Nội dung thanh tra bao gồm: bảo vệ môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đất đai.
Trên cơ sở kết luận của Đoàn thanh tra, Bộ TN&MT và UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ yêu cầu công ty Núi Pháo thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý, khắc phục các vấn đề môi trường do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của công ty gây ra.
Ngoài ra, Bộ TN&MT cũng yêu cầu công ty Núi Pháo đánh giá toàn diện tác động tới môi trường, cuộc sống của người dân do các hoạt động của công ty gây ra; báo cáo chi tiết về quá trình thực hiện và các nội dung thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ khai thác và chế biến so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đồng thời, lập kế hoạch đầu tư, lắp đặt, vận hành hệ thống quan trắc liên tục, tự động đối với nước thải theo quy định.
Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo nằm trên diện tích hơn 9 km2 thuộc địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Với trữ lượng khoảng 66 triệu tấn quặng đa kim gồm: vonfram, florit, bismut và đồng.
Video đang HOT
Đây là một trong những dự án khai khoáng lớn nhất Việt Nam. Masan Resources đã đầu tư trên 500 triệu USD đưa dự án Núi Pháo. Để thực hiện dự án, cần thu hồi đất từ khoảng 3.000 hộ dân.
Trữ lượng quặng ở Núi Pháo có thể cho phép duy trì khai thác trong khoảng 16 năm. Mỗi năm, sản lượng Vonfram do mỏ này sản xuất ra có thể chiếm khoảng gần 7% tổng sản lượng Vonfram toàn cầu. Con số này đối với Florit và Bismut là 3% và 12%.
Theo_Zing News
Khoáng sản Á Cường và kho báu đang chờ "khai quật"
Sự nấn ná trong trả cổ tức của ACM, khiến một số cổ đông bực mình, có nguyên nhân không nhỏ từ những chương trình đầu tư lớn của công ty, mà một vài trong số đó mới phát sinh sau thời điểm họp đại hội cổ đông.
Công nghệ mới mở đường cho tương lai
Một thông tin góp phần trấn an những cổ đông đang lo ngại về sự trì trệ trong việc trả cổ tức theo cam kết của Tập đoàn Khoáng sản Á Cường (ACM), đó là công ty vừa chính thức đưa vào vận hành một giàn máy mới có khả năng tách vàng, bạc và molipden ngoài tinh quặng đồng truyền thống.
Theo bà Phạm Thị Thúy Hạnh - Tổng giám đốc ACM, công nghệ này cho phép tận thu được các khoáng sản quý đi kèm với đồng, nên công ty buộc phải đầu tư theo xu thế. Trước kia ACM chưa đủ lực để làm, và cũng chưa tìm được công nghệ chuẩn xác cho giàn máy này, vì liên quan đến con người và công nghệ.
Bà Hạnh cho biết, trước kia khi điện phân, trong tinh quặng đồng khi sản xuất từ quặng đồng có khoảng gần 2000 gam bạc/tấn nhưng không thu hồi được, chỉ thu được đồng nguyên chất và đồng tấm, những khoáng sản khác hầu như bị mất đi. Giờ đây khi sản xuất, 2000 gam bạc/tấn sản phẩm sẽ được tách ra, mà vẫn thu được đồng 99,9%, không bị thất thoát.
Công nghệ mới này cũng tách được cả vàng (còn sắt do giá trị thấp nên bị loại đi) - mở đường cho việc công ty chuẩn bị đưa vào khai thác một số mỏ vàng theo kế hoạch đã đề ra.
Giàn máy mới của ACM. Ảnh NDH
Bà Hạnh cho biết, trước kia khi chưa tách được bạc, nếu ACM xuất nguyên si sản phẩm của mình, phía khách hàng vẫn tính cho công ty tinh quặng với 25% độ đồng cộng với 2000 gam bạc/tấn, nhưng giá chỉ bằng 1/3 so với giá khi công ty thu được bạc thành phẩm hiện nay.
Được biết, dàn máy mới được ACM nhập từ nước ngoài về, nhưng sử dụng công nghệ trong nước, với những kỹ sư trong nước đã qua thử nghiệm và có kết quả.
Về nguyên liệu đầu vào, bà Hạnh cho biết trước mắt công ty vẫn sử dụng các sản phẩm đầu vào từ các mỏ hiện tại. Tuy nhiên, do giờ đây có thể sản xuất ra đồng tấm, ra bạc, ra vàng, nên nếu các sản phẩm của công ty không đủ phục vụ cho giàn máy móc mới, mà còn thừa công suất, công ty sẽ nhập thêm sản phẩm từ Núi Pháo, từ Lào, hoặc rất nhiều nơi khác mà họ không có điều kiện để làm và cũng đang lãng phí.
Việc phát triển thêm mảng thương mại, tức là nhập sản phẩm về để sản xuất, theo bà Hạnh, cũng là một nhu cầu hợp lý vì mỗi điểm quặng có những kim loại quý khác nhau.
Những mỏ vàng sắp được "khai quật"
Chia sẻ với phóng viên NDH, bà Hạnh cho biết hiện ACM đang chuẩn bị cho 2 dự án khai thác vàng.
Với mỏ vàng tại Đô Lương (Nghệ An), công ty đã triển khai đến giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng, lấy đất xây dựng nhà máy. Trước đó, công ty đã phải hoàn tất các thủ tục pháp lý, như giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn, công ty đã phải dùng đến việc phát hành trái phiếu, và đến quý I/2016 đã phát hành thành công.
Bà Hạnh cho biết những công tác liên quan đến thủ tục, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, máy móc..., ACM đều phải làm cấp tập, để cuối năm 2016 hoặc đầu 2017 có thể đưa vào sản xuất.
Còn với mỏ vàng ở Phong Vân-Sa Lý, ACM đang chờ tỉnh Bắc Giang cấp giấy phép thăm dò và dự kiến sẽ sớm được cấp. Ngay khi có giấy phép, công ty sẽ tiến hành thăm dò để đánh giá trữ lượng cụ thể.
Theo bà Hạnh, lộ trình UBND tỉnh Bắc Giang đưa ra là từ nay đến cuối năm 2016 công ty buộc phải hoàn thành giấy phép hoạt động, trong khi ACM cũng đang tha thiết làm thật nhanh để khai thác, đêm lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cho cổ đông.
Mỏ vàng này có điểm thuận lợi là nằm trong khu vực tỉnh Bắc Giang, nên có thể công ty không phải đầu tư xây dựng nhà máy mới, mà khai thác triệt để và chở về tinh chế ở giàn máy mới để tránh đầu tư lãng phí.
Bà Hạnh cho biết đây là vàng gốc, công nghệ tuyển giống với đồng, nên rất thuận lợi.
"Khi đưa vào khai thác, nó sẽ đánh dấu bước phát triển cực lớn của ACM, vì giá trị kinh tế cực lớn, trữ lượng rất nhiều," tổng giám đốc của ACM đánh giá.
Tuy nhiên, bà cho biết công ty không loại trừ khả năng sẽ vẫn đầu tư 1 nhà máy tại điểm khai thác để đảm bảo công tác an ninh trật tự, vì đó là kim loại quý.
Câu chuyện chậm cổ tức
Được hỏi về việc vì sao công ty lại lùi việc trả cổ tức mấy lần, bà Hạnh cho biết lẽ ra thời điểm này công ty đã phải trả cổ tức cho cổ đông, dù ở mức 5% hay 7%.
Tuy nhiên, do "một lúc triển khai nhiều việc", liên quan đến các dự án đang làm, nên khó có thể trả mức 7% vào lúc này. Hơn nữa, nhiều dự án đều chậm tiến độ.
Bà Hạnh cho biết chính giàn máy mới này của công ty cũng phát sinh ngoài dự kiến, hôm đại hội cổ đông chưa có. Tuy nhiên, công ty phải đầu tư hàng chục tỷ đồng để làm thật gấp, trong 1,5 tháng phải xong, vì nó quá hợp lý.
Bên cạnh đó, dự án vàng tại Nghệ An dựa hoàn toàn vào vốn trái phiếu. Nhưng khi trái phiếu chưa phát hành, công ty vẫn phải đầu tư, từ giấy phép trở đi, tất cả các thủ tục, phải đi vay lãi để làm.
"Nhiều người không hiểu, cho rằng công ty nói nhiều lời, nhưng phải đặt vào thế của ACM mới thấy cái khó," bà Hạnh chia sẻ.
"Tôi là người trăn trở nhất. Trong khi giá cổ phiếu còn sai thực tế, thấp hơn giá trị thực của nó rất nhiều, tôi cũng muốn làm những gì đã hứa, về thời gian trả cổ tức, cố gắng lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước, nhưng để thực hiện trong bối cảnh thế này không đơn giản".
Trước sự phàn nàn của một số cổ đông về việc chậm trả cổ tức, bà Hạnh cho biết công ty đã phải khích lệ họ cứ yên tâm nắm giữ cổ phiếu, vì kế hoạch trả cổ tức không thay đổi, chỉ lùi lại 1 chút thời gian do công ty đang đầu tư những hạng mục hạ tầng lớn.
Theo tìm hiểu của phóng viên NDH, cùng với việc đưa giàn máy mới vào hoạt động ngày 5/6, ACM cũng cho đóng điện một máy biến áp tại mỏ Khuân 10 được đầu tư gần 1 tỷ đồng để chuẩn bị khai thác hầm lò sau khi công ty đã khai thác hết phần lộ thiên.
ACM chuẩn bị cho khai thác hầm lò. Ảnh NDH
Cùng với việc đầu tư một chiếc máy cào vơ mới, ACM cùng mời chuyên gia và 1 đội công nhân thiện nghệ của Trung Quốc sang để khai thác triệt để mỏ này.
Máy cào vơ mới được nhập về. Ảnh NDH
Tại mỏ Đồng Bưa, công ty cũng chuẩn bị lắp trạm điện và đường xe chạy 2 chiều cho việc khai thác kiểu công nghiệp.
Khai thác lộ thiên ở mỏ Đồng Bưa. Ảnh NDH
Theo_NDH
Bình Thuận:Thu hồi dự án biệt thự DAPUJA cạnh Lầu ông Hoàng Ngày 26-7, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký ban hành văn bản số về việc thu hồi dự án khu biệt thự DAFUJA tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết của Công ty Cổ phần Quốc tế Kim Hoàng Long (quận 3, TP.HCM). Theo đó, chủ tịch UBND...