Thanh tra chuyên ngành VHTTDL đạt nhiều kết quả tích cực
6 tháng đầu năm 2019, thanh tra ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác thanh tra, xử lý vi phạm. Theo đó, ngành đã tiến hành 106 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 431 lượt tổ chức, cá nhân.
Nhiều tồn tại trong lễ hội đã được khắc phục. Ảnh: Internet
Qua thanh tra, phát hiện 64 tổ chức, cá nhân vi phạm, xử phạt trên 1,7 tỷ đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu như: Sao chép tác phẩm (chương trình phần mềm máy tính) mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh mà không có văn bản đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; kinh doanh hoạt động thể thao mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thể thao theo quy định…
Đã khắc phục một số tồn tại trong hoạt động tổ chức lễ hội
Trong lĩnh vực văn hóa, Thanh tra bộ đã triển khai 85 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 171 tổ chức, cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính 54 tổ chức, cá nhân, tổng số tiền xử phạt 1,63 tỷ đồng.
Qua kiểm tra cho thấy, hoạt động tổ chức lễ hội năm 2019 đã khắc phục được một số tồn tại của các năm trước, như hầu hết các di tích, lễ hội đã quy hoạch, sắp xếp khu vực hàng quán dịch vụ, nơi trông giữ phương tiện một cách khoa học, hợp lý; tình trạng chèo kéo, nâng giá, ép giá, mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, ăn mày, ăn xin… đã giảm nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng tiêu cực tại một số lễ hội như đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch, tiếp nhận công đức bằng hiện vật, khu vực hàng quán dịch vụ lấn chiếm lối đi, không thu gom tiền dầu nhang kịp thời, tranh cước phết…
Bộ VH-TT&DL đã yêu cầu chính quyền địa phương, ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư khi tham gia hoạt động lễ hội.
Hàng loạt tổ chức, đơn vị liên quan đến thể thao, du lịch bị thanh tra
Trong lĩnh vực thể thao, Bộ VH-TT&DL đã triển khai 12 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 134 tổ chức, cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 tổ chức, tổng số tiền phạt 45 triệu đồng.
Trong đó, triển khai 8 đoàn thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong kinh doanh hoạt động thể thao đối với 130 tổ chức, cá nhân tại 8 tỉnh, thành phố: Tây Ninh, Điện Biên, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh và Tiền Giang. Xử phạt vi phạm hành chính 3 tổ chức có hành vi vi phạm “Kinh doanh hoạt động thể thao mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao”, tổng số tiền phạt 45 triệu đồng.
Triển khai 4 đoàn kiểm tra giải thi đấu thể thao, gồm: Giải Vô địch các câu lạc bộ bóng ném toàn quốc năm 2019 tại tỉnh Tiền Giang, giải Vô địch cử tạ thanh, thiếu niên quốc gia năm 2019 tại tỉnh Lâm Đồng, giải Vô địch Vovinam các đội mạnh toàn quốc lần thứ X năm 2019 tại tỉnh Gia Lai, giải Vô địch điền kinh các lứa tuổi trẻ quốc gia năm 2019 tại tỉnh An Giang. Qua kiểm tra cho thấy, ban tổ chức đã thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định, phối hợp cơ quan chức năng chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác điều hành chuyên môn; các đoàn tham dự giải đã khám sức khỏe, mua bảo hiểm thân thể cho vận động viên…
Trong lĩnh vực du lịch, Thanh tra Bộ đã triển khai 9 đoàn thanh tra đối với 126 tổ chức, cá nhân. Trong đó, triển khai 6 đoàn thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch đối với 98 tổ chức, cá nhân tại 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Phú Thọ, TP Hồ Chí Minh, Bình Định và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Video đang HOT
Triển khai 3 đoàn thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch đối với 28 tổ chức, cá nhân tại 3 tỉnh Bắc Giang, Phú Yên, Ninh Bình.
Thái Hải
Theo Thanhtra
TP. Hồ Chí Minh: Tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cộng đồng dân cư
Sáng 10/7, Hội Chữ thập đỏ quận Thủ Đức phối hợi cùng Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu và phòng chống thảm họa TP. HCM tổ chức buổi huấn kỹ năng sơ cấp cứu cộng đồng dân cư trên địa bàn quận.
Lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non, tình nguyện viên tại quận 7, TP.HCM.
Lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cộng đồng dân cư tại quận Thủ Đức.
Tại các buổi tập huấn, chuyên viên Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu và phòng chống thảm hoạ TP. HCM sẽ hướng dẫn kỹ năng sơ cứu bị điện giật ngưng tim, ngưng thở, sơ cứu bỏng, sơ cứu gãy xương cẳng tay, sơ cứu dị vật đường thở.
Băng bó vết thương bị phần mềm.
Ông Phạm Bá Chương, chuyên viên Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu và phòng chống thảm hoạ TP. HCM, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Thủ Đức cho biết: " Sơ cấp cứu có tầm quan trọng đối với nạn nhân vì sơ cứu ban đầu sẽ quyết định sự sống chết người bị nạn. Bệnh nhân sẽ sống sót nếu sơ cứu kịp thời và đúng cách, hoặc ít ra cũng để lại di chứng nhẹ nhất có thể. Sơ cứu kịp thời sẽ làm cho các chức năng sống bảo tồn, các chức năng sinh hoạt sẽ được phục hồi".
Kỹ năng di chuyển nạn nhân bị gãy xương bằng cáng.
Trước đó, ngày 7/7, Hội Chữ thập đỏ quận 7 đã phối hợp cùng Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu và phòng chống thảm hoạ TP. HCM tổ chức buổi huấn luyện sơ cấp cứu dành cho các giáo viên, cán bộ trường mầm non trên địa bàn quận.
Một trong các kỹ năng di chuyển nạn nhân ra khỏi đám cháy.
" Sơ cứu muộn hoặc không đúng cách sẽ làm cho cơ hội sống sót của nạn nhân không còn hoặc để lại di chứng tàn tật vĩnh viễn. Nạn nhân không được sơ cấp cứu sớm sẽ dẫn đến ngừng thở, rồi ngừng tim. Nếu có hiện tượng ngừng tim xảy ra mà không được ép tim kịp thời thì sau 5 phút sẽ làm tổn thương não nặng. Não sẽ tổn thương không hồi phục nếu sau 10 phút không có máu nuôi dưỡng do hậu quả của ngừng tim. Trong các trường hợp này, nạn nhân nếu được cứu sống thì cũng sẽ sống đời sống thực vật, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, thời gian là tối quan trọng trong sơ cấp cứu. Thời gian là mạng sống của nạn nhân", ông Lê Tự Quốc Hiếu - chuyên viên Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu và phòng chống thảm hoạ TP. HCM cho biết thêm.
Được biết, thời gian qua, Trung tâm Huấn luyện sơ cấp cứu và phòng chống thảm hoạ TP.HCM thường xuyên kết hợp với Hội chữ thập đỏ các quận để mở lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu rộng khắp cho người dân.
Các quy trình sơ cấp cứu: Xử trí theo quy trình ABCDE dưới đây
Đường thở (A - Airway)
Trong xử trí đường thở, trước hết cần nhận biết nếu bệnh nhân tỉnh, còn tiếp xúc được hay không? Nếu có tắc nghẽn cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau:
Nghiêng người ghé sát miệng nạn nhân để xem còn thở hay không.Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay không.Nếu có nhiều đờm dãi thì phải dùng ngón tay móc lấy sạch dị vật đờm dãi.
Hô hấp nhân tạo
Nếu nạn nhân còn khó thở thì phải ngửa đầu ra sau và đẩy hàm dưới nâng cằm lên để giữ cho đường thở được thẳng trục, giúp đường thở thông thoáng hơn.
Hô hấp (B - Breathing)
Nếu thấy nạn nhân thở ngáp hoặc ngừng thở, tím tái thì phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo bằng cách thổi hơi vào miệng hoặc mũi của nạn nhân. Nếu nạn nhân có tổn thương ngực hở rộng, chảy nhiều máu cần đặt ngay miếng gạc lớn hoặc lấy quần áo sạch đặt lên vết thương và băng kín, mục đích cầm máu và hạn chế khí tràn vào khoang ngực (vì khí vào càng làm nạn nhân khó thở hơn). Tuyệt đối không lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực vì có nguy cơ sẽ gây chảy máu ồ ạt, làm nạn nhân có thể tử vong nhanh chóng.
Tuần hoàn (C - Circulation)
Đánh giá tuần hoàn dựa vào bắt mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn. Nếu khó bắt hoặc không bắt được thì nạn nhân trong tình trạng sốc nặng, có thể sắp ngừng tim. Các biện pháp cầm máu như băng ép hoặc ép chặt vào chỗ đang chảy máu bằng quần áo hoặc băng gạc sạch vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên cho đến khi nhân viên y tế đến, tuyệt đối không bỏ tay đang giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ để thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy càng mạnh hơn và khó cầm. Ngoài ra cần nâng cao chi chảy máu so với mức tim và giữ nguyên sẽ có tác dụng làm cho máu dồn về tim, não. Chỉ đặt garo nếu chi đã cắt cụt và còn đang tiếp tục chảy máu.
Trường hợp nạn nhân ngừng tim, cần tiến hành hồi sức tim phổi bằng ép tim ngoài lồng ngực. Ép tim ngoài lồng ngực với tần số 100 - 120 lần/phút. Sau khi ép tim 30 lần cần thổi ngạt cho nạn nhân 2 lần. Tiến hành 2 người là tốt nhất, một người ép tim, một người thổi ngạt và có thể thay phiên nhau.
Thần kinh (D - Disability)
Cần đánh giá nhanh tổn thương hệ thần kinh qua cách đánh giá nhanh nạn nhân tỉnh, có thể giao tiếp được bình thường hay không, có trả lời đúng câu hỏi hay không, có co tay co chân khi véo đau hay không. Nếu nạn nhân không đáp ứng bằng hỏi hoặc kích thích đau, khi đó nạn nhân đã hôn mê, cần vận chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
Bộc lộ toàn thân (E - Exposure)
Một nguyên tắc trong khám và đánh giá sơ bộ tổn thương trong cấp cứu ban đầu là phải cởi bỏ toàn bộ quần áo nạn nhân để đánh giá các tổn thương khác để xử trí. Nếu nạn nhân nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ hoặc thắt lưng nên lưu ý bất động trong quá trình kiểm tra. Khi cởi bỏ quần áo, chú ý vì làm hạ thân nhiệt - nhất là mùa đông nên phải làm nhanh sau đó che phủ ngay cho nạn nhân. Phụ nữ cần lưu ý xem có thai hay không. Bất động trên ván cứng hoặc nền cứng, tránh di chuyển lệch, xoay trở nạn nhân gây biến chứng nếu có tổn thương cột sống.
HẢI LINH
Theo baodansinh
Khi "tử thần" lơ lửng trên không trung Không phải lần đầu tiên sự cố móc cần cẩu rơi, sập xảy ra, thế nhưng, ở các thành phố lớn khi nhiều công trình cao ốc được xây dựng, những cánh tay cần cẩu đều vươn thẳng ra ngoài để đỡ chiếm diện tích. Mới đây, tại Đà Nẵng, một chiếc móc lại bất ngờ rơi xuống đường khiến người dân hoảng...