Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp mới xử lý được phần ngọn
Công tác thanh tra chuyên ngành nông nghiệp còn nhiều bất hợp lý từ các văn bản, chính sách đến tổ chức thực hiện mới xử lý phần ngọn.
Sáng 1/4, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thanh tra chuyên ngành nông nghiệp. Nhiều bất hợp lý từ các văn bản, chính sách đến tổ chức thực hiện được nêu ra tại hội nghị cho thấy, thanh tra chưa phải là công cụ hữu hiệu để chấn chỉnh được tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chất kích thích tăng trưởng đối với cây trồng, vật nuôi cũng như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả tràn lan như hiện nay.
Năm qua, thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cả nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra hơn 8.400 cuộc với hơn 166.000 tổ chức, cá nhân được thanh tra. Qua đó, tiến hành xử lý 32.000 tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, xử phạt hành chính hơn 100 tỷ đồng. Lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật có đến gần 1/3 số cơ sở kinh doanh vi phạm, phổ biến như: buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, nhãn mác không đúng với công dụng.
Đối với phân bón thì kết quả phát hiện và xử lý vi phạm còn thấp, số vụ khởi tố hình sự chỉ chiếm 0,3% tổng số vụ vi phạm, không đủ sức răn đe. Đặc biệt là việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, qua kiểm tra gần 1.200 cơ sở ở 46 tỉnh, thành phố mới chỉ phát hiện 24 cơ sở vi phạm.
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, quy định hiện nay đối với công tác thanh tra chuyên ngành còn chồng chéo, chưa phân định rõ chức năng thanh tra chuyên đề với thanh tra hành chính; Bộ máy thực thi nhiệm vụ cấp sở còn thiếu và yếu… Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thông tư số 14 cũng của Bộ thì lại quy định, cơ quan kiểm tra Trung ương về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ. Hay Thông tư số 28 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định các loại hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm; còn Thông tư số 57 lại quy định ngưỡng, tức hàm lượng cụ thể của từng loại mẫu được xem là dương tính khi xét nghiệm theo phương pháp định lượng. Trong khi đó, Bộ Y tế thì lại cho nhập khẩu các chất này để chữa bệnh cho người. Do vậy, việc quản lý và truy xuất nguồn gốc gặp nhiều khó khăn.
Ông Hà Công Tuấn, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị: “Đề nghị các đồng chí rà soát lại, nơi nào chưa làm được thì làm đủ, làm đúng khâu tổ chức của Thanh tra. Trước hết phải có được đội ngũ thì mới làm được. Nhiều nơi các đồng chí lãnh đạo sở chưa thực sự quan tâm Việc thứ 2, tiếp tục là năm cao điểm thanh tra, kiểm tra về vật tư nông nghiệp, nghĩa là tất cả những vấn đề đầu vào cho sản xuất nông lâm thủy sản. Tôi đề nghị dứt khoát trong năm 2016 này chúng ta phải chấm dứt ít nhất là vàng ô, salbutamol”./.
Đà Nẵng: Người dân tự ý cho chất cấm để làm đẹp măng
Hoài Nam-Thành Long
Theo_VOV
Quy định chức năng thanh tra chuyên ngành bảo hiểm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Nghị định này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và người đứng đầu cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tiêu chuẩn, chế độ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế gồm: Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
Hằng năm, căn cứ Định hướng chương trình thanh tra của Thanh tra Chính phủ, của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; gửi kế hoạch thanh tra để báo cáo Thanh tra Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc khi được người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giao.
Hằng năm, căn cứ Định hướng chương trình thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tại địa phương, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh; gửi kế hoạch thanh tra để báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh.
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh sẽ thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc khi được người đứng đầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh giao.
Nguyên tắc hoạt động thanh tra là phải tuân theo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Nguồn: Văn phòng Chính phủ
Theo_Giáo dục thời đại
"Thanh tra GTVT không phải là con ngáo ộp đi dọa doanh nghiệp" Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nhấn mạnh, thanh tra không phải là con "ngáo ộp" để dọa dân hay doanh nghiệp. Phải làm việc với thái độ cầu thị, lắng nghe ý kiến nhân dân phản ánh. Tại cuộc họp tổng kết ngành thanh tra GTVT sáng nay 19/1, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết, trong năm 2015,...