Thanh tra Chính phủ vạch sai phạm tại dự án khu đô thị liên quan Vũ “nhôm”
Quá trình thanh tra dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (Đà Nẵng), Thanh tra Chính phủ đã chuyển thông tin, hồ sơ tài liệu sang Bộ Công an đề nghị điều tra. Trong đó có việc Phan Anh Văn Vũ (tức Vũ nhôm) thâu tóm và chuyển nhượng 2 dự án tại khu đô thị này.
Ngày 14/8, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ra thông báo kết luận thanh tra Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước, thành phố Đà Nẵng.
Giá đất 5 triệu, công ty của Vũ “nhôm” chỉ phải nộp 300 nghìn đồng/m2
Theo kết luận thanh tra, quá trình việc triển khai, thực hiện dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước UBND TP Đà Nẵng và các sở, ngành, chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan đã để xảy ra nhiều sai phạm.
Một góc khu đô thị quốc tế Đa Phước, Đà Nẵng
Cụ thể, cuối năm 2006, UBND thành phố Đà Nẵng và Công ty Daewon Company, LTD – Hàn Quốc đã ký Thỏa thuận nguyên tắc về các điều kiện nguyên tắc hợp tác phát triển dự án lấn biển Khu phức hợp đô thị – sân golf Đa Phước. Sau đó, qua các lần phê duyệt điều chỉnh, tổng diện tích dự án theo quy hoạch chi tiết 1/500 xây dựng khoảng 240 ha, trong đó: diện tích cho Công ty TNHH Daewon Cantavil (thuộc Công ty Daewon Company, LTD – Hàn Quốc) thuê 181,53 ha thực hiện Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (gọi tắt là dự án 181 ha).
Trong đó, chủ đầu tư chịu trách nhiệm san lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, bàn giao cho UBND thành phố Đà Nẵng quản lý khoảng 64 ha, bao gồm: 29 ha được UBND thành phố Đà Nẵng giao đất cho Công ty CP Xây dựng 79 (của Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”) để góp vốn liên doanh vói Công ty TNHH Daewon Cantavil xây dựng nhà để bán; khoảng 25 ha xây dựng khu trung tâm văn hóa của thành phố và 10 ha xây dựng công viên phần mềm.
Tuy nhiên, khi ký Bản thỏa thuận nguyên tắc nêu trên, UBND TP Đà Nẵng đã chấp chấp thuận một số nội dung không đúng quy định của pháp luật ” xác định tiền thuê đất và mặt nước (Dự án 181 ha chỉ phải nộp 10 triệu USD trong 50 năm cho 145 ha đất) không có cơ sở, không bị điều chỉnh trong suốt thời gian hoạt động của dự án; Trong trường hợp Bên B bán biệt thự, nhà liền kề hoặc căn hộ chung cư cho các đối tượng được phép mua, bên B không phải trả thêm các khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng đất cho bên A… là vi phạm Luật Đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.
Video đang HOT
Đến năm 2016, Vũ “nhôm” đã dùng pháp nhân hai công ty của mình là Công ty CP Xây dựng 79 và Công ty CP Nova Bắc Nam 79 để thâu tóm toàn bộ cổ phần Công ty TNHH Daewon Cantavil, rồi đổi tên công ty thành Công ty THHH The Sunrise Bay để thực hiện dự án 181ha.
Ngoài ra, TTCP còn phát hiện, UBND TP Đà Nẵng còn thỏa thuận về việc giao 29 ha đất cho Công ty của Vũ “nhôm” với giá 300.000 đồng/m2 để góp vốn liên doanh với Công ty TNHH Daewon Cantavil Hàn Quốc mà không qua đấu giá.
TTCP xác định, tính theo đơn giá đất năm 2011 do UBND TP Đà Nẵng xác định tại Văn bản số 16/UBND-STC ngày 3/1/2018 (thời điểm giao đất cho Cty CP Xây dựng 79) thì tổng số tiền đất của 29 ha phải gần 1.498 tỷ đồng, trong khi đó Công ty CP Xây dựng 79 chỉ phải nộp 87 tỷ đồng.
Yêu cầu thu hồi dự án
Vẫn theo TTCP, tại thời điểm thanh tra phát hiện Phan Văn Anh Vũ, Chủ tịch HĐQT, đại diện pháp luật của Công ty CP Xây dựng 79 đã chuyển nhượng 100% vốn (chuyền nhượng dự án) tại Công ty TNHH phát triển nhà Đa Phước cho ông Võ Ngọc Châu.
“Theo quy định của pháp luật, Công ty CP Xây dựng 79 phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền gần 574 tỷ đồng, song thực tế Công ty CP Xây dựng 79 chỉ khai thuế thu nhập doanh nghiệp bằng không đồng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế” – TTCP xác định.
Còn tại dự án 181 ha, TTCP phát hiện Vũ “nhôm” đã ký hợp đồng chuyển nhượng vốn cho Lê Văn Sáu (tên giả của Vũ “nhôm”). TTCP xác định: Phan Văn Anh Vũ với Lê Văn Sáu là một nên không đủ điều kiện để xác lập giao dịch…
TTCP cho biết, đã chuyển thông tin, tài liệu đến Bộ Công an để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vi phạm tại dự án 29 ha và Dự án 181 ha.
Theo đó TTCP kiến nghị cùng với việc tổ chức kiểm điểm, chấn chỉnh những sai phạm, UBND TP Đà Nẵng phải tiến hành rà soát, thu hồi các khoản nghĩa vụ tài chính có liên quan đến dự án 29 ha và dự án 181 ha. Đồng thời thực hiện các thủ tục thu hồi Dự án 181 ha đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Vì sao Đà Nẵng không thể thi hành án được sân vận động Chi Lăng?
Cục THADS TP Đà Nẵng không thể thi hành án theo ủy thác của Cục THADS TP.HCM trong vụ Phạm Công Danh mang sân vận động Chi Lăng cầm cố cho ngân hàng.
Ngày 3/7, theo báo cáo gửi HĐND TP Đà Nẵng, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Nẵng cho biết đang tổ chức THA liên quan Sân vận động (SVĐ) Chi Lăng do Cục THADS TP.HCM ủy thác.
Sân Chi Lăng nằm trong vụ án Phạm Công Danh (Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) được TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử và tuyên án tháng 9/2019.
Cục THADS TP Đà Nẵng đã ra quyết định THA theo đơn, số tiền hơn 3.946 tỉ đồng. Tài sản thế chấp là 10 lô đất trong Khu phức hợp SVĐ Chi Lăng. Nhưng theo Luật Đất đai 2003, Khu phức hợp SVĐ Chi Lăng thuộc diện đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất là có thời hạn.
Khu khán đài A sân vận động chi lăng hiện tại.
10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại dự án này được cấp năm 2011 với thời hạn sử dụng đất lâu dài là vi phạm pháp Luật đất đai về thời hạn sử dụng đất.
Căn cứ Kết luận 2852 năm 2012 của Thanh tra Chính phủ, Đà Nẵng phải thu hồi những sổ hồng này để điều chỉnh thời hạn sử dụng đất phù hợp với quy định.
Ngoài ra, Khu phức hợp SVĐ Chi Lăng mới được phê duyệt sơ đồ ranh giới, chưa được lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết nên người nhận chuyển nhượng cũng không thể sử dụng đất nên việc sử dụng đất bắt buộc phải phù hợp với quy hoạch.
" Điều này dẫn tới việc các tổ chức, cá nhân không thể tham gia đấu giá để mua lại tài sản và làm cho việc xử lý tài sản kê biên để THA không thực hiện được", Cục THADS TP Đà Nẵng cho hay.
Ngày 12/9/2019, Cục THADS TP Đà Nẵng có Công văn 1426 tiếp tục đề nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Cục THADS TP Đà Nẵng cũng có Công văn 301 ngày 26/11/2019 báo cáo Tổng cục THADS kiến nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét kháng nghị giám đốc thẩm bản án theo đề nghị của Cục THADS TP Đà Nẵng.
Từ đó đến nay, lãnh đạo Đà Nẵng liên tục tuyên bố sẽ lấy lại sân Chi Lăng cho người dân nhưng chưa thể tìm được tiếng nói chung với các bên liên quan.
Khán đài A sân vận động Chi Lăng hiện xuống cấp trầm trọng.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri ngày 30/6, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng cho rằng việc đấu giá SVĐ Chi Lăng theo phán quyết của tòa là bất khả thi.
Về thu hồi SVĐ Chi Lăng, ông Trương Quang Nghĩa cho rằng, dù khó khăn nhưng Đà Nẵng vẫn còn cơ hội.
Theo ông Nghĩa, thành phố đã bán, giao đất cho doanh nghiệp và doanh nghiệp mang đất ấy đi thế chấp ngân hàng. Nhưng đến thời điểm này họ giải phóng mặt bằng chưa xong và chưa có quy hoạch.
" Thế thì cơ sở đâu mà có 14 sổ đỏ để doanh nghiệp mang đi thế chấp ngân hàng. Cái sổ đỏ này có hợp pháp hay không và khả năng mang sân Chi Lăng ra thực hiện như kết luận của tòa án là mang ra đấu giá có được không? Hoàn toàn không được. Thực thi theo phán quyết của tòa là bất khả thi, không thể thực hiện nổi. Tòa phán như vậy nên hiện nay quyền lợi của doanh nghiệp, quyền lợi của ngân hàng đang giằng co", Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói.
Vì vậy, theo ông Nghĩa, hiện chính quyền TP Đà Nẵng đang nỗ lực thực hiện các bước để lấy lại SVĐ Chi Lăng.
Vì sao lại để TAND Hà Nội xử vụ án liên quan 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng? Rất nhiều ý kiến của cử tri Đà Nẵng phản ánh việc vụ án liên quan sai phạm của 2 cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng lại giao cho TAND TP.Hà Nội xử án. Ngày 30/6, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.Đà Nẵng đã tổ chức buổi tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa...