Thanh tra Chính phủ “thúc” thanh tra toàn diện đường ống nước sông Đà
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng nhận định, cần thiết phải tiến hành thanh tra việc xây dựng, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước từ sông Đà về Hà Nội do TCty Vinaconex làm chủ đầu tư.
Hôm nay, 16/7, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức họp báo về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2014.
Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động thanh tra đã giúp phát hiện 5 vụ, 13 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 2.327 triệu đồng; đã thu 630 triệu đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 20 tập thể, 15 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 1 vụ, 5 đối tượng. Qua giải quyết khiếu nại tố cáo đã chuyển cơ quan điều tra xử lý 16 vụ, 16 đối tượng.
Cũng trong quý III, TTCP dự kiến ban hành 10 kết luận thanh tra, trong đó có kết luận thành tra về việc quản lý, sử dụng tài sản tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD); việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Cao su Việt Nam; việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường; việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Các cơ quan điều tra đã thụ lý điều tra 291 vụ, 805 bị can phạm tội về tham nhũng (trong đó: năm 2013 chuyển sang 168 vụ, 513 bị can); khởi tố mới 123 vụ, 292 bị can; thiệt hại hơn 2.300 tỉ đồng và 11,3 ha đất; đã thu hồi gần 500 tỉ đồng và 08 ha đất; đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 139 vụ, 385 bị can; tạm đình chỉ 5 vụ, 16 bị can; đình chỉ 2 vụ, 5 bị can; miễn trách nhiệm hình sự 4 bị can; hiện đang điều tra 145 vụ, 395 bị can.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho biết, trong quý III, Thanh tra Chính phủ dự kiến triển khai 6 cuộc thanh tra như thanh tra tại tỉnh Thanh Hoá, Bình Phước, thanh tra về chế định bảo hiểm tiền gửi, thanh tra chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, thanh tra việc thực hiện luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
Một cuộc thanh tra khác trong kế hoạch gây nhiều sự chú ý, quan tâm của dư luận là thanh tra việc chấp hành, quy định pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tổng công ty Đường sắt VN (ĐSVN).
Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh nhấn mạnh, cuộc thanh tra ĐSVN đã được lên kế hoạch từ lâu nhưng với vụ án tham nhũng đang được điều tra tại đơn vị này liên quan đến Công ty JTC (Nhật Bản) câu chuyện sẽ càng được quan tâm. Chính vì thế, bên cạnh việc thanh tra các nội dung như những cuộc thanh tra khác, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra công tác nội bộ của ĐSVN, trong đó có công tác tổ chức cán bộ.
Chất lượng đường ống nước sông Đà đã được mổ xẻ suốt thời gian qua sau những lần sự cố liên tiếp.
Video đang HOT
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng thì đề cập đến vấn đề dự án cấp nước Sông Đà. Ông Lượng khẳng định đây là vấn đề rất đáng quan tâm bởi việc liên tiếp xảy ra các sự cố vỡ đường ống gây mất nước trên diện rộng giữa mùa nắng nóng ảnh hưởng đến nhiều người dân Hà Nội, khiến dư luận bức xúc.
Ông Lượng nhận định, cần phải thanh tra toàn diện dự án cấp nước này của Vinaconex để làm rõ nguyên nhân vì sao, làm cho minh bạch, vướng mắc ở chỗ nào và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức ra sao. Hiện lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo các cục, vụ chức năng tổng hợp, đề xuất cụ thể vì đây là vấn đề đang được dư luận quan tâm, gây bức xúc trong nhân dân.
Ông Lượng chỉ rõ, cuộc thanh tra này sẽ thuộc thẩm quyền của bộ chủ quản và bộ phải chủ động tiến hành thanh tra. Nếu bộ không thực hiện, Thanh tra Chính phủ sẽ có văn bản yêu cầu. Trong trường hợp Thanh tra Chính phủ có yêu cầu mà bộ chủ quản vẫn không làm, Thanh tra Chính phủ sẽ vào cuộc.
Thậm chí, theo ông Lượng, khi bộ chủ quản tiến hành thanh tra, Thanh tra Chính phủ sẽ kiểm soát, chưa đạt kết quả thì Thanh tra Chính phủ sẽ vào cuộc, tiến hành làm lại.
P.Thảo
Theo Dantri
Siêu giàu và siêu bí ẩn ở Việt Nam
Số người giàu ở Việt Nam có lẽ không ai biết tường tận, bởi ngay cả những cái tên được thống kê vừa qua cũng không được "bật mí".
Ngoài những gương mặt quen thuộc được nhắc đến nhiều trên, còn những người siêu giàu nào ở Việt Nam chưa lộ diện?
Ai là người siêu giàu, tại sao số lượng tăng nhanh đến vậy vẫn là những bí ẩn đối với tất cả mọi người.
Thế giới soi người giàu Việt
Ngân hàng ANZ hôm 11/7 vừa đưa ra một thông tin đáng chú ý: Tầng lớp trung lưu Việt Nam phát triển nhanh hơn bất cứ nền kinh tế nào ơ châu Á, bao gồm cả Trung Quốc. Và Việt Nam sẽ có thêm khoảng 2 triệu người trung lưu mỗi năm.
Thông tin trên khá bất ngờ, nhưng là điều đáng mừng bởi nó phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong khoảng 2 thập kỷ qua. Việt Nam có nguồn nhân lưc dồi dào và có hiệu suất lao động được cải thiện mạnh mẽ. Số doanh nghiệp Việt Nam đã lên tới 600.000-700.000 đơn vị và đây là nơi sản sinh ra hàng chục triệu người thuộc tầng lớp trung lưu.
Tuy nhiên, điều mà nhiều người ngạc nhiên nhất về những báo cáo về tình hình tài chính của người dân Việt Nam gần đây chính là con số công bố về lượng người siêu giàu.
Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tuần qua tại Hà Nội, Việt Nam có khoảng 110 người siêu giàu với tài sản trên 30 triệu USD/người (khoảng 630 tỷ đồng/người). Số lượng người siêu giàu tại Việt Nam đã tăng 3 lần trong một thập kỷ.
WB đánh giá con số này cũng bình thường so với các nước có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương Việt Nam. Tuy nhiên, cũng theo khảo sát của ngân hàng này, nhiều người lại tỏ ra hoài nghi về cách làm giàu hiện nay của các đại gia. Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhận định khoảng cách giữa những người rất giàu và phần đông người VIệt Nam cũng như tình trạng bất bình đẳng đáng kể về cơ hội là điều đáng lo ngại.
Trước đó, hồi tháng 9/2013, một ngân hàng của Thụy Sĩ cũng đưa ra báo cáo cho rằng Việt Nam có gần 200 người siêu giàu với tài sản trị giá 30 triệu USD trở lên và số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng với tốc độ cao nhất thế giới trong 10 năm tới.
Nếu theo báo cáo này, với mức tăng được dự báo lên tới gần 170%, số người siêu giàu Việt sẽ lên tới gần 300 - con số gây bất ngờ với nhiều người bởi tầm vóc và thực trạng kinh tế chưa tương xứng của Việt Nam hiện nay. Nó cũng gấp cả chục lần so với số lượng những người siêu giàu được thống kê qua thị trường chứng khoán (TTCK) tập trung.
Mặc dù vậy, thật trái ngược khi những con số này lại được coi là chưa phản ánh hết số người siêu giàu thực sự tại Việt Nam. Dưới con mắt của nhiều người, số người giàu được các tổ chức thống kê qua TTCK, qua các doanh nghiệp tư nhân lớn chưa lên sàn... chỉ là bề nổi, chủ yếu dựa trên tài sản công khai, còn thực tế có thể lớn hơn nhiều. Những vụ phát lộ tài sản trị giá rất lớn gần đây cho thấy điều này.
Siêu giàu: Khó chỉ mặt đặt tên
Sự thật về số người siêu giàu, gồm những ai... rất ít người biết. Trong báo cáo của các tổ chức trên, không một đơn vị nào công bố danh sách tên tuổi, tài sản mà họ sở hữu.
Nếu xét trên sàn chứng khoán - nơi được coi là công khai và minh bạch nhất trong các kênh đầu tư và cất giữ tài sản, số người có tài sản trị giá từ 600 tỷ đồng trở lên, tương đương khoảng 30 triệu USD để lọt tốp siêu giàu rất ít, chỉ khoảng 20 người.
Trong đó, ngoài những cái tên nghe quen tai như tỷ phú đô-la duy nhất - ông Phạm Nhật Vượng với đế chế Vingroup, ông trùm BĐS - cao su Đoàn Nguyên Đức (HAG), hai đại gia sắt thép Trần Đình Long (HPG), Lê Phước Vũ (HSG), ông lớn ngân hàng - BĐS - bán lẻ Hà Văn Thắm (OGC), doanh nhân - chính trị gia Đặng Thành Tâm (KBC, ITA), "vua cá tra" Dương Ngọc Minh (HVG), "ông lớn" công nghệ Trương Gia Bình (FPT), đại gia bánh kẹo Trần Kim Thành (KDC), Nguyễn Đăng Quang (MSN), Hồ Hùng Anh (Techcombank)... và vợ con, thì còn có những ai thuộc tốp siêu giàu chưa lộ diện?
Như vậy, số đại gia ẩn danh siêu giàu vẫn chiếm đến 90%.
Trên thực tế, các bảng xếp hạng của các tổ chức có thể bao gồm cả các doanh nhân có doanh nghiệp chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn như Lê Viết Lam (SunGroup), Đặng Khắc Vỹ (VIB), Nguyễn Thanh Hùng (Sovico), Trịnh Thanh Huy (BĐS Bình Thiên An), Nguyễn Cảnh Sơn (Eurowindow Holding), bà Nguyên Thi Nga (BRG, SeABank), ông Vũ Văn Tiền (Geleximco), "chúa đảo" Đào Hồng Tuyển (Tuần Châu), vua hàng hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn (IPP), Trần Quý Thanh (Tân Hiệp Phát), ông Huỳnh Uy Dũng (Sóng Thần), ông Đỗ Minh Phú (DOJI), ông Võ Quốc Thắng (DTG), ông Đoàn Quốc Việt (BIM Group), ông Trầm Bê (STB), ông Vũ Quang Hội (Bitexco)...
Với đa số các nhà đầu tư, rất có để có thể thống kê ra được khoảng 100 người siêu giàu Việt thông qua TTCK và kiểu đoán mò dựa trên các thương hiệu doanh nghiệp nổi tiếng như vừa kể trên. Sự tò mò, do vậy, là rất lớn, nhất là khi các tổ chức liên tiếp công bố số lượng những người siêu giàu nhưng không bố tên tuổi cụ thể.
Vậy, tại sao các tổ chức lại không thể công bố danh tính những người siêu giàu? Vì những người trong cuộc không muốn công bố, muốn yên ổn làm ăn trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay, hay do tài sản họ làm ra có nhiều khuất tất, không hợp pháp; hay những người mà sự giàu có của họ không thể được công bố?
Một điều cũng đáng suy nghĩ là tốc độ gia tăng số lượng người siêu giàu tại Việt Nam theo những thống kê nói trên là quá nhanh. Giàu có, sung túc là tốt nhưng giàu quá nhanh và không tương đồng với những đóng góp cho nền kinh tế, cho xã hội, hoặc/và giàu có dựa trên những cơ hội, thời cơ, cơ chế; giàu có không minh bạch hợp pháp... là điều đáng ngại.
Những con số về người siêu giàu nhiều khi không thể nói lên sự phát triển chung của nền kinh tế hay sự giàu có của đa số người dân.
Theo Mạnh Hà
VEF
Tổng GĐ Vinaconex đau xót vì cảnh mất nước gây ra cho dân Hà Nội "Chúng tôi rất đau xót trước những khó khăn gây ra cho người dân. Một lần nữa chúng tôi có lời xin lỗi tới nhân dân Thủ đô vì chưa làm tròn trách nhiệm như mong muốn", ông Vũ Quý Hà - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vinaconex nói. Sau 9 lần đường dẫn ống nước sạch sông Đà về Hà Nội...