Thanh tra Chính phủ thông tin việc cử cán bộ sắp nghỉ hưu đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài
Tuy việc cử 4 cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài không trái quy định của pháp luật, nhưng do thời gian công tác còn lại ngắn nên Thanh tra Chính phủ nhận thấy chưa phù hợp với yêu cầu công tác lâu dài. Đây là thiếu sót cần phải nghiêm túc chấn chỉnh kịp thời.
Trụ sở Thanh tra Chính phủ
Chiều ngày 11/4, Phó Tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam cho hay, ngay sau khi nhận được thông tin của các cơ quan báo chí phản ánh việc Thanh tra Chính phủ cử cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu đi công tác nước ngoài, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành rà soát, kiểm tra.
Theo kết quả kiểm tra, rà soát, thì trong khoảng thời gian từ tháng 1/1/2018 đến tháng 3/2019, Thanh tra Chính phủ đã cử các đoàn đi công tác nước ngoài theo kế hoạch được phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương như đánh giá tình hình thực hiện các nội dung trong Bản ghi nhớ, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ; tham dự các diễn đàn đa phương, hội nghị quốc tế về phòng, chống tham nhũng, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo… và 3 đoàn đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm.
Căn cứ kế hoạch công tác, Thanh tra Chính phủ cử cán bộ, thành viên đoàn công tác là những cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với mục đích, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác.
Với các đoàn công tác làm nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương, dự các diễn đàn đa phương hoặc dự hội nghị quốc tế, Thanh tra Chính phủ cân nhắc, lựa chọn, quyết định nhân sự cho các đoàn công tác đa số là các cán bộ còn thời gian công tác lâu dài, có một số ít cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu. Cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu tham gia đoàn đều đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực và kinh nghiệm công tác. Việc cử cán bộ tham gia các đoàn công tác này đảm bảo mục đích, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, đúng với quy định của pháp luật.
Đối với 3 đoàn đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, Thanh tra Chính phủ có cử 4 cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu (đã có văn bản thông báo trước 6 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu) là những cán bộ có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của đoàn công tác. Tuy việc cử 4 cán bộ này không trái quy định của pháp luật, nhưng do thời gian công tác còn lại ngắn nên Thanh tra Chính phủ nhận thấy chưa phù hợp với yêu cầu công tác lâu dài. Đây là thiếu sót cần phải nghiêm túc chấn chỉnh kịp thời.
Video đang HOT
Với trách nhiệm người đứng đầu, Tổng Thanh tra Chính phủ thẳng thắn nhận trách nhiệm do chưa thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nhân sự cụ thể nên để xảy ra tình trạng trên và kiên quyết khắc phục.
Ngày 9/4, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp, kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc tham mưu, đề xuất và quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài; đã chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát để sửa đổi Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Thanh tra Chính phủ theo hướng không cử cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu đi học tập, khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm ở nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác lâu dài; giám sát chặt chẽ việc tham mưu và quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, hiệu quả và thiết thực.
Thanh tra Chính phủ trân trọng cám ơn và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan báo chí đối với công tác của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra./.
Theo CAND
Thanh tra Chính phủ công khai kết luận thanh tra cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam khẳng định cơ quan này sẽ tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn để báo cáo Chính phủ.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam phát biểu tại buổi công khai kết luận thanh tra cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn.
Ngày 1/10, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố công khai kết luận thanh tra việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam đã công bố ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các nội dung kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và khẳng định, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra để báo cáo Chính phủ.
Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Bình Định và Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) đều khẳng định đã và đang tổ chức thực hiện nghiêm túc kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Như Dân trí đã thông tin, kết luận thanh tra việc cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn khẳng định việc Bộ Giao thông vận tải ban hành 2 văn bản về chuyển nhượng 26,01% cổ phần và chuyển nhượng 49% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn cho Công ty Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp khi không báo cáo, chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép là trái thẩm quyền, vi phạm Nghị định số 71/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vi phạm Thông tư số 220/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2013.
Việc cổ phần hóa, thoái hết vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn đã thực hiện không đúng với Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015, Thủ tướng đã phê duyệt, trong đó cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, Nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ.
Do đó 75,01% cổ phần mà Vinalines đã chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành phải xử lý thu hồi về sở hữu Nhà nước; các tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cảng Quy Nhơn.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn.
Chỉ đạo Vinalines theo thẩm quyền kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm. Trong đó có Ban Chi đao cổ phần hóa và Tổ giúp việc, trong đó trách nhiệm chính thuộc về Trưởng ban Chỉ đạo và Tổ trưởng Tổ giúp việc đối với những khuyết điểm, vi phạm đã được nêu ra.
Nguyên Tổng giám đốc và nguyên Kế toán trưởng Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn đối với khuyết điểm, vi phạm trong việc trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định, dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm nguồn thu của Vinalines từ lợi nhuận trong giai đoạn thực hiện cổ phần hóa.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân thuộc Văn phòng Chính phủ có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm. UBND tỉnh Bình Định tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan.
Thanh tra Chính phủ cũng đã chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với những cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm đã bị phát hiện.
Theo kết luận thanh tra, giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm 31/3/2013 để cổ phần hóa là 513,823 tỷ đồng; nợ phải trả là 109,723 tỷ đồng; giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán là 192,579 tỷ đồng, giá trị thực tế vốn nhà nước xác định lại là 404,099 tỷ đồng, tăng 211,52 tỷ đồng so với giá trị trên sổ sách kế toán.
Ngày 12/9/2013, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức bán đấu giá cổ phần Cảng Quy Nhơn, giá đấu thành công cao nhất là 20.000 đồng/cổ phần, thấp nhất là 12.200 đồng/cổ phần, bình quân là 12.792 đồng/cổ phần.
Tổng số tiền Vinalines thu được từ việc cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và thoái hết 75,01% vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn là 536,9 tỷ đồng.
Thế Kha
Theo Dantri
Gần 1.000 sai phạm, vì sao Hà Nội chỉ xử 68 công trình tại Sóc Sơn? Liên quan đến những sai phạm lớn về đất rừng ở huyện Sóc Sơn được Thanh tra Hà Nội kết luận, ông Nguyễn Xuân Phương - Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn cho biết, tới đây huyện sẽ cưỡng chế 68 công trình sai phạm. Đáng chú ý, theo kết luận của Thanh tra TP.Hà Nội vào tháng 3.2019, trên địa bàn 9...