Thanh tra Chính phủ: Buýt BRT Hà Nội gây thất thoát, chưa đạt hiệu quả như mong đợi
Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND TP Hà Nội thu hồi hơn 42 tỉ tiền sai phạm tại một gói thầu trong dự án buýt nhanh BRT, nếu các đơn vị liên quan không thực hiện thì chuyển sang cơ quan điều tra xử lý.
Xe buýt nhanh BRT chở khách trên đường phố Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN
Nội dung trên được nêu trong kết luận thanh tra về một số dự án đầu tư xây dựng nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích trên địa bàn TP Hà Nội, vừa được Thanh tra Chính phủ ban hành.
Lãng phí ngân sách hơn 15 tỉ
Theo kết luận, hợp phần I – xe buýt nhanh BRT – thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, tại các gói thầu xây dựng đường trạm xe buýt từ Bộ Y tế đến Khuất Duy Tiến và từ Khuất Duy Tiến đến bến xe Yên Nghĩa, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn khi lập bước thiết kế đường đã thay thế mặt đường bêtông nhựa bằng mặt đường bêtông ximăng.
Trong khi đó, hồ sơ báo cáo khảo sát mặt đường dự án do Công ty cổ phần tư vấn Việt Delta lập cho thấy cường độ mặt đường tốt. “Việc này đã gây lãng phí ngân sách nhà nước hơn 15 tỉ đồng”, cơ quan thanh tra kết luận.
Thanh tra Chính phủ còn phát hiện phần bổ sung các thiết bị có tổng giá trị trên 17,6 tỉ đồng nhưng chủ đầu tư không tổ chức đấu thầu mà ký hợp đồng bổ sung với nhà thầu là vi phạm Luật đấu thầu và Luật xây dựng.
Về hiệu quả dự án, cơ quan thanh tra cho rằng: “Việc đầu tư chưa đồng bộ, chưa tạo ra các lợi ích nhằm khuyến khích người dân chuyển từ phương tiện cá nhân sang vận tải công cộng”.
Video đang HOT
Các nhà chờ, cầu vượt cho người đi bộ trên tuyến BRT chưa thuận tiện. Xe buýt BRT được bố trí làn đường riêng chiếm 1/3 các trục đường hiện có nhưng tốc độ chưa đạt yêu cầu, trong khi hiện trạng lưu lượng giao thông trên tuyến rất lớn, nên thường xuyên gây ùn tắc trong giờ cao điểm.
“Như vậy, mặc dù được đầu tư với số tiền rất lớn nhưng dự án chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, chưa đạt được mục tiêu đề ra là hạn chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và từng bước nâng cao chất lượng môi trường của thành phố”, kết luận nêu.
Không thu hồi được tiền sai phạm sẽ chuyển cơ quan điều tra
Cơ quan thanh tra còn phát hiện số tiền sai phạm tại hợp phần I – xe buýt nhanh BRT – thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội hơn 43,5 tỉ đồng.
Trong đó, đáng chú ý việc các bên liên danh nhà thầu thực hiện không đúng khối lượng được phân chia theo hợp đồng đã ký, dẫn đến Công ty cổ phần Thiên Thành An hưởng lợi số tiền 42,4 tỉ nhưng không chứng minh được khối lượng công việc thực hiện.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị giao UBND TP Hà Nội xin ý kiến Bộ Kế hoạch và đầu tư và thống nhất với nhà tài trợ để thu hồi số tiền sai phạm trên.
“Nếu liên danh Công ty cổ phần Thiên Thành An và Công ty cổ phần ôtô Trường Hải không thực hiện thì UBND TP Hà Nội chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật”, cơ quan thanh tra kiến nghị.
Đối với dịch vụ kiểm tra xe và vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ, chủ đầu tư cũng thanh toán cho nhà thầu một số khoản mục chi phí vượt so với hợp đồng đã ký gần 207 triệu đồng, gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Chủ đầu tư còn thực hiện một số việc không đúng quy định gây thất thoát hơn 625 triệu đồng.
Thừa Thiên Huế "than" khó hủy kết quả trúng đấu giá 8 lô đất của "đại gia"
Trong văn bản gửi tới Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nêu hàng loạt lý do để cho rằng, việc hủy kết quả đấu giá 8 lô đất do ông Lê Ngọc Thiện trúng đấu giá gặp nhiều vướng mắc.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mới đây đã có văn bản gửi Thanh tra Chính phủ để báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra số 355/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai; hoạt động thăm dò, khai thác cát sỏi; quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh này.
Đáng chú ý, Thừa Thiên Huế cho rằng, việc thực hiện nội dung "hủy kết quả đấu giá 8 lô đất tại xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy do ông Lê Ngọc Thiện trúng đấu giá vì có dấu hiệu dàn xếp" có một số bất cập, vướng mắc.
Resort Hoàng Mai của ông Lê Ngọc Thiện ở xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế (Ảnh: Đ.Dương).
Địa phương này cho biết, các nội dung vi phạm liên quan đến việc tổ chức đấu giá 8 lô đất đã được Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành thanh tra và có Kết luận thanh tra số 62/2012, cơ bản trùng với nội dung Kết luận thanh tra Chính phủ.
Cụ thể, trong kết luận số 62/2012 đã làm rõ và xác định rõ các vi phạm về không thông báo công khai đấu giá, không tổ chức đấu giá mà hợp thức hóa cho ông Lê Ngọc Thiện; vi phạm trình tự, thủ tục đấu giá; yêu cầu thu hồi tiền sai phạm do phê duyệt đơn giá tối thiểu chưa phù hợp; yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND thị xã; Chủ tịch, các thành viên Hội đồng đấu giá và các cơ quan, cá nhân có liên quan.
Sau khi có Kết luận thanh tra số 62/2012, UBND Thị xã Hương Thủy đã nghiêm túc thực hiện chấn chỉnh, khắc phục các vi phạm, thiếu sót, tồn tại và xác định rõ trách nhiệm và xử lý đối với từng cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan.
Cụ thể, UBND Thị xã Hương Thủy đã đôn đốc, yêu cầu ông Lê Ngọc Thiện nộp số tiền trên 1,6 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước; đến nay đã nộp trên 1,1 tỷ đồng.
Đồng thời đã tiến hành nghiêm túc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan như ông Nguyễn Đắc Tập - nguyên Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch, chuyển sang làm Chánh văn phòng HĐND&UBND Thị xã Hương Thủy; ông Nguyễn Duy Sành - nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, chuyển sang làm Phó Ban Dân vận Thị ủy và thực hiện kiểm điểm trách nhiệm đối với cán bộ, chuyên viên tham mưu có liên quan.
"Như vậy, một nội dung vi phạm nhưng có 2 kết luận thanh tra; một hành vi vi phạm nhưng lại yêu cầu xử lý 2 lần. Có sự trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra" - văn bản của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nêu lý do.
Hơn nữa, việc xử lý các nội dung liên quan sau khi hủy kết quả trúng đấu giá sẽ rất khó khăn, phức tạp trong quá trình thực hiện.
"Hiện nay, ông Lê Ngọc Thiện đã đầu tư và xây dựng nhiều công trình kiên cố trên đất, đã thực hiện việc nộp tiền khắc phục hậu quả theo Kết luận thanh tra số 62/KL của Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, ông Lê Ngọc Thiện đã thế chấp quyền sử dụng đất và Ngân hàng đang tiến hành các thủ tục thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ" - địa phương này nêu khó khăn.
Do đó, Thừa Thiên Huế cho biết, UBND Thị xã Hương Thủy đã có kiến nghị Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét để tiếp tục thực hiện các nội dung tại Kết luận thanh tra số 62/KL; đồng thời nghiêm túc xử lý, khắc phục các vi phạm khác đã được làm rõ tại kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Như Dân trí đã phản ánh trước đó, ông Lê Ngọc Thiện - Giám đốc Công ty TNHH Thanh Danh Ngọc Thiện được biết đến là "đại gia" có tiếng trong giới bất động sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tám lô đất trên đã được ông Thiện xây dựng resort Hoàng Mai.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc phân lô tổ chức bán đấu giá nhiều lô đất tại xã Thủy Bằng (Thị xã Hương Thủy) chưa minh bạch, có dấu hiệu dàn xếp cho ông Lê Ngọc Thiện có hộ khẩu thường trú 23 Hai Bà Trưng, thành phố Huế trúng đấu giá, vi phạm khoản 1 Điều 37 Nghị định số 17/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
Từ đó, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo hủy kết quả đấu giá 8 lô đất do ông Lê Ngọc Thiện trúng đấu giá và xử lý dứt điểm các vi phạm về sử dụng đất, trật tự xây dựng liên quan đến khu đất này.
Thanh tra Chính phủ tái kết luận các hộ khiếu nại ở 5 khu phố thuộc 3 phường trong ranh Thủ Thiêm Phó tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn vừa ký thông báo số 1169 ngày 21-7 kết luận kiểm tra về khiếu nại ranh quy hoạch 5 khu phố thuộc 3 phường trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, tái khẳng định số thửa đất khiếu nại thuộc ranh quy hoạch. Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ quận 1, TP.HCM...