Thanh tra Bộ Xây dựng nghi vòi tiền, trách nhiệm người đứng đầu thế nào?
Sáng 14/6, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học (Phó Ban Nội chính Trung ương) đã có trao đổi với báo chí xung quanh việc đoàn Thanh tra của Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản vì liên quan nghi vấn “vòi” tiền tỷ.
ĐBQH Nguyễn Thái Học, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương (ảnh IT).
Trong vụ việc nghi Thanh tra Bộ Xây dựng “vòi tiền” tỷ và bị lập biên bản tại Vĩnh Phúc, Bộ trưởng Xây dựng và Chánh thanh tra Bộ Xây dựng có trách nhiệm như thế nào thưa ông?
- Việc này phải xem xét vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể, còn bây giờ nói rất khó. Từ điều kiện cụ thể mới tháy được trách nhiệm của các cơ quan liên quan như thế nào, trách nhiệm của những người liên quan như thế nào, phải có xem xét quy trình cụ thể.
Chiều qua khi trả lời báo chí Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nói đây là sai phạm của cá nhân, ông nghĩ sao?
- Đồng ý đó là sai phạm của cá nhân nhưng đây là cá nhân đi làm công vụ và công vụ này là do Bộ Xây dựng cử đi làm, giao nhiệm vụ. Như vậy, từ sai phạm của cá nhân làm ảnh hưởng rất lớn đến trách nhiệm của một ngành mà ở đây là hoạt động thanh tra.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ việc Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng bị lập biên bản và tạm giữ, có người mới được bổ nhiệm làm Phó trưởng Phòng cách đây 2 tháng, liệu có vấn đề công tác cán bộ thưa ông?
Đây là một vấn đề phải đặt ra. Vì sao anh mới bổ nhiệm một người mà trước đó trong quá trình bổ nhiệm phải theo dõi, đánh giá cán bộ nhưng sau khi bổ nhiệm, cán bộ đó đã có dấu hiệu vi phạm. Như vậy, việc này đặt ra đối với trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc xem xét, bổ nhiệm cán bộ.
Khi anh lựa chọn, đánh giá cán bộ từ phẩm chất, chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào mà để sau khi vừa bổ nhiệm người ta đã có dấu hiệu vi phạm ngay. Trong công tác cán bộ, khâu đánh giá, nhìn nhận chưa tốt nên lựa chọn người không đúng dễ dẫn tới hậu quả.
Như Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói “đây là sai phạm cá nhân và liệu như vậy sau này cũng có thể rất nhiều sai phạm cá nhân xảy ra. Vậy, có cơ chế nào để giám sát các cơ quan thanh tra tốt hơn?
- Cơ chế giám sát tốt nhất ở đây là tự kiểm tra giám sát như trong đoàn, đối tượng bị kiểm tra và cơ quan chủ quản của đoàn kiểm tra. Tốt nhất và trực tiếp nhất là từ việc kiểm tra, tự quản lý.
Còn về sâu xa hơn nữa là liên quan đến công tác cán bộ. Có nghĩa là làm sao lựa chọn cho đúng người có phẩm chất, năng lực thật sự để bổ nhiệm vào vị trí thanh tra. Cái này nhiều cơ quan, bộ ngành chưa chú trọng đến đội ngũ làm công tác thanh tra. Chính vì chưa chú trọng nên chưa chọn đúng con người. Một khi đã lựa chọn đúng con người để thực thi công vụ trong hoạt động thanh tra thì chắc chắn độ tin cậy cao hơn, khi thực thi công vụ khó có sai phạm. Hơn ai hết chính những con người làm công tác thanh tra phải tốt, còn nếu như con người đó không tốt thì có giám sát, thủ tục như thế nào thì khó lòng mà kiểm soát được.
Xin cảm ơn ông (!).
Theo Danviet
Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng "vòi tiền", đòi chung chi hàng chục tỷ đồng
Cơ quan Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa lập biên bản hành vi vòi tiền của đoàn thanh tra Bộ Xây dựng tại huyện Vĩnh Tường.
Nguồn tin của VietNamNet cho biết, việc lập biên bản sự việc diễn ra chiều qua tại huyện Vĩnh Tường.
Đoàn thanh tra thuộc Bộ Xây dựng thanh tra theo kế hoạch định kỳ. Nội dung là thanh tra công tác quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản tại huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Kế hoạch thanh tra nằm trong kế hoạch đầu năm của Bộ Xây dựng, không phải thanh tra đột xuất.
Theo nguồn tin, số tiền mà đoàn thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu "chung chi" lên tới hàng chục tỷ đồng.
"Hiện tại, cơ quan công an tỉnh đang thụ lý vụ việc. Đã có thông tin ban đầu báo cáo tới các lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Vĩnh Phúc" - nguồn tin cho biết.
Trụ sở UBND huyện Vĩnh Tường.
Những năm gần đây, Vĩnh Tường là huyện có tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều dự án xây dựng... ở mức độ lớn nhất trong tỉnh Vĩnh Phúc. Địa phương này cũng tổ chức đấu thầu, mời thầu nhiều công trình, dự án đường giao thông, dự án thủy lợi...
Thời gian đoàn thanh tra Bộ Xây dựng thanh tra tại huyện Vĩnh Tường kéo dài gần 1 tháng. Một phó chủ tịch huyện phụ trách lĩnh vực kinh tế, xây dựng được giao nhiệm vụ phối hợp với đoàn.
Trước đó, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà ký ban hành QĐ số 1369/QĐ-BXD phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra năm 2019 của Thanh tra Bộ. Theo đó, Bộ giao Chánh Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch thanh tra theo quy định của luật Thanh tra và pháp luật khác có liên quan, định kỳ báo cáo Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ theo quy định.
Năm 2019, Thanh tra Bộ Xây dựng triển khai 90 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực: quy hoạch và quản lý quy hoạch; các công trình, dự án giao thông; nông nghiệp và phát triển nông thôn; các công trình dân dụng công nghiệp; hạ tầng kỹ thuật; vật liệu xây dựng; hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản... phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân và xử lý đơn thư.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng tiến hành thanh tra công tác quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản tại TP Vĩnh Yên, huyện Tam Đảo và huyện Vĩnh Tường...
Thời điểm hiện tại, đoàn này đã hoàn tất việc thanh tra theo kế hoạch tại TP Vĩnh Yên, đang thực hiện thanh tra tại huyện Vĩnh Tường thì có việc lập biên bản vào ngày 12/6.
Theo Thái Bình (Vietnamnet)
'Dân chiếm đoạt 5 triệu đồng đã xử lý hình sự, còn ở đây chiếm đoạt cả tỷ đồng thì không bị làm sao?' Đại biểu Nguyễn Mai Bộ nêu vấn đề dân chiếm đoạt 5 triệu đồng thì xử lý hình sự, còn ở đây chiếm đoạt quỹ bảo trì chung cư cả tỷ đồng nhưng không bị làm sao. Chất vấn Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) đặt vấn đề, theo điều 176 của Luật Nhà ở, thanh...