Thanh tra Bộ Xây dựng khẳng định không có ý định “đánh đấm” Hà Nội
Ông Phạm Gia Yên – Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng – khẳng định, việc chỉ rõ những sai sót ở 6 dự án xây dựng đường, cầu vượt dẫn đến tăng giá, sai tổng giá trị nghiệm thu… lên tới hàng chục tỷ đồng là việc làm bình thường, không có ý định “đánh đấm” Hà Nội.
Ngày 27/1, Thanh tra Bộ Xây dựng cùng Sở GTVT Hà Nội làm rõ những thông tin liên quan đến Kết luận thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng 6 dự án gồm: đường 446, cải tạo và nâng cấp đường 23B, đường nối từ Quốc lộ 5 vào khu công nghiệp HAPRO, xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Nam Hồng, cầu vượt Nguyễn Chí Thanh – đường Láng và cầu vượt Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã.
Đụng đâu sai đó
Kết luận thanh tra do ông Phạm Gia Yên – Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng – ký chỉ rõ sai sót trong việc lập dự toán chưa căn cứ vào nội dung, tính chất công việc để vận dụng định mức phù hợp. Cũng từ việc tính sai tăng khối lượng, áp sai đơn giá, định mức… dẫn đến tăng giá gói thầu tại các dự án thanh tra hơn 11 tỷ đồng.
Nút giao Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã giảm hẳn ùn tắc khi có cầu vượt
Thanh tra Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ sai sót trong quá trình nghiệm thu, thanh toán vượt chi phí khảo sát. Đơn giá thanh toán một số hạng mục công việc không đúng theo biện pháp thi công thực tế. Điều đó dẫn đến làm sai tăng tổng giá trị nghiệm thu, thanh toán tại các dự án thanh tra hơn 28 tỷ đồng.
Ông Phạm Gia Yên yêu cầu Sở GTVT Hà Nội không thanh toán hơn 26 tỷ đồng cho đến khi UBND thành phố Hà Nội ban hành định mức, đơn giá chính thức. Sau khi có đơn giá định mức mới căn cứ vào đó để thanh toán cho nhà thầu thi công cầu vượt. Ngoài ra, Sở GTVT cũng phải giảm trừ khi thanh, quyết toán số tiền hơn 1,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, Thanh tra Bộ Xây dựng còn yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở GTVT tổ chức kiểm điểm các tập thể và cá nhân đã để xảy ra các sai sót tại các dự án thanh tra. Để làm tốt hơn các dự án sau, ông Phạm Gia Yên cũng yêu cầu Sở GTVT phải rút kinh nghiệm.
Làm rõ những vấn đề được Thanh tra Bộ Xây dựng đưa ra, ông Phạm Hoàng Tuấn – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội – khẳng định trong quá trình triển khai các cây cầu, đơn vị này đã tuân thủ theo các quy định của Nhà nước ban hành. Còn những con số thống kê kinh phí liên quan đến định mức, đơn giá trong báo cáo của Thanh tra Bộ Xây dựng thực chất chỉ là con số mà Thanh tra Bộ Xây dựng thấy chưa đủ cơ sở khi chưa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt định mức (tại thời điểm ban hành kết luận thanh tra).
Theo ông Tuấn, các định mức này đã được UBND thành phố phê duyệt, cho phép áp dụng phù hợp với thực tế thi công tại hiện trường và Sở GTVT sẽ nghiệm thu, quyết toán theo đúng các kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng nên “không thể coi đó là sai phạm, thất thoát được”.
Thanh tra không có ý “đánh đấm”
Ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội – nhiều lần khẳng định không có chuyện thất thoát, sai phạm liên quan đến việc xây cầu vượt trên địa bàn. Theo ông Viện, chi phí của các dự án mới là dự toán, chưa đến giai đoạn quyết toán và không có thất thoát.
Khi có kết luận thanh tra, ông Viện cho biết, Sở GTVT cũng đã chủ động họp và yêu cầu đơn vị liên quan kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm. “Không phải chúng tôi không nhận thấy những sai sót. Chúng tôi kiểm điểm, rút kinh nghiệm như vậy để làm tốt hơn những công trình sau”, Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện nói.
Là người trực tiếp ký quyết định và kết luận thanh tra, ông Phạm Gia Yên – Chánh thanh tra Bộ Xây dựng – cho biết, đây là cuộc thanh tra định kỳ, chứ không phải thanh tra theo đơn khiếu kiện. “Đây là đợt thanh tra bình thường như ở các tỉnh khác thôi, không có ý định “đánh đấm” gì ở đây cả”, ông Phạm Gia Yên nói.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Gia Yên chỉ rõ những sai sót là việc làm bình thường, không có ý “đánh đấm”
Ông Phạm Gia Yên đánh giá những công trình trên rất cần thiết để giải quyết ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, kết luận thanh tra không đưa những thành tích mà chỉ đưa những cái chưa làm được. Xác định đây là vấn đề nhạy cảm dễ động chạm đến đơn vị quản lý nên trước khi công bố kết luận, đoàn thanh tra cũng đã mời các bên liên quan đến làm việc, trao đổi rồi mới công bố kết luận theo quy định pháp luật.
“Đây là những thông tin nhạy cảm, có thể xúc phạm đến người quản lý và công nhân nên chúng tôi làm rất thận trọng. Trong kết luận, chúng tôi không dùng những từ như thất thoát lãng phí. Đến thời điểm này, chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm như đã nêu trong kết luận thanh tra”, ông Phạm Gia Yên nêu rõ quan điểm.
Quang Phong
Theo Dantri
Những người đầu tiên bị "ghi tên" vì đội mũ bảo hiểm rởm
Trong ngày đầu ra quân xử lý người điều khiển mô tô, xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn hoặc đội không đúng quy cách, lực lượng cảnh sát giao thông chủ yếu tuyên truyền, nhắc nhở người vi phạm.
Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (PC67 - CATP Hà Nội) - quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm không đạt chất lượng là đúng đắn, nhằm giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông. Tuy nhiên, Đại tá Thắng cũng thẳng thắn cho rằng, nếu áp dụng quy định xử phạt này, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ gặp khó khăn vì cảnh sát không có máy móc, phương tiện, tập huấn để phân biệt mũ bảo hiểm không đủ tiêu chuẩn mà chỉ thông qua văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học - Công nghệ.
Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định, lực lượng chức năng chỉ xử phạt lỗi đội mũ không đạt chuẩn, chứ không có hướng dẫn về việc giữ lại chiếc mũ không đúng chất lượng. Nếu thu mũ, người điều khiển phương tiện có tiếp tục được phép lưu hành hay không? Nếu không thu mũ rất có thể người dân lại đội mũ cũ.
Những mũ bảo hiểm thời trang như thế này sẽ không được coi là mũ đạt chuẩn (Ảnh: Kiên Thảo)
Cũng theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, người dân và phương tiện tham gia giao thông chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ thì lực lượng không được phép dừng xe để kiểm tra hay xử lý về hành vi đội mũ bảo hiểm "dỏm".
"Các chốt cảnh sát giao thông sẽ không dừng xe với người chấp hành luật lệ giao thông mà chỉ dừng xe xử phạt những người vi phạm các lỗi như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm. Nếu phát hiện người vi phạm đội mũ bảo hiểm chưa đạt chuẩn sẽ nhắc nhở và tuyên truyền để thay mũ đúng quy định, đồng thời lập biên bản ghi nhớ. Những người tái phạm sẽ bị phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm" - Trưởng Phòng PC67 khẳng định.
Ghi nhận tại TPHCM sáng nay, vẫn rất nhiều người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm thời trang, mũ không đảm bảo chất lượng. Khi được hỏi, nhiều người phân trần rằng khi đi mua bản thân họ cũng không biết đâu là mũ xịn, đâu là mũ rởm.
Ông Phạm Quốc Huy (56 tuổi, ngụ quận 3, TPHCM) cho biết: "Tôi sử dụng MBH này cả mấy năm nay mà vẫn không biết mũ này thật hay giả, đến khi bị CSGT thổi lại và nhắc nhở về việc đội MBH không đạt chuẩn thì tôi mới biết".
Rất nhiều người dân TPHCM sáng nay vẫn đội mũ bảo hiểm thời trang khi tham gia giao thông (Ảnh: Kiên Thảo)
Những tổ công tác CSGT đang làm nhiệm vụ trên các tuyến đường ở TPHCM sáng nay cũng đã kết hợp giữa việc xử phạt giao thông và nhắc nhở người dân về việc đội MBH không đạt chuẩn. Theo một chiến sĩ CSGT Công an quận 3 đang làm nhiệm vụ tại giao lộ Nguyễn Thông - Lý Chính Thắng (phường 9, quận 3), việc xử phạt người dân dội MBH không đạt chuẩn vẫn chưa thể thực hiện được vì đang chờ ý kiến chỉ đạo từ cấp trên.
"Trong những ngày đầu, chúng tôi chỉ nhắc nhở là chính, nếu trong lúc xử phạt giao thông mà phát hiện người dân đội MBH không đạt chuẩn, không đúng quy cách, chúng tôi sẽ tiến hành nhắc nhở", vị cán bộ này cho biết thêm.
Đại úy Võ Minh Đăng, Đội phó Đội CSGT Phú Lâm, cho biết, việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm trên địa bàn vẫn chưa được tiến hành do đang chờ ý kiến chỉ đạo từ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67) - Công an TPHCM.
Bắt đầu từ hôm nay, 1/7, người điều khiển mô tô, xe máy, xe đạp điện đội mũ bảo hiểm "dỏm", đội mũ không đúng quy cách sẽ bị xử lý.
Phần lớn người dân nắm được thông tin về việc CSGT xử phạt nên đã chấp hành nghiêm túc.
Mỗi đội CSGT thuộc Phòng CSGT Hà Nội thành lập 1 tổ chuyên đề, tập trung xử lý người đội mũ bảo hiểm "dỏm".
Hơn 2 tiếng đồng hộ chốt trực tại ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai, tổ công tác Đội CSGT số 2 phát hiện hơn 30 trường hợp vi phạm.
Nhiều trường hợp người vi phạm là sinh viên...
... hay người lao động phổ thông không nắm được quy định, không theo dõi thông tin qua báo chí.
Ngày đầu ra quân, lực lượng CSGT chủ yếu tuyên truyền, nhắc nhở người vi phạm.
Các văn bản, tài liệu được chuẩn bị cẩn thận để hướng dẫn, thông tin cụ thể cho người vi phạm biết.
Nhiều người vi phạm ghi lại hình ảnh đã được CSGT hướng dẫn để thông tin lại với người thân.
Ngoài việc nhắc nhở, lực lượng CSGT sẽ lập biên bản ghi nhớ. Người nào tái phạm sẽ bị xử phạt như hành vi không đội mũ bảo hiểm.
Lực lượng CSGT tiến hành nhắc nhở 1 trường hợp đội MBH không đạt chuẩn trên đường Lý Chính Thắng - TPHCM trong sáng 1/7 (Ảnh: Kiên Thảo).
Tiến Nguyên - Tuấn Hợp - Đình Thảo - Trung Kiên
Theo Dantri
Thăm hỏi chiến sỹ CSCĐ bị thương khi làm nhiệm vụ Ngày 19-5, Thiếu tá Trần Thanh Tùng, Phó Trưởng phòng Công tác Đảng và công tác quần chúng, Bí thư Đoàn thanh niên CATP Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên Thượng sỹ Bùi Văn Hoai, chiến sỹ đội 6 - Trung đoàn Cảnh sát cơ động bị thương trong khi làm nhiệm vụ. Trước đó, như báo ANTĐ đã đưa tin,...