Thanh tra Bộ Công thương rởm dày công lừa chạy việc làm
Không nghề nghiệp, song Phương vẫn ung dung ăn ở trong một căn hộ vào loại sang trọng nhất Hà Nội, tại khu Royal City. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan công an đã thu giữ cả đống hồ sơ xin việc và giấy tờ giả mạo.
Ngày 1-4, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Minh Phương (SN 1975, trú tại thị trấn Phong Châu, Phù Ninh, Phú Thọ) 14 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 2 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Tổng hợp hình phạt cả 2 tội danh, cán bộ Thanh tra Bộ Công thương rởm này phải chấp hành chung là 16 năm tù giam.
Điều đáng nói là khi bị bắt giữ và khám xét khẩn cấp nơi ở, tại một căn hộ, thuộc khu Royal City (quận Thanh Xuân, Hà Nội), cơ quan công an đã thu giữ của Phương cả đống hồ sơ xin việc làm cùng nhiều loại giấy tờ giả mạo với tên cơ quan phát hành là Bộ Công thương.
Thanh tra Bộ Công thương rởm – Nguyễn Minh Phương tại phiên xử
Và thêm một điểm đáng nói nữa là, sau đúng 10 năm phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì đối tượng lại bị bắt giữ lần thứ 2 vào ngày 18-2-2014 cũng với tội danh đó. Tuy nhiên, điều khác biệt lớn nhất so với lần phạm tội trước đây của Phương là thủ đoạn gây án ở lần lừa đảo này cực kỳ tinh vi và số tiền chiếm đoạt cũng rất lớn.
Theo đó, mặc dù không có nghề nghiệp nhưng Phương vẫn muốn lúc nào cũng có tiền chi tiêu rủng rỉnh. Để đạt được mục tiêu ấy, đối tượng luôn rêu rao, đồng thời tạo cho mình vẻ bề ngoài của một cán bộ công chức có “ sao vạch” trong cơ quan Nhà nước.
Video đang HOT
Cụ thể, bắt đầu từ năm 2013, mỗi khi có dịp gặp gỡ người lạ, Phương đều tự nhận là các bộ Thanh tra Cục Công nghiệp địa phương hoặc Phó chánh Thanh tra của Bộ Công thương. Với chức vụ đó, đối tượng khẳng định hoàn toàn có thể xin cho nhiều người được vào làm việc tại Bộ Công thương hoặc làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Cùng với những lời “ba hoa chích chòe” của bản thân, Phương nhanh chóng tìm tới một cửa hiệu quảng cáo ở TP Thanh Hóa thuê chế tác liền lúc 5 chiếc thẻ công chức và Thẻ Thanh tra Cục Công nghiệp địa phương giống như thật. Ngoài số thẻ đặc biệt ấy với đầy đủ họ tên đối tượng, hình Quốc và ảnh chân dung gắn liền, Phương còn in thêm 4 phù hiệu công chức đeo ngực cùng dòng chữ Bộ Công thương “sáng quắc”.
Chưa hết, Phương còn in ra hàng trăm phong bì giấy có hình Quốc huy với tên cơ quan phát hành bên ngoài là Bộ Công thương. Củng cố thêm công cụ lừa đảo, cuối năm 2013, cán bộ thanh tra rởm tiếp tục tìm tới một cửa hiệu quảng cáo ở phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm) đặt liền lúc 2 con dấu công văn đi, công văn đến, gắn với ngày, tháng rất linh hoạt và 1 con dấu mang đầy đủ họ tên đối tượng.
Chuẩn bị các công cụ phạm tội, Phương còn dày công vào mạng Internet “đánh cắp” nhiều mẫu văn bản, chữ ký lãnh đạo cùng hình dấu tròn của Bộ Công thương, rồi in ra, cắt dán để tạo thành hàng loạt quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ và cả mớ hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động của bộ này.
Với sự chuẩn bị công phu nêu trên, tháng 7-2013, Phương nói với ông Lê Đình Nhàn (SN 1962, ở TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là có thể xin cho nhiều người vào làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn với điều kiện phải chi từ 20 triệu đồng đến gần 200 triệu đồng/người, tùy từng vị trí công việc.
Tin tưởng Phương, từ giữa năm 2013 đến đầu năm 2014, ông Nhàn đã giao tiền, hồ sơ để cán bộ thanh tra rởm này xin việc làm cho vợ cùng con gái ông. Ngoài ra, ông Nhàn còn giới thiệu cho 7 người là họ hàng, quen biết đưa hồ sơ và nộp tiền xin việc cho kẻ lừa đảo.
Cùng với các cá nhân thông qua đầu mối là ông Nhàn, Phương còn nhận tiền của hàng chục trường hợp khác ở các tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hà Nội với lời hứa sẽ xin cho họ vào làm việc tại khu kinh tế ở Thanh Hóa và Bộ Công thương. Trong đó, có trường hợp ông Trần Danh Tuyên (trú ở Vĩnh Phúc) đưa 400 triệu đồng để nhờ Phương xin cho con gái vào làm việc tại cơ quan bộ.
Tổng cộng, cán bộ Thanh tra Bộ Công thương rởm đã nhận hồ sơ và tiền của 18 người có nhu cầu xin việc làm. Thế nhưng sau khi nhận hồ sơ, tiền, đối tượng không hề làm bất cứ việc gì cho họ và đã chiếm đoạt, ăn tiêu hết hơn 2 tỷ đồng của gần 20 bị hại. Và một điều hiển nhiên là không một cá nhân nào nhờ Nguyễn Minh Phương xin việc được đi làm.
Theo_An ninh thủ đô
Quá dễ đối phó với thanh tra chất cấm trong chăn nuôi
Thanh tra chất cấm trong chăn nuôi được tiến hành trực tiếp nhưng hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều được báo trước nên kết quả khó chính xác
Chiều nay 31/3, tại TP Đà Nẵng, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã trao đổi nghiệp vụ với các cơ quan liên quan và Thanh tra các Sở NN&PTNT 63 tỉnh, thành phố trong cả nước về công tác thanh tra chuyên ngành NN&PTNT. Tại đây, nhiều ý kiến đặt ra về sự bất hợp lý từ các văn bản, chính sách hiện hành.
Khi vào thanh tra trực tiếp, các cơ sở được báo trước sẽ có sự chuẩn bị và cất giấu sản phẩm. (Ảnh minh họa: KT)
Trong năm 2015, chỉ riêng lĩnh vực thanh tra, kiểm tra các chất cấm trong chăn nuôi tại 46/63 tỉnh, thành phố, Thanh tra các Sở NN&PTNT đã phối hợp với Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Chi cục Thú y các địa phương tiến hành kiểm tra tại gần 1.230 cơ sở, phát hiện 24 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 2,2%.
Qua thanh tra đã phát hiện 12 trong số gần 650 mẫu thức ăn chăn nuôi dương tính với chất cấm Salbutamol; 69 trong số hơn 1.000 mẫu nước tiểu và chỉ có 1 trong số 172 mẫu thịt được lấy mẫu xét nghiệm nhiễm loại chất chất cấm này.
Thanh tra Bộ NN&PTNT phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm về môi trường, Bộ Công an tiến hành kiểm tra 207 mẫu thức ăn chăn nuôi của 32 công ty để phân tích, kết quả cho thấy không phát hiện chất cấm Salbutamol và Auramine.
Ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, nhiều bất hợp lý từ các văn bản, chính sách về thanh tra chuyên ngành nên rất khó áp dụng đối với thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. Hiện nay khi vào thanh tra trực tiếp, các cơ sở được báo trước sẽ có sự chuẩn bị và cất giấu sản phẩm. Còn lại thanh tra hành chính chỉ được tiến hành trên hồ sơ, giấy tờ.
"Thanh tra chuyên ngành là thanh tra trên hiện vật nhưng trình tự, thủ tục lại được tiến hành một cuộc thanh tra lại gần giống một cuộc thanh tra hành chính, nên cần thiết phải sửa. Đối với Luật Thanh tra năm 2010 có một bộ phận thanh tra chuyên ngành, nhưng bộ phận này không nói rõ về mặt tổ chức như thế nào nên bất cứ công chức nào đáp ứng đủ điều kiện đều được giao thanh tra chuyên ngành, hôm nay có thể làm thanh tra nhưng ngày mai có thể làm chuyên môn", ông Việt chỉ rõ những bất cập./.
Hoài Nam
Theo_VOV
Từ 1.7, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị phạt tù đến 20 năm2 Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hiện nay đang có diễn biến khá phức tạp và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1.7.2016, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử lý hình sự. Sử dụng chất cấm là tội ác Theo...