“Thanh tra 804 cuộc, chỉ phát hiện 1 vụ tham nhũng nhỏ”
“Có một số địa phương trong hơn 2 năm thực hiện 804 cuộc thanh tra nhưng chỉ phát hiện được 1 đến 2 vụ tham nhũng nhỏ và kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính…” – báo cáo thẩm tra của Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng nêu rõ.
Ngày 22/10, Chính phủ đã có báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013. Theo báo cáo, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, kết hợp với hiệu ứng tích cực có được từ đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã có tác dụng răn đe tham nhũng.
Theo đó, một số lĩnh vực, qua khảo sát, tình hình tham nhũng đã có xu hướng giảm so với kết quả khảo sát trước đó như thuế, hải quan, truyền thông, dịch vụ đăng ký và cấp phép. Tuy nhiên, Chính phủ nhận định, tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, vẫn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn còn diễn ra ở một số lĩnh vực. Tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản tại một số doanh nghiệp nhà nước đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong xã hội
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện trình bày báo cáo thẩm tra
Thanh tra nhiều, phát hiện gần như không
Báo cáo Thẩm tra do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thực hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Hiện trình bày sáng 22/10 cho thấy, việc phát hiện tham nhũng và kiến nghị xử lý về hình sự thông qua công tác thanh tra, kiểm toán tăng cả về số vụ và số đối tượng. Tuy nhiên, việc phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn yếu và đây là hạn chế đã kéo dài nhiều năm nhưng việc khắc phục rất chậm.
Hầu hết các địa phương mà Đoàn của Ủy ban Tư pháp tiến hành giám sát, khảo sát đều cho rằng, số vụ việc phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra; số tiền, tài sản sai phạm có liên quan đến tham nhũng phát hiện được qua công tác thanh tra, kiểm toán là rất lớn, nhưng kiến nghị thu hồi khoảng trên 40%, số thu hồi được còn thấp hơn nữa (đạt dưới 50% số tiền, tài sản kiến nghị thu hồi).
Đặc biệt, tại các địa phương, Cơ quan thanh tra tiến hành rất nhiều cuộc thanh tra nhưng lại phát hiện được rất ít tham nhũng. “Có một số địa phương trong hơn 2 năm thực hiện 804 cuộc thanh tra nhưng chỉ phát hiện được 01 đến 02 vụ tham nhũng nhỏ và kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính…” – báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp dẫn chứng.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc xử lý sai phạm, thực hiện kiến nghị sau kết luận của Thanh tra, Kiểm toán thực hiện còn hạn chế.
“Qua nhiều năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng thì công tác tự phát hiện tham nhũng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị là rất yếu. Đây là hạn chế đã được nêu ra nhiều lần trong báo cáo của Chính phủ, Quốc hội nhưng tiến triển chậm, mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và xử lý cán bộ, công chức, viên chức” – báo cáo nêu rõ.
Trước đó, theo Báo cáo của Chính phủ thì chỉ có Ngân hàng nhà nước tự phát hiện được 45 vụ việc vi phạm pháp luật với số tiền sai phạm là 917,161 tỷ đồng, đã thu hồi được 23,48 tỷ đồng, đạt 2,5% số tiền phải thu hồi.
Nguyên nhân chủ yếu là do suy thoái đạo đức
Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến tình hình tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp như hiện nay, Ủy ban Tư pháp cho rằng chủ yếu là tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, trong đó có lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bên cạnh đó là bệnh quan liêu, thành tích vẫn còn nặng nề nên không ít người đứng đầu vẫn còn bao che, dung túng cho hành vi tham nhũng của cán bộ do mình quản lý.
Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Tư pháp do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Hiện trình bày cũng cho rằng, vẫn còn có biểu hiện xử lý không nghiêm minh, nương nhẹ và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm như lợi dụng kẽ hở của pháp luật để xử lý hành vi tham nhũng bằng biện pháp kỷ luật, hành chính; hoặc chưa xem xét toàn diện loại vụ việc đã khởi tố nhưng do đã khắc phục hậu quả, trả lại tiền, tài sản tham nhũng nên đình chỉ điều tra bị can.
Ngoài ra, khi xét xử thì áp dụng nhiều lần tình tiết giảm nhẹ để xử dưới khung hình phạt và cho hưởng án treo hoặc phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ;…
Ủy ban Tư pháp kiến nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tăng cường chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra tự phát hiện tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; ban hành tiêu chí cụ thể để xác định và xử lý được trách nhiệm của người đứng đầu, tránh trường hợp người đứng đầu tích cực phát hiện được nhiều tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình thì lại bị coi là nơi để xảy ra nhiều hành vi tham nhũng phát sinh; tăng cường chỉ đạo công tác phân tích, thống kê thông tin, số liệu về phòng chống tham nhũng.
Kết quả khảo sát xã hội học với phương pháp đo lường từ trải nghiệm thực tiễn của người dân (chỉ số PAPI – chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2012) cho thấy tình trạng tham nhũng vặt và hối lộ trong khu vực công vẫn diễn ra phổ biến, nghiêm trọng; tỷ lệ người dân tin vào quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền địa phương không cao; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cải cách thủ tục hành chính công…còn hạn chế và không có nhiều chuyển biến so với năm trước. Tổ chức minh bạch thế giới xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt nam (CPI năm 2012) đứng thứ 123/176 nước (chỉ đạt 31 điểm trên thang điểm 100).
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Vì sao Việt Nam không cần Tòa án Hiến pháp?
Là người đã có 4 lần tham gia vào công tác sửa đổi Hiến pháp, đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã phân tích rất sâu về 3 thiết chế độc lập là Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng Bầu cử và Kiểm toán nhà nước.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền: Ngay từ đầu tôi đã không đồng tình việc có Hội đồng Bảo hiến - ảnh: Tuệ Khanh
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Quyền, trong 3 thiết chế độc lập là Hội đồng Hiến pháp, kiểm toán nhà nước và hội đồng bầu cử thì điều gây tranh luận nhiều nhất là Hội đồng Bảo hiến mà một số nước gọi là Tòa án Hiến pháp.
"Là người trong Ban biên tập, ngay từ đầu tôi đã không đồng tình việc có Hội đồng Bảo hiến" - ông Quyền khẳng định ngay khi bắt đầu phát biểu về vấn đề này và chỉ rõ, nghiên cứu về thiết chế, chính trị và tổ chức bộ máy của nhiều nước trên thế giới cho thấy, Hội đồng Bảo hiến và đặc biệt là Tòa án Hiến pháp phát triển rất mạnh và hoàn thiện ở những thiết chế chính trị có nhiều đảng phái.
"Chỉ khi sự phân lập quyền lực giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp lên đỉnh điểm thì Hội đồng Bảo hiến, Tòa án Hiến pháp mới phát triển và hoàn thiện để cho sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái và thậm chí sự xung đột quyền lực giữa 3 nhánh quyền lực nằm trong vòng không ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia và lợi ích nhân dân. Nó gần như là nơi giải quyết mối mâu thuẫn giữa các đảng phái và sự phân chia quyền lực chứ không phải là cái mà lâu nay chúng ta nghĩ, đó là Tòa án Hiến pháp và Hội đồng Bảo hiến liên quan đến các vấn đề của công dân. Tòa án Hiến pháp chủ yếu là để phân định quyền lực của các đảng phái chính trị, phân định quyền lực giữa sự tranh chấp của các nhánh quyền lực" - đại biểu Nguyễn Đình Quyền nêu rõ.
Trên cơ sở những phân tích trên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Quyền đặt câu hỏi: "Vậy, ở nước ta có cần vấn đề đó không?" và câu trả lời của đại biểu này là không cần.
"Nước ta đặt toàn bộ xã hội và nhà nước dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng, thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Chúng ta lại có hệ thống chính trị với rất nhiều tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, chúng ta lại thực hiện dân chủ hóa... thì có cần phải có một bộ máy để phân chia các quyền lực nhà nước hay không khi mà quyền lực ở nước ta là thống nhất và thuộc về nhân dân? Theo nguyên lý đó thì tôi thấy ở nước ta, không cần có tòa án hiến pháp và hội đồng bảo hiến" - đại biểu Nguyễn Đình Quyền khẳng định.
Theo ông, chức năng hiện nay đang giao cho Hội đồng Bảo hiến thì ở Việt Nam , thực ra là chức năng mà Ủy ban Pháp luật đã làm từ lâu. "Không những Ủy ban Pháp luật mà 9 Ủy ban và Hội đồng Dân tộc đều làm, đó là bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật" - đại biểu đoàn Hà Nội chỉ rõ.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đình Quyền cũng thừa nhận, "những chức năng đó chúng ta làm chưa tốt nên bây giờ phải làm cho tốt hơn" và trên thực tế, mặc dù ở Việt Nam chưa có văn bản nào, đạo luật nào được coi là vi hiến, nhưng do có sự kiểm soát văn bản của cấp trên đối với cấp dưới, nếu không phù hợp thì hủy bỏ. "Đó là giám sát văn bản của HĐND, UBND, là Cục Kiểm soát văn bản của Bộ Tư pháp... Chúng ta hoàn toàn có những cơ chế để xử lý văn bản không phù hợp với quy định của hiến pháp" - đại biểu Nguyễn Đình Quyền nhận định.
Về vấn đề Hội đồng bầu cử quốc gia, đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng cần phải nghiên cứu một cách bài bản để hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển.
Ông phân tích: Lâu nay chúng ta vẫn có hội đồng này. Mỗi lần bầu cử chúng ta thành lập hội đồng bầu cử, Ủy ban bầu cử, tổ bầu cử... chỉ có điều khi thực hiện hết nhiệm vụ thì giải tán. Nhưng khi nghiên cứu ở các nước thì thấy rằng, Hội đồng Bầu cử Quốc gia hoạt động thường xuyên, làm nhiệm vụ thực hiện bầu cử ở cả trung ương và địa phương. Ở một số nước, 1/3 nhiệm kỳ đã tiến hành bầu cử để loại ra 1/3 số đại biểu, và 1/3 số đại biểu mới vào. Thứ hai là Hội đồng này thực hiện trưng cầu dân ý, Việc lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp và các đạo luật cũng do Hội đồng này thực hiện.
Hội đồng Bầu cử Quốc gia cũng làm nhiệm vụ nghiên cứu và kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa chế độ dân chủ đại diện. Thậm chí một số hội đồng bầu cử quốc gia còn có Viện nghiên cứu về pháp quyền, về đại diện và về dân chủ" - đại biểu Nguyễn Đình Quyền dẫn chứng và cho rằng "đã đến lúc nền dân chủ đại diện của chúng ta cần phải có nghiên cứu một cách bài bản để trong quá trình phát triển được hoàn thiện hơn".
Về Kiểm toán nhà nước, đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng, đây là phương diện kiểm soát việc thực hiện các nguồn lực của nhà nước, ngân sách nhà nước và đây cũng là thể chế hóa nguyên lý kiểm soát quyền lực nhà nước.
"Việc chi tiền, việc tiêu tiền là một quyền lực và phải được kiểm soát chặt chẽ. Quyền lực đưa tiền của dân ra để chi cho cái gì, đầu tư ra làm sao, hiệu quả thế nào đều phải được kiểm soát chặt chẽ" - đại biểu Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh.
Theo vietbao
Các bộ trưởng "quá vô tình"? Chiều 22/3 vừa qua, khi chất vấn Bộ trưởng BộGiáo dụcvà Đào tạo Phạm Vũ Luận, Phó chủ nhiệm Ủy banPháp luậtcủa Quốc hội, đại biểu Lê Minh Thông đã nhắc đến một số bức thư ngỏ mà theo lời ông là đã gây xôn xao dư luận thời gian qua. Tác giả các bức thư này chính là TS. Trần Đăng Tuấn,...