Thanh toán qua mã QR ‘lên ngôi’
Thanh toán không tiên mặt đang ngày càng trở nên quen thuôc với người tiêu dùng bởi tính tiện lợi, chỉ cân mang theo thẻ tín dụng hoặc điên thoại.
Đáng chú ý, việc thanh toán bằng mã QR hiện đang “lên ngôi” trong các hình thức thanh toán hiên đại.
Tăng cả sô lượng và giá trị
Thanh toán bằng mã QR tại môt cửa hàng cà phê. Ảnh: H.Y
Không chỉ giúp người dùng tiện lợi trong việc thanh toán đơn hàng, các giải pháp thanh toán qua ứng dụng bằng mã QR dành cho doanh nghiệp cũng được các đơn vị thanh toán nhanh chóng triển khai trên thị trường, góp phần tạo thêm những bước tiến mới trong công cuộc chuyển đổi số ngành bán lẻ.
Theo số liệu mới nhât của NHNN, trong 6 tháng năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt bằng quét mã QR tăng 86%. Số liệu qua nền tảng thanh toán Payoo cũng tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng của hình thức này với mức tăng của quý 3/2022 là 62% về số lượng và 53% về giá trị so với quý 2/2022, bao gồm cả giao dịch qua cổng thanh toán Payoo và thanh toán tại quầy qua Payoo POS.
Trong đó, các nhóm có tỷ lệ tăng trưởng thanh toán bằng mã QR mạnh mẽ nhất là siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhóm thực phẩm – đồ uống (F&B) và nhóm công nghệ. Cụ thê, nhóm siêu thị tăng 68% về số lượng và 45% về giá trị so với quý trước. Riêng nhóm F&B tăng đến 79% về số lượng và 90% về giá trị. Với mảng công nghệ, thanh toán qua mã QR quý 3 bứt phá với giá trị giao dịch tăng gấp đôi ở nhóm các các phẩm điện thoại, laptop và tăng 50% với nhóm các sản phẩm liên quan điện máy.
Video đang HOT
Trong lĩnh vực thời trang, phụ kiện, hình thức thanh toán này cũng ghi nhận mức tăng trưởng trung bình gần 50% cả về số lượng lẫn giá trị. Đê có sự tăng trưởng này, nhiều đối tác thuộc ngành thời trang đã tích cực tổ chức các chương trình khuyến mãi nhằm kích thích người dùng trải nghiệm quét mã QR. Điển hình như các chương trình khuyên mãi tại Uniqlo giảm đến 200.000 đông cho đơn hàng từ 2 triệu được các Payoo và các ví điện tử MoMo, VNPay, ZaloPay, Moca, ShopeePay… cùng các ngân hàng phối hợp triển khai.
Đáng chú ý, thanh toán bằng mã QR có sự khác biệt về giá trị đơn hàng trung bình giữa các ngành hàng. Cụ thể, giá trị đơn hàng trung bình của ngành siêu thị là 600.000 – 1 triệu đồng; cửa hàng tiện lợi từ 100.000 – 200.000 đông; ngành thời trang là 1,5 – 2 triệu đồng; trang sức, phụ kiện là 5 – 6 triệu đông; điện thoại và điện máy có giá trị đơn hàng cao, từ 5 triệu hoặc có những đơn hàng lên tới hơn 20 triệu đông. Đây là những giao dịch chủ yêu đên từ mã QR của ứng dụng mobile banking. Với các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ, chủ yếu đến từ QR ví điện tử.
QR code thúc đây chuyên đôi sô
Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng Giám đốc VietUnion chia sẻ: “Trong đường đua thanh toán điện tử, thanh toán qua ứng dụng mã QR code đang bứt tốc rất nhanh. Một trong những nguyên nhân giúp mã QR ngày càng phổ biến là vì chi phí đầu tư cho hình thức thanh toán này rất rẻ và triển khai nhanh chóng”.
Theo ông Ngô Trung Lĩnh, so với thanh toán bằng thẻ ngân hàng cần đầu tư thiết bị, cấu hình kỹ thuật và được các tổ chức tài chính kiểm định, thanh toán mã QR không cần máy móc chuyên biệt do giao tiếp thanh toán bằng hình ảnh. Theo đó, chỉ cần đầu quét của máy bán hàng, một chiếc điện thoại hay thậm chí một mã QR được đặt cố định tại quầy, người dùng có thể thanh toán xong một đơn hàng.
Vì đầu tư rẻ và triển khai nhanh, thanh toán qua mã QR đã nhanh chóng trở thành xu hướng và chiếm lĩnh vị trí nhất định trong các hình thức thanh toán không tiên mặc. Thực tê, hình thức thanh toán qua mã QR hiên đang rât thành công ở các nước Đông Nam Á, trong đó Trung Quôc là nước đi đâu trong hình thức thanh toán này và dần thay thế hầu hết các phương thức truyền thống.
Nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của thanh toán bằng mã QR trong xã hội, nhiều đơn vị Fintech, trung gian thanh toán cũng phát triển các giải pháp thanh toán mới trên công nghệ mã QR, giúp đơn giản hóa quy trình, tối ưu hóa vận hành và đặc biệt là giảm chi phí xử lý giao dịch – vốn là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp “đau đầu”.
Cụ thê, trong quý 3/2022, J&T Express đã hợp tác cùng Vietcombank triển khai thanh toán đơn hàng bằng hình thức quét mã QR, giúp người dùng dê dàng giao dịch không tiên mặt. Đáng chú ý, đây là mã QR động, cho phép người tạo dễ dàng thay đổi nội dung thông tin chứa bên trong nhưng không thay đổi mã QR, giúp tinh giản quy trình, hạn chế sai sót, an toàn trong giao dịch, mang đến trải nghiệm đa tiên ích cho cả người bán – người giao hàng – người mua.
Hay mới đây, Dragon Capital cũng đã ký kêt hợp tác chiên lược với Payoo đê hỗ trợ các nhà đầu tư thanh toán tiền đầu tư chứng chỉ quỹ trên nền tảng số DragonX bằng mã QR. Theo đó, người dùng chỉ cần đặt lệnh trên DragonX rồi mở ứng dụng Mobile banking của ngân hàng mình đang sử dụng, tải lên ảnh chụp mã QR để thanh toán.
Các chuyên gia nhân định, tiêm năng phát triên thanh toán qua ứng dụng mã QR còn nhiêu khi Việt Nam có 93,5 triệu thuê bao sử dụng smartphone, trong đó 73,5% là người trưởng thành. Thống kê của Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây cũng cho biêt, tính đến tháng 9, Việt Nam có hơn 81,8 triệu thuê bao internet di động. Đây là cơ sở để thanh toán mã QR có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Công nhân TP Hồ Chí Minh hào hứng tham gia 'Chợ phiên không tiền mặt'
Theo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, "Chợ phiên không tiền mặt" được tổ chức với nhiều sản phẩm ưu đãi, giảm giá sâu cho công nhân nhằm giúp công nhân thay đổi thói quen mua sắm.
Sáng ngày 10/7, tại Khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7, TP Hồ Chí Minh), đã diễn ra chương trình "Chợ phiên không tiền mặt".
"Chợ phiên không tiền mặt" là một hoạt động thuộc chuỗi sự kiện "Ngày không tiền mặt" do báo Tuổi Trẻ, Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông của Ngân hàng Nhà nước tổ chức, với sự phối hợp của Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam và các đơn vị đồng hành là ngân hàng, công ty cung cấp dịch vụ thanh toán, doanh nghiệp bán lẻ...
Từ sáng, các công nhân trong Khu chế xuất Tân Thuận đã được các nhân viên ngân hàng hướng dẫn trải nghiệm các thanh toán trên điện thoại, qua các ứng dụng...
Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, ngay từ sáng sớm, "Chợ phiên không tiền mặt" đã khá nhộn nhịp khi thu hút hàng trăm người lao động, công nhân cùng tham gia. Chị Lê Thị Lan Anh, công nhân làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận cho biết: "Việc thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện lợi vì tôi không cần xếp hàng ở các trụ ATM để rút tiền mặt đi mua hàng và tôi cũng không phải tiếp xúc quá nhiều người khi thanh toán. Điều này sẽ giúp tôi giảm thiểu được các nguy cơ lây lan dịch bệnh như COVID-19 hơn".
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, chương trình "Chợ phiên không tiền mặt" dành cho công nhân được tổ chức nhằm tạo môi trường thanh toán lành mạnh, an toàn để công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và người dân sinh sống tại TP Hồ Chí Minh được trải nghiệm những hình thức thanh toán hiện đại, tiện lợi, không sử dụng tiền mặt. "Thông qua chương trình, chúng tôi kỳ vọng sẽ giúp công nhân thay đổi thói quen mua sắm, chuyển sang tiêu dùng không tiền mặt để vừa an toàn, vừa tiện lợi trong mùa dịch bệnh. Ngoài ra, khi tham gia chợ phiên, các công nhân còn có thể trải nghiệm nhiều trò chơi, sản phẩm, dịch vụ có giá ưu đãi kèm quà tặng, khuyến mãi hấp dẫn... dành cho mình", ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết.
Người dân được mua hàng thực phẩm giảm giá và nhận quà khi mua hàng trong "Chợ phiên không tiền mặt" tại Quận 7.
Tại "Chợ phiên không tiền mặt", các ngân hàng lớn như: Sacombank, MB Bank, SHB, ACB, Nam Á Bank, MoMo... có khá nhiều chương trình trò chơi trúng thưởng, tặng voucher, mở tài khoản miễn phí dành cho khách hàng là lao động làm việc trong khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh. Ngoài các trải nghiệm trên, người lao động còn được mua hàng giảm giá, khuyến mãi tại các gian hàng lương thực, thực phẩm trong chương trình. Cụ thể, tại gian hàng của siêu thị Co.opmart, các mặt hàng hóa phẩm, đồ dùng may mặc, đồ dùng gia dụng... đang được áp dụng với mức khuyến mãi 15 - 40%, thậm chí có sản phẩm mua 1 tặng 1 như giấy vệ sinh, nước lau sàn, nước uống... khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Hiền, Phó giám đốc Co.opmart Huỳnh Tấn Phát (Quận 7) cho biết, đến chương trình này, đơn vị mang hơn 250 chủng loại hàng hóa với tổng giá trị khoảng 400 triệu đồng để giảm giá, khuyến mãi kích cầu tiêu dùng. Tại đây, khách hàng khi thanh toán không dùng tiền mặt sẽ nhận một phần quà bất kỳ và còn được áp dụng mua hàng giảm giá sâu cho những mặt hàng thiết yếu.
Gần trưa, lượng công nhân đổ về "Chợ phiên không tiền mặt" tại Quận 7 cũng đông đúc hơn.
"Chợ phiên không tiền mặt" tại Khu chế xuất Tân Thuận là chợ phiên thứ 2 được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Trước đó 4 tuần, chợ phiên đầu tiên cũng đã được tổ chức tại Khu chế xuất Linh Trung (thành phố Thủ Đức) và thu hút hàng nghìn lượt người lao động tham gia.
TP Hồ Chí Minh: Nhộn nhịp 'chợ phiên không tiền mặt' dành cho công nhân "Chợ phiên không tiền mặt" được tổ chức tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) TP Hồ Chí Minh nhằm cung cấp dịch vụ thanh toán hiện đại cho công nhân, người lao động. Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc "Chợ phiên không tiền mặt" dành cho công...