Thành tích “khủng” nhưng Tổng thống Macron chẳng thể lấy lòng EU
Tổng thống Macron nỗ lực không mệt mỏi nhằm tạo hình ảnh về một người dẫn đầu EU, nhưng lại không hề phối hợp tốt với các kênh chính sách, đối ngoại của khu vực nhằm thực hiện những chiến lược của mình.
Tổng thống Nga Putin gặp gỡ vợ chồng Tổng thống Macron. (Nguồn: Sputnik)
Lấp đầy những khoảng trống
Mối quan hệ giữa Mỹ và các nhà lãnh đạo EU đang khá mờ nhạt. Trong bối cảnh đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dường như đã trở thành nhà ngoại giao tiên phong, lấp đầy khoảng trống trong mối quan hệ với Mỹ, trong lúc Anh đang mất tập trung với Brexit, còn vị thế của Đức đang suy yếu.
Có thể thấy rõ, kể từ tháng Tám, chủ nhân Điện Élysée đã lấn lướt cả London, Brussels và Berlin để can dự vào xung đột Mỹ – Iran, hàn gắn quan hệ giữa Nga và EU với mục tiêu tăng cường ảnh hưởng của Pháp trong các vấn đề đối ngoại của khu vực. Nhiều người dành cho Tổng thống Macron lời khen ngợi khi nỗ lực giải quyết các cuộc khủng hoảng “mãn tính” hiện nay. Tuy nhiên, nhiều nhà ngoại giao châu Âu lại cho rằng, cách tiếp cận của Tổng thống Macron đang làm xói mòn hệ thống đa phương của EU, vốn được xây dựng một cách tỉ mỉ và gây ra sự hiểu lầm trong quốc tế về những người đang thực sự lãnh đạo, cũng như điều hành EU.
“Thành tích” gần đây nhất của Tổng thống Macron là việc tạo ra nhiều bất ngờ tại Hội nghị thượng đỉnh G7. Ngày 25/8, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif bất ngờ xuất hiện tại hội nghị theo lời mời của ông Macron, điều chưa từng có tiền lệ. Và thế là, hỗn loạn bắt đầu. Ngay trước khi ông Zarif đến, ông Trump từ chối ủng hộ ông Macron thay mặt G7 đàm phán với Iran. Tuy nhiên, các trợ lý của ông Trump nói rằng, sự có mặt của ông Zarif tạo ra một “đường cong”. Sáng sớm ngày thứ 2 của Hội nghị, ông Trump đã thay đổi và quyết định đồng hành cùng chính sách ngoại giao Macron. Tổng thống Mỹ nói rằng, ông không chỉ biết Bộ trưởng Ngoại giao Iran sẽ có mặt, mà còn ủy quyền cho ông Macron mời nhân vật này.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng khen ngợi nước cờ ngoại giao khéo léo của Tổng thống Pháp. Tại bữa tiệc chiêu đãi tối 24/8, khi ông Macron thông báo với các nhà lãnh đạo về sự xuất hiện sắp tới của ông Zarif, ông Johnson đã khen ngợi hết lời: “Thật tuyệt vời. Ông đã làm rất tốt. Đó là một nhiệm vụ khó khăn.”
Tuy nhiên, một cuộc đối thoại trực tiếp giữa Mỹ và Iran đã không diễn ra, mặc dù sau đó, ông Macron tuyên bố rằng, Bộ trưởng Zarif sẵn sàng gặp ông Trump, có thể tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tuần này tại New York.
Video đang HOT
Trong quan hệ với Nga, đầu tháng 9 vừa qua, Tổng thống Macron đã cử các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng tới Moscow để thiết lập lại mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa EU với Nga mà không hề thông báo trước với Brussels.
Tổng thống Macron cũng gặp người đồng cấp Putin nhân kỳ nghỉ hè của ông Putin ở miền Nam nước Pháp. Sau đó, ông Macron tuyên bố rằng, các tổng thống Nga và Ukraine đã sẵn sàng cho một cuộc trao đổi tù nhân và phi quân sự hóa khu vực Donbas để tiến tới xây dựng lòng tin và cùng tìm ra các giải pháp giải quyết xung đột.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Macron tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 Biarritz, Pháp ngày 25/8. (Nguồn: AFP)
Vì Pháp hay vì EU?
Chuyên gia quan hệ quốc tế Jalel Harchaoui tại Viện Clingendael (Hà Lan) nhận định rằng, Brexit đã khiến chính sách đối ngoại của Anh bị thu hẹp đáng kể. Kể từ khi ông Macron trở thành Tổng thống Pháp năm 2017, nhiều người cho rằng, Paris và Berlin sẽ hình thành một liên minh chặt chẽ trong chính sách đối ngoại ở EU. Nhưng thực tế cho thấy, thời gian qua Đức đã khá “bỏ bê”, trong khi đó, Tổng thống Macron lại được ca ngợi là “ngọn hải đăng” của chủ nghĩa tự do. Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, Tổng thống Macron đã “vượt quyền” EU.
Các nhà phân tích cho rằng, những gì đang diễn ra cho thấy, Pháp lo ngại khi EU nắm giữ “quyền lực mềm” với tư cách đại diện cho 28 quốc gia thành viên thì mỗi quốc gia thành viên khó có thể thích ứng tốt với nhiều cuộc khủng hoảng như tại Ukraine, Syria và Yemen. Thế nhưng, theo các chuyên gia, nếu tiếp cận đơn lẻ, Pháp cũng sẽ thất bại. Chính sách của Macron ở Libya là một ví dụ điển hình. Pháp đã hai lần tổ chức hội nghị nhằm đưa các phe phái tại Libya cùng ngồi vào bàn đàm phán nhưng đều không đạt được tiến bộ. Điều đó đã khiến Italy tức giận, coi đây là động thái của Pháp trong sân sau địa chiến lược truyền thống.
Căng thẳng giữa Paris, Berlin, Rome và Brussels có thể khiến chính sách đối ngoại của EU bị xáo trộn hơn nữa, đặc biệt khi châu Âu đang gặp phải rất nhiều vấn đề nội bộ. Trong bài phát biểu thường niên trước ngoại giao đoàn tại Paris vào tháng Tám vừa qua, Tổng thống Macron đã lặp lại 18 lần nhu cầu về một sự táo bạo trong ngoại giao của Pháp, để Pháp đóng vai trò là một “quyền lực cân bằng” trong một thế giới đang bị chi phối bởi hai cường quốc Trung Quốc và Mỹ.
“Ngày nay, ở châu Âu, không quốc giao nào có khả năng làm điều đó và không quốc gia nào thực hiện đầu tư vào chiến lược và con người như chúng ta. Đó là điểm cơ bản để Pháp có tầm ảnh hưởng lớn”, Tổng thống Macron nói.
Các nhà ngoại giao EU cho rằng ở thời điểm hiện tại, vai trò của Pháp trong EU có thể thay thế Đức, nhất là trong các vấn đề Iran, quan hệ với Mỹ và Nga. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Tổng thống Macron với những vấn đề quốc tế này lại chứa đựng nhiều mâu thuẫn.
Ông Macron nỗ lực không mệt mỏi nhằm tạo hình ảnh về một người dẫn đầu của EU nhưng lại không hề phối hợp với các kênh chính sách, đối ngoại của khu vực này để thực hiện những chiến lược của mình. Một số quan chức cho biết, ông Macron có nhiều điểm giống cố Tổng thống Charles de Gaulle, với những chính sách không phải “thân” Mỹ cũng như châu Âu. Ông Macron có một bản sao hồi ký của cố Tổng thống de Gaulle trên bàn làm việc của mình.
Thu Hiền
Theo baoquocte/Reuters
Iran tuyên bố "đánh đến người lính Mỹ cuối cùng" nếu bị tấn công
Iran ngay lập tức có phản ứng khi Mỹ mới đây cho biết nước này đang xây dựng một liên minh để ngăn chặn các mối đe dọa từ Iran, sau cuộc tấn công cuối tuần trước vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi.
Mỹ đề xuất xây dựng một liên minh nhằm chống lại sự đe dọa đến từ Iran (ảnh Reuters)
Chính phủ Iran đã ngay lập tức đưa ra lời cảnh báo Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng hành động nói trên sẽ khiến Mỹ bị kéo vào một cuộc chiến tranh ở Trung Đông và bất kỳ hành động tấn công nào vào Iran đều sẽ bị nghiền nát.
Trả lời về cảnh báo trên từ Iran, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng ông Trump, người đã ra lệnh tăng các biện pháp trừng phạt đối với Iran, chỉ muốn có một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Trung Đông.
Ông Mike Pompeo mới đây đã có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Ả Rập Saudi và UAE (các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) về cuộc tấn công nhà máy dầu, mà cả Washington và Ả Rập Riyadh đều đổ lỗi cho Tehran. Ông Pompeo đã gọi đây là một hành động chiến tranh của người Hồi giáo nhằm chống lại nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Ông Mike Pompeo nói với các phóng viên: Chúng tôi ở đây để xây dựng một liên minh nhằm đạt được hòa bình và giải quyết các vấn đề bằng hòa bình. Đó là nhiệm vụ của bản thân tôi và đó cũng là những gì mà Tổng thống Trump chắc chắn muốn tôi làm việc để đạt được. Tôi hy vọng rằng Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng đó.
Tuy nhiên, ông Mike Pompeo không đề cập thêm chi tiết về liên minh chống Iran mà Mỹ đưa ra. Mặc dù trên thực tế, trước đó, Mỹ đã cố gắng tạo ra một liên minh an ninh hàng hải toàn cầu, kể từ khi một số cuộc tấn công vào tàu chở dầu ở vùng biển vịnh Ba Tư xảy ra, Washington cũng đổ lỗi các cuộc tấn công này cho Iran.
Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo cho rằng liên minh của Mỹ chỉ là một biện pháp ngoại giao (ảnh Reuters)
Một số quốc gia ở khu vực Trung Đông như UAE, Ả Rập Saudi, Anh và Bahrain cho biết họ sẽ tham gia vào liên minh nói trên do Mỹ đứng đầu. Iraq cho biết họ sẽ không tham gia và cho rằng hầu hết các nước châu Âu đang phải miễn cưỡng tham gia vào liên minh của Mỹ vì sợ gây căng thẳng khu vực.
Ông Pompeo chỉ mô tả liên minh của Mỹ là đề xuất của ông và là một hành động ngoại giao. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Mohammed Javad Zarif, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với CNN rằng:
Người Iran sẽ không làm ngơ để bảo vệ lãnh thổ, và chúng tôi sẵn sàng chiến đấu với Mỹ cho tới người lính Mỹ cuối cùng, trong trường hợp bị xâm lược. Bất kỳ cuộc tấn công nào vào Iran đều cũng sẽ dẫn đến chiến tranh toàn diện.
Ông Zarif mới đây cũng đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao của Kuwait - ông Sheikh Sabah al Khalid Al Sabah, để thảo luận về các biện pháp làm giảm căng thẳng trong khu vực, hãng thông tấn nhà nước Iran - KUNA đưa tin.
Theo Danviet
Pháp: Giao thông Paris ùn tắc vì đình công Khi các công nhân tàu điện ngầm ở Paris đã đình công vào thứ Sáu trong cuộc biểu tình lớn đầu tiên phản đối kế hoạch cải cách chế độ hưu trí, người tham gia giao thông khổ sở tìm phương tiện thay thế để đi lại. Ga tàu điện ngầm Republique ở Paris đóng cửa vào thứ Sáu. Mười trong số 16...