Thảnh thơi trảy hội
Lực lượng công an sẽ nỗ lực để du khách đến tham quan, trảy hội chùa Hương năm 2013 (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) luôn được vui tươi, an toàn – Thượng tá Nguyễn Thành Long, Phó trưởng CAH Mỹ Đức cho biết, đồng thời khẳng định trên 100 CBCS Công an Hà Nội được tăng cường xuống “nằm vùng”, duy trì ANTT tại lễ hội lớn và dài nhất trong năm.
Xuôi chèo mát mái trên suối Yến
Khách gia tăng
Trao đổi với PV ANTĐ sáng qua 14-2 (tức mùng 5 Tết Quý Tỵ), Trung tá Hoàng Văn Nhiên – Trưởng Đồn Công an Hương Sơn, huyện Mỹ Đức cho biết: theo ước tính của Ban tổ chức (BTC) lễ hội chùa Hương năm 2013, từ sau đêm Giao thừa đến hết ngày mùng 4 Tết, đã có trên 70.000 du khách đến tham quan, trảy hội chùa Hương, tăng so với 4 ngày Tết năm Nhâm Thìn 2012. Lượng khách đến với chùa Hương tăng nhanh trước ngày khai hội song TTATGT trên địa bàn luôn được đảm bảo tốt, cơ quan công an chưa ghi nhận trường hợp nào trình báo bị trộm cắp, móc túi – Trưởng Đồn Công an Hương Sơn thông tin.
TTATGT chưa có gì đột biến song theo dự báo của chỉ huy Đồn Công an Hương Sơn, do nghỉ Tết năm nay kéo dài nên khả năng lượng khách đến với lễ hội chùa Hương ngày khai hội (16-2, tức mùng 6 Tết Quý Tỵ) và những ngày tới sẽ tăng mạnh, ách tắc cục bộ là điều khó tránh khỏi bởi các tuyến đường, cầu dẫn vào bến đò Yến Vỹ dù đã được đầu tư, cải tạo, mở rộng song chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Một bất cập phát sinh được chỉ ra từ mùa lễ hội 2012, đó là nhiều ô tô chở khách đến trảy hội, dù đã mua vé gửi xe của BTC song vào bãi lại không có chỗ đỗ, buộc lái xe phải luồn lách, chạy lòng vòng tìm nhà dân có sân rộng gửi xe, gây ách tắc kéo dài. Khắc phục việc này, BTC lễ hội chùa Hương 2013 đã mở thêm một bãi đỗ sát bến đò Yến Vỹ, chứa khoảng 500 ô tô các loại, qua đó hạn chế tình trạng trên.
Không chỉ tập trung tháo gỡ những bất cập, xóa những “điểm đen”, hàng quán bày bán lấn chiếm lòng đường gây ùn tắc giao thông trên trục đường dẫn vào chùa Hương, công tác đảm bảo TTATGT trên dòng suối Yến cũng là “bài toán khó” đặt ra với Ban tổ chức lễ hội, đặc biệt là lực lượng công an. Ghi nhận của CAH Mỹ Đức cho thấy, nhiều mùa lễ hội qua không xảy ra tai nạn xuồng, đò ở dòng suối Yến, song tình trạng xuồng, đò chở quá số người quy định vẫn khá phổ biến. Lượng khách trảy hội chùa Hương năm 2013 dự báo gia tăng do vậy công tác đảm bảo TTATGT đường thủy cần được triển khai ráo riết, quyết liệt hơn mùa trước – Thượng tá Nguyễn Thành Long, Phó trưởng CAH Mỹ Đức khẳng định.
Quét sạch “cò”
Trực tiếp quan sát công tác điều hành, phân luồng giao thông của CBCS tham gia ứng trực ở ngã 5 Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức), Thượng tá Nguyễn Thành Long – Phó trưởng CAH cho hay, ngoài chốt trực phân luồng phương tiện, CSGT năm nay còn có nhiệm vụ phát hiện, xử lý số đối tượng cò mồi, chèo kéo khách trảy hội. Thượng tá Nguyễn Thành Long thẳng thắn: “Việc các đối tượng bám đuổi ô tô của du khách đến trảy hội để mời chèo tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT, phiền toái cho du khách, mọi năm đã được lực lượng công an “quét vét”, xử lý song chưa triệt để”. Để xóa “cò mồi”, trước mùa lễ hội chùa Hương năm 2013, Ban Giám đốc CATP Hà Nội đã chỉ đạo Công an các huyện có tuyến đường 21B chạy qua (Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa); công an các huyện Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên – đi chùa Hương theo đường Đồng Văn, tỉnh Hà Nam… chủ động nắm tình hình, lên danh sách số đối tượng biểu hiện hoạt động “cò mồi” ở mùa lễ hội sinh sống trên địa bàn, đồng thời tăng cường tuần tra, chống đeo bám từ xa. “Thực tế cho thấy, có trường hợp “cò mồi” đeo bám xe chở khách từ các quận, huyện nội thành về tận chùa Hương. Một số khách từ chối “dịch vụ” đã bị số này chửi bới, lăng mạ” – chỉ huy CAH Mỹ Đức cho hay.
Khi được hỏi lo lắng nhất điều gì trong mùa lễ hội năm nay, Thượng tá Nguyễn Thành Long chia sẻ: Dự báo lượng khách đến trảy hội chùa Hương gia tăng nên tình trạng quá tải, chen lấn xô đẩy trước cửa động Hương Tích nhỏ hẹp, chùa Giải Oan… dễ xảy ra. Mùa lễ hội năm 2012, đã có 5-6 người bị thương do chen lấn, xô đẩy ở khu vực đền Cửa Võng, chùa Giải Oan. Mùa lễ hội năm nay, lực lượng công an đã kiến nghị BTC dẹp bỏ các hàng quán bán đồ lưu niệm, đồ lễ ở trước cửa động Hương Tích và một số đền, chùa, nhằm tạo khoảng không thông thoáng cho du khách đi lại.
Một trong những “điểm nóng” luôn xảy ra quá tải ở lễ hội chùa Hương là khu vực cáp treo. Mùa lễ hội năm 2012, do quá tải, nhiều vệ sỹ, nhân viên bảo vệ làm việc ở khu vực cáp treo có thái độ không đúng mực, một số lăng mạ, chửi bới, đánh, nhồi nhét khách vào trong cabin gây bức xúc dư luận. Nắm bắt tình hình trên, CAH Mỹ Đức đã làm việc với BQL dự án cáp treo, đề nghị nghiêm túc rút kinh nghiệm việc này. Trong trường hợp quá tải, BQL dự án cáp treo phải ngừng bán vé, thông báo rộng rãi tới du khách.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chi tiết từng phương án đảm bảo ANTT tại lễ hội chùa Hương, sự tăng cường của trên 100 CBCS phòng nghiệp vụ CATP, ANTT tại lễ hội lớn và dài nhất năm 2013 chắc chắn sẽ được cải thiện.
Theo ANTD
Video đang HOT
Chùa Hương: Vẫn treo la liệt "thú rừng"
Không ít du khách đi khai hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn phải chứng kiến cảnh động vật gắn mác "thú rừng" bị xẻ thịt và treo ngược trước cửa các quán ăn.
Sáng 15/2 (mùng 6 tết), Lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) đã chính thức diễn ra với chủ đề "Nét đẹp truyền thống văn hóa".
Trước đó, ngày 3/2, trong chuyến thị sát công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội tại chùa Hương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã yêu cầu BTC lễ hội chùa Hương cần chú ý bố trí quy hoạch hàng quán, bến xe, đò tạo không gian thông thoáng cho người dân tham gia lễ hội. BTC cũng cần chú ý điều tiết âm thanh loa đài, quản lý chặt văn hóa phẩm độc đại.
Đặc biệt, Thứ trưởng yêu cầu nghiêm cấm các hàng quán treo thịt động vật gắn mác thịt thú rừng tại khu vực dưới bến Thiên Trù lên chùa Hương.
Tuy nhiên, trong ngày đầu khai hội, vẫn tồn tại nhiều hình ảnh phản cảm, đặc biệt là cảnh "thú rừng" bị xẻ thịt, bày bán dọc đường dẫn lên chùa Thiên Trù. Theo quảng cáo của một số người bán hàng, đây là thú rừng "xịn", săn từ núi Hương Sơn. Nhưng, một số người khác cho biết đây chỉ là thịt động vật đóng mác thịt thú rừng, bởi lượng thú rừng ở khu vực này không thể đáp ứng đủ nhu cầu thực khách trong suốt mùa lễ hội.
Một số hình ảnh ghi được tại chùa Hương ngày khai hội:
Nhiều du khách hành hương cho biết, Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương đã làm tốt hơn mọi năm khi không còn tồn tại cảnh ăn xin hay các trò lừa bịp đối với du khách.
Tuy nhiên, khi muốn lên chùa Thiên Trù, du khách phải đi qua hàng loạt các hàng quán bán thịt thú rừng, bánh kẹo với loa đài mời khách inh ỏi
Các hàng quán vẫn ngang nhiên bày bán và xẻ "thịt thú rừng" bất chấp chỉ thị của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
"Thú rừng" được treo ngược tại các quán ăn
Thậm chí, các chủ quán còn trực tiếp xẻ thịt theo yêu cầu của khách hàng
Du khách phải lách qua những con thú bị xẻ thịt để lên chùa
Thịt được bày sẵn ra đĩa chờ thực khách
Thú còn sống được bày bán ngay dưới đường đi
Rượu ngâm rắn được bày bán nơi cửa Phật
Hàng quán di động ngược, xuôi trên suối Yến
Nhiều du khách ngồi đánh bài trên chuyến đò vào lễ Phật
Ban tổ chức đã ra quy định không lễ thịt, xôi tại chùa nhưng nhiều người vẫn không chấp hành.
Theo 24h
"Quái chiêu" giữ khách của "cò mồi" Chùa Hương "Lái xe và quý khách dựng hộ tờ cáp này trước kính xe để lái đò khác nhìn thấy khỏi đeo bám - gây phiền hà" - Đó là dòng chữ in trên biển quảng cáo nhằm mục đích "đánh dấu lãnh thổ" của các đối tượng "cò mồi" ở lễ hội Chùa Hương . Sáng 18-2, tiếp tục thực hiện kế hoạch...