Thanh Sơn (Phú Thọ) chú trọng phát triển du lịch cộng đồng
Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, là nơi giao thoa văn hóa Việt – Mường, đồng thời là địa bàn tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với những nét văn hóa phong phú, đa dạng.
Sở hữu cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng, Thanh Sơn được đánh giá là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng.
Khai thác lợi thế tiềm năng du lịch
Thanh Sơn còn là một vùng đất cổ giàu truyền thống, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội đặc trưng của các dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, một số lễ hội được khôi phục, các hoạt động văn hóa đã hướng về cội nguồn, phát huy được giá trị vốn có, nguyên gốc.
Ngoài các di tích lịch sử văn hóa, với vị trí đắc địa được thiên nhiên ưu đãi, huyện Thanh Sơn còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với những thắng cảnh được thiên nhiên ban tặng, hòa quyện với nét đẹp văn hóa của đồng bào Mường, Dao đã tạo nên khung cảnh hung vĩ, đẹp mắt. Không chỉ đẹp với những đồi chè xanh ngát, Thanh Sơn còn được biết đến với những hệ thống cọn nước, thác nước đẹp, như: thác Mây (xã Hương Cần), thác Chòi (xã Cự Thắng), thác Đá Mài (xã Thắng Sơn…). Trên địa bàn huyện còn có những nét ẩm thực độc đáo như: cỗ lá, xôi ngũ sắc, rượu hoãng, cơm lam… và một số sản vật của địa phương như: khoai tầng, chuối phấn vàng, chè Ô long, chè xanh, sản phẩm thịt chua Thanh Sơn… Hàng năm các sản phẩm này được tỉnh, huyện lựa chọn tham gia trưng bày, giới thiệu tại các hoạt động du lịch, thương mại.
Video đang HOT
Thanh Sơn được đánh giá là huyện có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng
Cùng với những giá trị văn hóa vật thể, nhiều loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc của các dân tộc trong huyện tiếp tục được bảo tồn như: Nghi lễ mừng cơm mới, mở cửa rừng, các làn điệu dân ca, hát ru, hát ví, hát rang, các giai điệu cồng chiêng; đâm đuống, văn hóa nhà sàn của đồng bào Mường; lễ Lập Tĩnh, tết nhảy, cầu mưa của đồng bào Dao;… Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh của nhân dân, qua đó nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và khám phá, khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, phục vụ cho du lịch di sản văn hóa trên địa bàn huyện.
Với điều kiện địa lý huyện Thanh Sơn tiếp giáp và giao thoa văn hóa với các vùng lân cận như văn hóa người Mường Hòa Bình, văn hóa người Thái Sơn La và Nghĩa Lộ, Yên Bái. Đồng thời nơi đây là một trong những chiếc cầu nối giao lưu giữa hai nền văn hóa Việt – Mường. Nền văn hóa truyền thống của người Mường huyện Thanh Sơn có nhiều sắc thái văn hóa đặc trưng, đan xen và giao thoa rõ nét.
Hiện nay mô hình du lịch cộng đồng ở huyện Thanh Sơn đang có xu hướng phát triển, nhiều bản làng vùng cao có những cảnh đẹp, có những nét đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc, hình ảnh cọn nước, nhà sàn truyền thống gắn liền với không gian văn hóa của đồng bào dân tộc Mường tại các hộ dân được lựa chọn đầu tư xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Ngoài ra, một số nơi cũng thu hút khách đến tìm hiểu phong tục, tập quán đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao như: Khu Xuân Thắng (xã Cự Thắng); bản Chen, Chự, Hồ (xã Yên Sơn); bản Sinh Tàn (xã Thượng Cửu). Các điểm dừng chân trải nghiệm qua đường như: Khu đồi chè xã Địch Quả, bãi hoa bờ Sông Đà xã Lương Nha… Huyện Thanh Sơn đã hình thành các tuyến du lịch trải nghiệm làng quê nông thôn mới gắn với giữ gìn văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian.
Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng
Huyện Thanh Sơn đã và đang triển khai và thực hiện đề án tiếp tục công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2021- 2025. Qua thống kê, hiện nay toàn huyện đã thành lập được 128 Câu lạc bộ văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khác tại các xã, khu dân cư và trường học; bảo tồn được 634 chiếc chiêng; 123 bộ nhạc cụ khác; 1.268 bộ trang phục; 115 nhà sàn truyền thống trong cộng đồng và nhiều đồ dùng công cụ, lao động, sản xuất, sinh hoạt của đồng bào Mường; phục dựng 03 di sản, gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian như diễn tấu cồng chiêng, đâm đuống, chạm ống, múa sênh tiền, múa trống đu và hát ví, hát rang. Đã bước đầu khôi phục trang phục dân tộc Mường để cán bộ và nhân dân có thói quen mặc trang phục dân tộc trong các dịp lễ, hội.
Theo Lãnh đạo UBND huyện Thanh Sơn, với sự quan tâm các cấp chính quyền và sự đồng lòng của bà con nhân dân địa phương, phát triển du lịch cộng đồng Thanh Sơn bước đầu đã đạt được sự đồng thuận và ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số khó khăn như hệ thống đường giao thông vào một số xã Đông Cửu, Thượng Cửu, Khả Cửu còn chưa thuận lợi. Trong đó xã Khả Cửu là xã trọng điểm về du lịch cộng đồng đang được huyện quy hoạch tổng thể. Đời sống kinh tế bà con còn khó khăn, trình độ văn hóa còn nhiều hạn chế.
Trong thời gian tới, huyện Thanh Sơn sẽ tăng cường tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch các vùng dân tộc thiểu số, nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng ưu tiên hỗ trợ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn phát triển nguồn nhân lực du lịch tại khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tham mưu về việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái”. Bên cạnh đó sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên, nhân dân tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Các câu lạc bộ văn hóa dân tộc Mường không chỉ góp phần lưu giữ những nét đẹp truyền thống của địa phương, mà còn thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển, nâng cao đời sống văn hóa trên các bản làng. Đặc biệt chú trọng giữ gìn cảnh quan môi trường, giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc để du lịch trở thành nguồn sinh kế bền vững cho đồng bào, thúc đẩy mọi lĩnh vực khác cùng phát triển góp phần phát triển nguồn lực kinh tế cho địa phương.
Hấp dẫn điểm du lịch cộng đồng bản văn hóa Nà Sự
Sau hơn một tuần dốc sức xây dựng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, nhân lực, dịch vụ, tối 16/10, điểm du lịch cộng đồng tại bản văn hóa Nà Sự, xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã chính thức mở cửa đón khách du lịch.
Người dân bản Nà Sự góp sức làm cọn nước gạo không gian du lịch phục vụ khách tham quan.
Chị Thùng Thị Lâm, tổ trưởng tổ quản trị điểm du lịch cộng đồng bản Nà Sự, cho biết: Nà Sự là bản của đồng bào dân tộc Thái; bản có 139 gia đình. Là bản lâu đời của người Thái ở địa phương, người Thái bản Nà Sự có nhiều nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt.
Với mong muốn góp sức xây dựng nông thôn mới ở địa phương ngày càng phát triển, từ đó xây dựng cuộc sống mỗi gia đình thêm ấm no, nhân dân bản Nà Sự đã họp bàn và thống nhất cải tạo cảnh quan trong bản tạo điểm nhấn đón khách tham quan, trải nghiệm.
Điều đáng nói, trong quá trình người dân bản Nà Sự cải tạo cảnh quan trong bản đã nhận được sự góp sức của toàn thể bà con nhân dân trong bản, sự hỗ trợ ngày công của gần 500 đoàn viên thanh niên các xã trên địa bàn huyện nên chỉ sau 1 tuần việc cải tạo cảnh quan, đường điện, nơi ăn nghỉ, các dịch vụ trải nghiệm.
Tại điểm du lịch cộng đồng bản Nà Sự, du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm thực tế sinh hoạt, lao động sản xuất của bà con dân tộc Thái; trực tiếp tham gia chế biến món ăn; tham quan cảnh đẹp chung quanh bản; giao lưu văn hóa, văn nghệ; thưởng thức ẩm thực địa phương; nghỉ ngơi tại các gia đình trong bản.
Ngay trong buổi đầu hoạt động, bản Nà Sự đã đón gần 300 khách đến tham quan, khám phá, trải nghiệm.
Du khách thưởng thức ẩm thực địa phương
Có mặt tại buổi đón khách đầu tiên của điểm du lịch cộng đồng bản Nà Sự, Bí thư Huyện ủy Nậm Pồ Lê Khánh Hòa cho biết: Đây là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên trên địa bàn huyện. Việc xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng tại bản Nà Sự sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế-xã hội của huyện. Đây hứa hẹn sẽ là điểm dừng chân lý thú, hấp dẫn du khách trong hành trình khám phá A Pa Chải dài (280km) tại huyện Mường Nhé.
Các địa điểm du lịch thám hiểm thú vị ở Việt Nam Với địa hình 3/4 là đồi núi, hệ thống sông ngòi dày đặc cùng nhiều hang động đẹp, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia rộng lớn và bờ biển dài trải từ Bắc xuống Nam, Việt Nam có rất nhiều lợi thế phát triển du lịch mạo hiểm. Đây cũng là loại hình du lịch đang dần trở nên phổ biến...