Thành quả 1 năm tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam
Kể từ mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được tiêm cho cán bộ tuyến đầu chống dịch tại Hải Dương sáng ngày 8/3/2021, đến hôm nay, Việt Nam đã tiêm gần 198,3 triệu liều vaccine và trở thành 1 trong 6 nước có tỉ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới.
Việt Nam “đi sau- về trước” trong chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19
Đến nay chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử- chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 đã thu về những con số vượt mức đề ra, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân và đưa đất nước dần trở lại cuộc sống bình thường mới…
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Hà Nội. Ảnh: Trần Minh
Tròn 1 năm trước, sáng ngày 8/3, mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Việt Nam được tiêm cho cho cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Hải Dương; tiếp đó tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, những mũi vaccine khác cũng đã được tiêm cho lực lượng tuyến đầu.
Điều đáng nói, tại thời điểm đó, nguồn cung vaccine phòng COVID-19 trên toàn cầu còn rất hạn chế. Để có thể có vaccine sớm nhất, tiêm diện rộng cho người dân, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã rất tích cực thúc đẩy đàm phán, trao đổi để có thể nhập khẩu vaccine từ các nguồn khác nhau, cùng việc khẩn trương đẩy mạnh nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vaccine trong nước.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chứng kiến chị Phạm Thị Tuyết Nhung – cán bộ y tế đầu tiên trong cả nước cũng là công dân đầu tiên của Việt Nam tiêm vaccine phòng COVID-19 sáng ngày 8/3
Bộ Y tế cho biết tính đến ngày 6/3, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 219 triệu liều vaccine phòng COVID-19, thực hiện tiêm chủng hơn 197,5 triệu liều; trong đó người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 đạt 100%, mũi 2: 98,7% và mũi 3: 38,4%. Trẻ em trong độ tuổi 12-17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 99%, mũi 2 là 93,8%.
Trong thời gian tới, Việt Nam triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi và đang nghiên cứu triên khai tiêm mũi vaccine thứ 4.
Tại lễ phát động chiến dịch “Hành trình an toàn – Bảo vệ bản thân, gia đình và người thân” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), WHO và Bộ Y tế phối hợp tổ chức ngày 7/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam, góp phần hiệu quả trong việc thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Video đang HOT
Kể từ mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được tiêm cho cán bộ tuyến đầu chống dịch tại Hải Dương sáng ngày 8/3/2021, đến sáng 8/2/2022, cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho thấy Việt Nam đã tiêm gần 198,3 triệu liều vaccine và trở thành 1 trong 6 nước có tỉ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới…
Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine đi sau – về trước với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, trở thành một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới.
Thần tốc hơn nữa trong tiêm vaccine phòng COVID-19, hoàn thành tiêm mũi 3 trong quý I/2022
Phát biểu kết luận cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, qua báo cáo của Bộ Y tế và các ý kiến tại cuộc họp, đến nay tình hình dịch bệnh cơ bản đang trong tầm kiểm soát trên phạm vi cả nước, đạt mục tiêu tập trung kiểm soát rủi ro các ca chuyển nặng, ca tử vong đã đề ra tại Nghị quyết 128/NQ-CP.
Điểm lại công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 trong nước, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, chiến dịch tiêm vaccine của chúng ta thành công, đạt tỷ lệ bao phủ rất cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Về công tác điều trị, chúng ta đã kết hợp hài hòa, hợp lý, linh hoạt, hiệu quả giữa điều trị tại cơ sở y tế và điều trị tại nhà, kiểm soát rủi ro; đang đi đúng hướng, từng bước chứng tỏ hiệu quả rõ rệt.
Việt Nam đang thúc đẩy triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi sớm nhất
Thực tiễn cũng khẳng định vaccine là “lá chắn” an toàn nhất trong phòng, chống dịch. Tiêm vaccine sớm hơn, tăng cường mũi thứ 3 thì sẽ an toàn hơn và việc bảo đảm thuốc chữa bệnh kịp thời đã góp phần ngăn chặn chuyển nặng, tử vong…
Làm rõ hơn về vai trò của tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: Vaccine phòng COVID-19 hiện nay vẫn đặc biệt hiệu quả trong giảm mức độ nặng, ca tử vong và nhập viện, kể cả với biến chủng Omicron.
Do tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu (ngày 1/2 là 0,9% và ngày 03/3 là 0,1%). Vì vậy việc tiêm chủng phải được coi là ưu tiên hàng đầu.
Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam bày tỏ: Cùng với các đối tác của chúng tôi ở Bộ Y tế và WHO, UNICEF công nhận rằng việc tiêm chủng kết hợp với thực hành phòng dịch đã chứng minh thành công trong việc giảm đáng kể số ca tử vong, cũng như số ca bệnh nặng…
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi tại một trường học ở tỉnh Thái Bình
Kết luận tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cần thần tốc hơn nữa trong tiêm vaccine trên tinh thần “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, hoàn thành tiêm mũi 3 trong quý I/2022, cho người từ 18 tuổi trở lên (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm), hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022, chuẩn bị chiến dịch tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi, nghiên cứu tiêm mũi thứ 4 và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi…
Mỹ cấp phép thuốc uống đầu tiên trị COVID-19
Thuốc paxlovid của Pfizer đã chính thức được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) để điều trị COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Thuốc dùng trong trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ đến trung bình
Theo đó, paxlovid được dùng đường uống để điều trị COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình ở người lớn và bệnh nhi từ 12 tuổi trở lên cân nặng ít nhất 40 kg, có kết quả dương tính với xét nghiệm SARS-CoV-2 và những người có nguy cơ cao tiến triển thành COVID-19 nghiêm trọng.
Thuốc paxlovid vừa được Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Paxlovid chỉ có sẵn theo đơn và nên được bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán COVID-19 và trong vòng năm ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.
TS. Patrizia Cavazzoni, Giám đốc Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu Thuốc của FDA cho biết: "Sự cho phép hôm nay giới thiệu phương pháp điều trị đầu tiên cho COVID-19 ở dạng viên uống. Đây là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu. Sự cho phép này cung cấp một công cụ mới để chống lại COVID-19, khi các biến thể mới xuất hiện và giúp việc tiếp cận dễ dàng hơn với thuốc kháng virus cho những bệnh nhân có nguy cơ cao tiến triển thành COVID-19 nặng".
Paxlovid không được ủy quyền để phòng ngừa trước hoặc sau phơi nhiễm với COVID-19 hoặc để bắt đầu điều trị ở những người cần nhập viện do COVID-19 nghiêm trọng. Paxlovid không thể thay thế cho việc tiêm chủng ở những người được khuyến cáo tiêm chủng COVID-19 và một liều nhắc lại. FDA khuyến cáo người dân tiêm chủng và tiêm nhắc lại nếu đủ điều kiện.
Paxlovid bao gồm nirmatrelvir, ức chế một protein SARS-CoV-2 để ngăn virus nhân lên và ritonavir làm chậm sự phân hủy của nirmatrelvir giúp thuốc tồn tại trong cơ thể lâu hơn và ở nồng độ cao hơn. Paxlovid được dùng dưới dạng ba viên (hai viên nirmatrelvir và một viên ritonavir), uống cùng nhau hai lần mỗi ngày trong năm ngày, tổng cộng là 30 viên. Paxlovid không được phép sử dụng lâu hơn năm ngày liên tục.
Paxlovid được dùng dưới dạng ba viên (hai viên nirmatrelvir và một viên ritonavir), uống cùng nhau.
Việc ban hành EUA khác với sự chấp thuận của FDA. Khi xác định xem có ban hành EUA hay không, FDA đánh giá tổng thể các bằng chứng khoa học có sẵn và cân nhắc mọi rủi ro đã biết hoặc tiềm ẩn với bất kỳ lợi ích tiềm năng hoặc lợi ích nào đã biết của sản phẩm. Dựa trên đánh giá của FDA về toàn bộ bằng chứng khoa học hiện có, cơ quan này đã xác định rằng paxlovid có hiệu quả để điều trị COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình. Những lợi ích đã biết và tiềm năng của paxlovid, khi được sử dụng phù hợp với các điều khoản và điều kiện của giấy phép, lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn và đã biết của sản phẩm. Không có lựa chọn thay thế thích hợp, được chấp thuận và có sẵn cho paxlovid để điều trị COVID-19.
Dữ liệu chính hỗ trợ EUA này đối với paxlovid là từ EPIC-HR, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược nghiên cứu paxlovid để điều trị cho những người trưởng thành có triệu chứng không nhập viện với chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân là người lớn từ 18 tuổi trở lên với yếu tố nguy cơ được xác định trước để tiến triển thành bệnh nặng hoặc từ 60 tuổi trở lên bất kể tình trạng bệnh mãn tính đã xác định trước.
Tất cả các bệnh nhân chưa được chủng ngừa COVID-19 và trước đó chưa bị nhiễm COVID-19. Kết quả chính được đo lường trong thử nghiệm là tỷ lệ số người phải nhập viện do COVID-19 hoặc tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào trong 28 ngày theo dõi.
Paxlovid giảm đáng kể 88% tỷ lệ người mắc bệnh liên quan đến COVID-19 nhập viện hoặc tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào so với giả dược ở những bệnh nhân được điều trị trong vòng năm ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng và những người không được điều trị bằng kháng thể đơn dòng trị liệu COVID-19.
Thuốc paxlovid hiệu quả trong điều trị COVID-19
Trong phân tích này, 1.039 bệnh nhân đã được dùng paxlovid, và 1.046 bệnh nhân đã được dùng giả dược và trong số những bệnh nhân này, 0,8% người dùng paxlovid đã phải nhập viện hoặc tử vong trong 28 ngày theo dõi so với 6% bệnh nhân được dùng giả dược. Tính an toàn và hiệu quả của paxlovid để điều trị COVID-19 tiếp tục được đánh giá.
Những lưu ý khi dùng thuốc paxlovid
Các tác dụng phụ có thể xảy ra của paxlovid bao gồm suy giảm vị giác, tiêu chảy, huyết áp cao và đau nhức cơ. Sử dụng paxlovid cùng lúc với một số loại thuốc khác có thể dẫn đến tương tác thuốc đáng kể. Sử dụng paxlovid ở những người bị nhiễm HIV-1 không kiểm soát hoặc chưa được chẩn đoán có thể dẫn đến HIV-1 kháng thuốc.
Ritonavir có thể gây tổn thương gan, vì vậy cần thận trọng khi dùng paxlovid cho những bệnh nhân có bệnh gan từ trước, bất thường men gan hoặc viêm gan.
Do paxlovid hoạt động, một phần bằng cách ức chế một nhóm các enzym phân hủy một số loại thuốc nhất định, nên paxlovid được chống chỉ định với một số loại thuốc phụ thuộc nhiều vào các enzym này để chuyển hóa và nồng độ cao của một số loại thuốc có liên quan đến biến chứng nghiêm trọng và / hoặc đe dọa tính mạng.
Paxlovid không được khuyến cáo ở những bệnh nhân bị suy thận nặng hoặc gan nặng. Ở bệnh nhân suy thận mức độ trung bình, cần giảm liều paxlovid. Bệnh nhân có vấn đề về thận hoặc gan nên thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ xem paxlovid có phù hợp với họ hay không.
Theo EUA, các tờ thông tin cung cấp thông tin quan trọng về việc sử dụng paxlovid trong điều trị COVID-19 theo ủy quyền phải được cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân và người chăm sóc. Các tờ thông tin này bao gồm hướng dẫn dùng thuốc, tác dụng phụ tiềm ẩn, tương tác thuốc và thông tin về những người có thể kê đơn paxlovid.
Nếu chẳng may bạn là F0, cần làm gì và không nên làm gì? Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, bất cứ ai cũng có thể trở thành F0 nếu không biết tự bảo vệ, nhất là thời điểm dịch COVID-19 tại Hà Nội đang căng thẳng, mỗi ngày hơn 1000 ca mắc mới. Nếu không may mắc COVID-19, F0 được điều trị tại nhà nên và không nên làm gì? Đâu là những...