Thạnh Phú phát triển du lịch biển
Thạnh Phú đang hướng tới mục tiêu trở thành một trong những trung tâm du lịch và trung tâm năng lượng sạch của tỉnh Bến Tre.
Thạnh Phú là huyện biển của tỉnh Bến Tre, nằm ở cuối cù lao Minh, chân đạp sóng Biển Đông (với bờ biển dài 25 km, tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng), với bãi biển mang vẻ đẹp hoang sơ, là điểm đến khá thú vị, hút hồn du khách.
Bãi biển Thạnh Phú còn rất hoang sơ, chưa chịu nhiều tác động của con người là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. (Ảnh: Phương Nghi)
Đánh thức tiềm năng du lịch miệt biển Thạnh Phú
Những năm gần đây, Thạnh Phú đã đầu tư phát triển du lịch, xây dựng nhiều công trình và mô hình hiệu quả như: Mô hình du lịch sinh thái rừng phòng hộ tại xã Thạnh Phong, du lịch homestay kết hợp tham quan các di tích văn hóa – lịch sử, du lịch tâm linh.
Bên cạnh những tài nguyên du lịch biển, Thạnh Phú còn có nhiều tài nguyên nhân văn, di tích lịch sử, văn hóa, những địa danh, làng nghề nổi tiếng như: Khu du lịch Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre (xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú), nhà cổ Huỳnh Phủ (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú) và đặc biệt đối với ngư dân vùng biển ở đây nổi tiếng với Lễ hội nghinh Ông Nam Hải (xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú)…
Sự hòa quyện giữa chiều dài lịch sử của các di tích đan xen với tiềm năng du lịch biển đã tạo nên Thạnh Phú là điểm đến thu hút khách du lịch.
Thời gian qua, du lịch huyện Thạnh Phú đã đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng. Lượng du khách, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng theo từng năm; kết cấu hạ tầng xã hội được tập trung đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho nhà đầu tư và du khách tiếp cận các vùng quy hoạch du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch phát triển nhanh về số lượng và thường xuyên được đầu tư, nâng cấp, chỉnh trang; nhiều khu, điểm du lịch được hình thành và đưa vào khai thác có hiệu quả.
Trong 5 năm (2017-2022), lượng khách đến Thạnh Phú đạt 1,45 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt 315 tỷ đồng. Nghề kinh doanh, dịch vụ du lịch đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động và tiêu thụ số lượng lớn mặt hàng thủy, hải sản tại địa phương.
Hiện nay, Cồn Bửng đang chuyển mình trở thành điểm du lịch biển hấp dẫn, thu hút du khách bằng sự chất phác, đôn hậu của người dân xứ biển Thạnh Phú.
Trước khi ra bãi biển, tại Cồn Bửng, du khách có thể tham quan đền thờ cá Ông. Ở đây người dân lập đền thờ 2 con cá Ông, mỗi con dài từ 22 đến 24m nặng hàng chục tấn. Sự thờ cúng cá Ông tạo ra một lễ hội trong đời sống văn hóa các xã vùng biển đó là Lễ hội nghinh Ông.
Lễ hội này là dịp để người dân làm nghề biển thư giãn sau những ngày lao động vất vả, đồng thời để tỏ lòng biết ơn đối với một sinh vật “thiêng” của biển, mà ngư dân chứa đựng niềm tin về sự giúp đỡ của cá Ông mỗi khi đi biển.
Ra đến bãi biển, cái nóng dường như biến mất, thay vào đó là những làn gió biển mát dịu, cảm nhận được cái lành lạnh của khí biển khiến con người thư thái, quên cả chuyến đi dài.
Đến bãi biển Thạnh Phú du khách còn được đấm chìm trong muôn ngàn các loại hải sản phong phú và đa dạng, để phục vụ du khách. (Ảnh: Phương Nghi)
Đầu tư du lịch phát triển bền vững
Video đang HOT
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạnh Phú (nhiệm kỳ 2020-2025) và tầm nhìn đến năm 2030, Thạnh Phú sẽ là một trong những trung tâm du lịch và trung tâm năng lượng sạch của tỉnh Bến Tre.
Để làm được kỳ vọng này, hiện Thạnh Phú đang triển khai đột phá tạo ra 7.500 ha đất đai từ bãi biển để phục vụ các dự án năng lượng sạch và du lịch sinh thái. Trong đó khu du lịch “Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre” trở thành trung tâm du lịch sinh thái cấp vùng đã được lãnh đạo Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương chấp thuận chủ trương và Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt quy hoạch thực hiện đến năm 2030, với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng.
Ông Đào Công Thương, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú cho biết: Thanh Phú tập trung phát triển kinh tế hướng Đông (kinh tế biển) vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo, khu đô thị lấn biển, phát triển đồng bộ kinh tế thủy sản (bao gồm khai thác, nuôi trồng, chế biến theo hướng công nghệ cao) và phát triển du lịch kết nối tuyến TP. Hồ Chí Minh – Thạnh Phú – Côn Đảo.
Tận dụng thế mạnh hiện có của mình, tạo ra sản phẩm đặc trưng trong phát triển du lịch, Thạnh Phú chú trọng phát triển với 3 loại hình du lịch: du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng; du lịch trải nghiệm biển và du lịch văn hóa, lịch sử – tâm linh.
Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thông qua ứng dụng công nghệ tiên tiến; xây dựng sản phẩm du lịch, tạo ra nét đặc thù riêng để không bị trùng lắp nơi khác, khai thác tốt các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc tạo nên sản phẩm khác biệt qua các kỳ lễ hội. Liên kết với người dân địa phương để phát triển, hướng đến sự đồng thuận, nâng cao nhận thức về du lịch, giải quyết việc làm cho người dân’ chú trọng tạo sức hấp dẫn cho du lịch để Thạnh Phú là điểm đến an toàn, thân thiện, hiếu khách…
Đến miệt biển Thạnh Phú ngoài tận hưởng nhiều khung cảnh đẹp vùng biển, du khách còn được đắm chìm trong muôn ngàn các loại hải sản. Để phục vụ du khách và phát triển cạnh tranh với các tỉnh, Thạnh Phú đã đầu tư các nhà hàng, khách sạn các sản phẩm du lịch: mô tô nước, dịch vụ câu cá, du lịch văn hóa – xã hội, du lịch tham quan làng nghề đa dạng và hấp dẫn với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách khi dừng chân tại đây.
Bãi biển hoang sơ ở miền Tây đông nghịt người dịp lễ 2.9
Bãi biển Thạnh Phú ở miền Tây dù còn rất hoang sơ nhưng nó lại thu hút được du khách đến vui chơi trong dịp lễ Quốc khánh 2.9.
Một góc nhỏ tại bãi biển hoang sơ ở miền Tây mang tên Thạnh Phú vào dịp lễ Quốc khánh 2.9. Ảnh T.Đ
Theo ghi nhận của chúng tôi vào ngày 3.9, dù là một địa điểm còn khá hoang sơ ở miền Tây, nhưng bãi biển Thạnh Phú (Bến Tre) lại đông nghịt người.
Ấn tượng với "chợ" nằm trên biển
Nhiều du khách ấn tượng với "chợ" nằm trên bãi biển Thạnh Phú. Bãi biển còn rất hoang sơ nên các dịch vụ mua bán, kinh doanh hầu như đều tự phát. Thay vì trưng bày hàng hóa trên bờ hay đường vào khu du lịch, người dân địa phương "tràn" xuống bãi biển bán đủ loại hải sản.
Bãi xe đông đúc từ phương tiện gắn máy đến ô tô. Ảnh T.Đ
Dòng người tấp nập đến bãi biển. Ảnh T.Đ
Mua 1 kg cua gạch và 1 kg mực với giá chưa tới 500.000 đồng, chị Lê Thị Ngọc Trâm (23 tuổi, ngụ Q.4, TP.HCM) bộc bạch: "Tôi mới tắm biển xong, bước vài bước là tới chỗ bán hải sản, rất thuận tiện mà còn được người bán chế biến theo yêu cầu. Nơi đây bán nhiều đồ tươi như ốc, nghêu, hào... giá cả hợp với túi tiền".
Bày bán hải sản từ đường vào đến xuống biển. Ảnh T.Đ
Trong dịp lễ Quốc khánh 2.9, chị Trâm cùng với gia đình về Bến Tre chơi 3 ngày 2 đêm, trong đó bãi biển Thạnh Phú là điểm dừng chân cuối cùng. "Nói về giá cả, hải sản tại đây khá rẻ. Điều này khiến tất cả thành viên gia đình hài lòng. Đây là lần thứ 4 tôi đến biển Thạnh Phú", Trâm cho hay.
"Chợ" hải sản nằm ngay trên biển. Ảnh T.Đ
Đa dạng hải sản tươi sống, giá phù hợp với túi tiền khách. Ảnh T.Đ
Sau khi thưởng thức hải sản, du khách xuống tắm biển ngay. Ảnh T.Đ
Hàng quán tràn xuống bờ biển . Ảnh T.Đ
Du khách chen chúc tại các hàng quán
Trên chiếc xe gắn máy cùng với người yêu, anh Lê Chí Thiện (28 tuổi, quê Tiền Giang) đã vượt đường xa hơn 100 km để đến đây vui chơi dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2.9.
Theo anh Thiện, con đường ra biển Thạnh Phú được tráng nhựa, rất thuận tiện cho việc di chuyển cộng với không khí xanh mát bởi rừng đước hai bên đường. Anh cho hay bản thân rất bất ngờ khi chứng kiến cảnh đông nghịt người tại một vùng biển phù sa, hoang sơ như thế.
Dù đây là biển phù sa nhưng thu hút nhiều du khách . Ảnh T.Đ
"Dù làn nước biển nơi đây không xanh mướt, nhưng tôi cảm nhận được vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên cộng thêm sự chan hòa, mến khách của người dân mua bán, mang đến cho du khách cảm giác thoải mái, yên lành", anh Thiện cho biết.
Bán hải sản ngay trên biển . Ảnh T.Đ
Gia đình vui chơi dịp lễ 2.9 tại bãi biển Thạnh Phú . Ảnh T.Đ
Vô cùng thoáng đãng và mát mẻ
Biển Thạnh Phú là vùng biển phù sa pha lẫn cát nên không có làn nước trong xanh hay bờ cát trắng trải dài ở bờ biển. Tuy nhiên, khi đến đây du khách vẫn cảm nhận được những cơn gió mát lành, chạm vào những con sóng để tâm hồn thấy thư thái, an nhiên....
Trong dịp lễ 2.9, khi đến biển Thạnh Phú, ngoài việc ngâm mình với làn sóng phù sa, một số người trẻ còn đến tham quan Lăng Ông Nam Hải hay đi dạo tại con đường Hồ Chí Minh ra biển, để cảm nhận từng cơn gió thiên nhiên mát rười rượi.
Con đường Hồ Chí Minh trên biển kéo dài ra tận biển . Ảnh T.Đ
Hàng dương xanh mát rượi ngay bờ biển Thạnh Phú
Người trẻ vui chơi, chụp hình tại bãi biển Thạnh Phú . Ảnh T.Đ
"Sau khi hòa mình với làn nước phù sa và thưởng thức các món hải sản tươi ngon, gia đình chúng tôi cùng nhau đi dọc bãi biển Thạnh Phú. Khác xa không gian chật chội, chen lấn ở nội thành, nơi đây vô cùng thoáng đãng và mát mẻ. Mọi người không chỉ tha hồ chạy nhảy, vui đùa mà còn có cơ hội gần gũi, khám phá thiên nhiên", chị Nguyễn Thị Thùy Dương (34 tuổi, ngụ Long An) chia sẻ khi đến bãi biển Thạnh Phú dịp lễ 2.9.
Bãi biển hoang sơ Thạnh Phú ở miền Tây nằm ở Quốc lộ 57 thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, Bến Tre, cách trung tâm TP.Bến Tre khoảng 70 km, cách TP.HCM khoảng 156 km.
Bến Tre xây dựng vùng sản xuất dừa tập trung theo hướng hữu cơ Theo UBND tỉnh Bến Tre, đến năm 2025, địa phương triển khai xây dựng vùng sản xuất dừa tập trung với quy mô 20.000 - 22.000 ha, trên địa bàn các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri. Sơ chế dừa tươi (dừa uống nước) xuất khẩu ở Công ty TNHH Trái...