Thành phố xây dựng từ giấc mơ của nàng công chúa
Thành phố mãi mãi là câu chuyện kể của những mốc thời gian, của những triều đại tôn thờ cái đẹp, tôn thờ nghệ thuật.
Praha hấp dẫn bằng nhiều vẻ đẹp và vô cùng duyên dáng bởi các bí ấn luôn hé mở theo từng bước chân đi.
Theo truyền thuyết, hơn ngàn năm trước Praha được xây dựng từ sau giấc mơ của nàng công chúa Libuse về một thành phố lộng lẫy và vinh quang bên bờ sông Vltava .
Thoạt tiên người ta cho xây pháo đài Vysehrad và Hradcany. Từ khu vực này là thành cổ, Praha phát triển từng ngày, trong khi Hradcany dần thay thế vai trò của Vysehrad.
Năm 1257 vua Premysl Otakar II cho xây thêm khu Mala Strana. Praha trở thành thủ đô lẫy lừng dưới triều hoàng đế Charles IV. Cây cầu Charles, nhà thờ Saint-Guy và khu Nove Mesto rộng lớn là những công trình tiêu biểu của thời kỳ này.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Praha là nơi hội tụ nhiều những phong cách nghệ thuật và kiến trúc, từ Roman, Gothique, Phục hưng, Barốc, Tân nghệ thuật, cả phong cách lập thể… Hầu hết các công trình kiến trúc đều được xây bằng đá hoa cương và được chạm khắc công phu, nghệ thuật.
Nếu Praha là một bức tranh thì đó là bức tranh mà các nghệ nhân đã chuyền tay nhau tô vẽ, hoàn thiện trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm.
Và đây mới là điều kỳ diệu hơn cả: không như các thành phố khác của châu Âu, qua bao biến động lịch sử, dâu bể đời người, những cuộc chiến tranh tàn khốc, Praha chẳng suy suyển chi nhiều, và khi bước ra khỏi thế chiến II, thành phố gần như nguyên vẹn thuở sinh thành. Đặc biệt sau cuộc cách mạng Nhung 1989, Praha lại được điểm tô bởi nhiều nguồn đầu tư nước ngoài và những dự án trùng tu, trong đó có dự án dành cho hàng triệu triệu khách du lịch mà thành phố đón tiếp mỗi năm.
Sông Vltava chia Praha thành hai nửa không đều nhau. Phía tả ngạn là khu vực đồi Strahov gồm Hradcany và Mala Strana. Đây là khu Praha xưa nhất với vô số công trình kiến trúc cổ như lâu đài Praha, hoàng cung, tu viện thánh George, tháp toà Thánh Vitus, cung điện mùa hè, nhà thờ chính toà… tất cả đều là những công trình tuyệt tác về kiến trúc và nghệ thuật – Nhà thờ chính toà là biểu tượng của Cộng hoà Czech, là nơi còn lưu giữ vương miện và di hài của các vua Tiệp.
Cũng tại đây, một toà lâu đài cổ được dùng làm dinh Tổng thống; trụ sở của các Bộ, Ngành và khu ngoại giao đoàn.
Bên bờ hữu ngạn là Staro Mesto – khu phố cổ. Không xa với Stano Mesto là Nove Mesto – khu phố mới, trung tâm của Praha hiện đại với những đại lộ thênh thang và quảng trường Venceslas danh tiếng. Khu phố cổ là nơi đô hội nhất: những con đường xe ngựa nho nhỏ, cong cong; những ngôi nhà ngót nghét ngàn năm tuổi, và quảng trường Staromestske Namesti chực bỏ bùa du khách.
Nơi đây từng diễn ra các sự kiện lịch sử trọng đại. Quảng trường được bao bọc bởi những đền đài, nhà thờ, khách sạn mà mặt tiền được trùng tu theo phong cách Barốc tuy đó là những công trình từ thế kỷ XI và XII theo kiến trúc Roman.
Video đang HOT
Praha nằm trong vùng đất cổ Trung Âu. Thành phố mang vẻ đẹp của những phố xá hiện đại không dễ nhớ… nhưng chỉ sau vài bước ngoặt là một con đường mòn sẽ dẫn ta theo những bậc đá lên đồi, còn bất chợt một dòng suối nhỏ với cả một cái guồng nước kẽo kẹt xoay tròn… trên đỉnh đồi hiện ra một Nhà thờ nhỏ nhắn, như là cổ tích.
Có thể vào một chiều nào đó, bạn cứ đi qua những khu vườn nhà, leo dần lên cao, cây đang chắn lối, hay hàng rào hoa dại buông lơi, nhưng rồi chỉ vươn người đu lên một mỏm đá nhô ra, là choáng ngợp khi nhìn xuống bức tranh không gian mở ra có dòng sông Vtava tím thẫm, hàng chục cây cầu bắc qua sông, nối hai bờ thành phố đỏ rực mái ngói, xanh rỉ đồng màu thời gian của hàng trăm ngọn tháp nhà thờ, cung điện trên vòm trời hoàng hôn… Ta biết rằng, những vẻ đẹp như thế chỉ gặp được vài lần trong cuộc đời là đã hạnh phúc.
Praha luôn cho ta cảm giác lãng mạn, mẫn cảm, dễ phải lòng ai đó. Có lẽ vì thế, mà cây cầu đá Charles cổ kính nhất châu Âu. Cầu Charles. Cầu mang tên người đã khai sinh ra nó, vị quân vương để lại dấu ấn nhiều hơn bất cứ ai. Cầu được xây năm 1357, bằng đá, 16 nhịp, 515 m dài, 10m rộng. Là kỳ quan kiến trúc thời trung cổ. Là một trong những chiếc cầu ấn tượng nhất châu Âu. Hai bên vai cầu được điểm tô bằng 30 pho tượng thánh. Mỗi pho tượng gắn liền với một huyền thoại lung linh và xúc động.
Ngày nay có hàng chục chiếc cầu bắt qua sông Vltava, nhưng trong suốt 500 năm trước, đây là chiếc cầu duy nhất nối liền đôi bờ. Từ trên chiếc cầu huyền thoại nầy, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh quang vô cùng độc đáo của Praha: Vltava lặng lờ trôi, bầy hải âu chao liệng, những công trình kiến trúc đủ kiểu đủ dáng say sưa ngắm nghía dung nhan mình qua bóng nước dòng sông, tiếng vĩ cầm xao xuyến khúc Moldau, và hàng hàng lớp lớp những trai thanh gái lịch ngời ngời hạnh phúc như cái cõi trần gian nầy chưa từng nghèo đói, chiến tranh, thù hận. Có phải vì thế người ta còn gọi là “cầu tình”. với 30 vị thánh, vị vua, hoàng đế tạc trên cầu là chứng nhân muôn thuở của các đôi lứa thành hôn, người yêu nhau.
Sau khi đi tham quan thành cổ Praha, là nơi cư ngụ của hầu hết các ông vua trong lịch sử Cộng hòa Sec và cũng là nơi tập trung buôn bán của các thương gia.
Bạn nhất định phải tới quảng trường Staromestke, trên tòa thị chính có chiếc đồng hồ Thiên văn được xây dựng từ năm 1410 đến năm 1490, trong suốt 500 năm, cứ tròn 1 giờ, chú gà trống trên nóc đồng hồ cất tiếng gáy, rồi 12 vị thánh tông đồ lần lượt dạo quanh một vòng như để giám sát trần thế dưới kia.
Người ta đồn rằng những ai nghe được tiếng gà gáy thì chuyến du lịch sẽ gặp toàn may mắn. Hèn chi cứ gần đến một vòng giờ, hàng ngàn du khách đổ về. Mấy cháu bé thành người khổng lồ trên vai bố mẹ. Những khuôn mặt thành kính dõi theo chiếc đồng hồ. Đến khi chú gà tắt tiếng gáy, và 12 vị thánh tông đồ kết thúc vòng quay, đám đông mặt mày rạng rỡ cũng vội vàng tan theo về phía những con đường ngạt ngào đang vẫy chào họ.
Ở một góc khác của quảng trường chói loà bức tượng thánh Jan Hus. Tiệp là đất nươc xem ra ít anh hùng mà nhiều thánh nhân. Jan Hus là nhà cải cách vĩ đại từng chống lại Giáo hội La Mã để rồi bị hoả thiêu tại đây. Quanh bệ tượng còn khắc ghi những câu nói nổi tiếng của ông. Ví dụ: “Chân lý cuối cùng vẫn là chân lý”.
Nếu mệt rồi, hãy ghé vào nhà thờ St. Nicolas và đợi… chỉ một lúc thôi… là một âm thanh thiêng liêng trong vắt bỗng vang lên dưới vòm cao. Ấy là đàn organ nhà thờ nhờ tiếng gió tự nhiên đang đánh những nốt đầu của bản nhạc AveMaria. Ta như tan ra trong sự thánh thiện đến khôn cùng…
Praha là thành phố của âm nhạc, mỗi khung trời, mỗi con đường, mỗi bước chân qua đều dạt dào âm hưởng dòng sông. Vltava như dòng kẻ nhạc lặng lẽ chảy qua thành phố rồi ngân lên giai điệu Praha say đắm lòng người. Mozart từng một thời an trú ở đây. Ngôi biệt thự Vertramka nơi ông sáng tác vở Opera nổi tiếng Don Giovanni nay là Bảo tàng Mozart vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật và cây đàn piano ông từng chơi.
Đây là Praha của cổ tích cao sang, mãi mãi là câu chuyện kể của những mốc thời gian, của những triều đại tôn thờ cái đẹp, tôn thờ nghệ thuật.
Vẫn còn một Praha hiện đại
Đó là sự gần gũi với hình ảnh những bến tàu điện ngầm metro, tàu chạy phăng phăng qua cây cầu mới trên sông, hay dung dị những chiếc xe đạp thong thả đi ra ngoại ô.
Giữa khoảng rừng thưa một quán ăn dân dã, những phụ nữ tạp dề hoa dân gian, tóc vàng, má đỏ như trái táo với một lúc 8 cốc bia trên tay, bia đen, bia vàng, sủi bọt…
Các món quay, món thịt bò băm qua lửa còn đỏ nguyên bên trong phết lên bánh mỳ nướng giòn tan, mà một ông đầu bếp thao tác nhoay nhoáy ngay trước mặt các thực khách, lửa cháy phừng phừng… đâu đó tiếng ghi – ta gỗ xa gần và mọi người không thể không nghiêng ngả trong men bia…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Châm cứu chữa bệnh theo lời... 'bề trên' chỉ bảo
"Thánh cô" thì lên đồng, xem bói, còn cô em gái thì mở dịch vụ châm cứu ngay tại đó cho dù mới chỉ học khóa châm cứu 2 tháng. "Thánh cô" bảo: "Đấy là người do bề trên phán về phải làm công việc phúc đức".
Xếp hàng lấy số báo danh để vào gặp "thánh cô"
Đúng như lời giới thiệu, khi chúng tôi vừa đặt chân tới xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, nhiều bà con trong làng đã kháo nhau về chuyện bà Oanh "hiển thánh" chữa bách bệnh cho khách thập phương.
Chị Nguyễn Thị An (Can Lộc) kể cho chúng tôi biết: "Hồi thánh cô mới hành nghề, hang ngày có đến hàng trăm người đến xem, vì thế, các tín đồ nhiều khi phải đợi cả tháng. Giờ có số báo danh nên đơn giản hơn. Nhưng một ngày, thánh cô chỉ giới hạn xem 15 người nên ai đến sớm đăng ký trước mới may mắn được gặp".
Cổng vào nhà &'thánh cô"
Trong vai đôi vợ chồng mới cưới đến xin "thánh cô" xem gia sự, nhưng để gọi tên, chúng tôi buộc phải nhờ đến người quen đặt vấn đề mong "thánh cô" ưu ái cho xem trước. Tuy nhiên, cũng phải mất năm lần, bảy lượt chúng tôi mới được chiếu cố đến.
Ngồi quan sát "thánh cô" phán cho một cô gái 18 tuổi: "Trong người con đang xuất hiện một con ma nữ, có phải 3 tháng trước con ăn phải quả ổi khu vực sau vườn nhà không? Giờ con ma này cứ lớn lên dần mà không chịu ra. Có phải con thường xuyên bị đau bụng quẳn quại không???".
Khi thấy cô gái vừa khóc, vừa gật đầu lia lịa, "thánh cô" nói tiếp: "Giờ ta cho con lá bùa về sắc lên uống mà đuổi nó ra...". Nhân được "lộc thánh" (thuốc), cả hai mẹ cô gái đều mừng rỡ ra mặt.
Một thanh niên khác, "thánh" Oanh vừa xem quẻ đã phán: "Đồ sát sinh, ta nhìn thấy tâm địa ngươi xấu lắm. Đã ăn thịt chó mà còn đến nhờ ta chữa bệnh? Về đi".
Được cái, các tín đồ đều tỏ ra sợ hãi và tin tưởng tuyệt đối. "Ngươi ra ngoài kia quỳ gối xuống đất mà sám hối đi. Nếu ngươi biết ăn năn hối cãi thì ta xin bề trên tha tội cho ngươi".
Các "tín đồ" ngồi chật cứng trước sân ngồi chờ từ sáng đến tối vẫn chưa được xem
"Thánh" Oanh không cần bắt mạch, không cần khám, chỉ nhìn, bấm bấm một hồi đầu các ngón tay rồi phái đệ tử ban thuốc cho khách đưa về uống. Khi tín đồ nhận thuốc, "thánh cô" không quên dặn các đệ tử nhớ bỏ tờ giấy (hay còn gọi là phép) vào thang thuốc "mầu nhiệm", còn nếu không làm như thế, thì không có công hiệu.
Không những thế, "thánh cô" còn đưa một cô em tên Quỳnh về mở dịch vụ châm cứu tại nhà. Được biết, cô em gái này của bà Oanh mới học xong khóa châm cứu 2 tháng nhưng đã "hiên ngang" hành nghề tự do. Bà Oanh còn nói thêm: Đây là người do bề trên phán về phải làm công việc phức đức".
Trước khi được vào để thánh cô phán các đệ tử phải thắp hương làm lễ khấn bái trước
"Thánh cô" từng là Cán bộ Hội phụ nữ
Trao đổi về hiện tượng này với chính quyền địa phương, ông Trần Ngọc Lý - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng cho biết: "Khi bắt đầu có thông tin, chúng tôi đã cử người điều tra kỹ càng, thậm chí đóng giả thành người đi xem bói xuống tận nhà bà Oanh để nắm bắt tình hình".
"Chuyện du khách hằng ngày đỗ xô về nhà "thánh cô" chữa bệnh ngày càng đông thêm đang là vấn đề khó giải quyết đối với chính quyền địa phương. Có hay không chuyện "lên đồng, lên bóng" thì chưa có cơ quan chức năng nào xác định được", ông Lý vẫn khẳng định.
Chân dung &'thánh cô" bà Dương Thị Oanh đang hành nghề.
Bà Dương Thị Oanh năm nay (42 tuổi), văn hoá 7/12, quê xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Từ khi về Thạch Bằng làm vợ anh Đỗ Văn Bình, gia cảnh khó khăn, hai vợ chồng sống bằng nghề thả câu trên sông nước. Sau đó, hai người dựng lều, sinh con đẻ cái ở hẳn trên một bãi tha ma (nay là nhà bà Oanh). Chị Oanh đã tham gia công tác đoàn thể, từng là một phụ nữ gương mẫu, đi đầu trong phòng trào bài trừ mê tín, dị đoan vùng này.
Theo ông Lý, đối tượng khách đến xem thánh cô phán đại đa số là bà con nông dân có "niềm tin tuyệt đối" vào "thánh cô". Sự việc này gây mất trật tự an ninh, xã đã báo cáo lên cấp trên để tìm phương hướng xử lý triệt để.
Ông Lý nói: "Chị Oanh là một cán bộ của Hội Phụ nữ xã nhưng hành nghề xem bói, vì thế chúng tôi đã mời lên Uỷ ban giải thích nhiều lần, nhưng không hiểu vì lợi nhuận hay tín ngưỡng mà chị Oanh vẫn không nghe và bỏ bê việc đoàn thể, vì thế buộc chúng tôi phải tạm đình chỉ công tác của chị trong chi hội và chờ ý kiến cấp trên giải quyết".
Theo Bee