Thành phố xây dựng trên giàn khoan ở Azerbaijan
Là thành phố nổi trên biển đầu tiên trên thế giới, Neft Dashlari đã từng có những ngày hoàng kim với dân số lên tới 5.000 người.
Neft Dashlari là một thành phố công nghiệp xây dựng trên giàn khoan khổng lồ tại biển Caspian, cách thủ đô Baku của Azerbaijan 64 km về phía đông và là nơi định cư của hơn 1.000 dân. Đây là thành phố ngoài khơi lớn và lâu đời nhất thế giới, xây dựng vào năm 1949 sau khi các kỹ sư tìm thấy nguồn tài nguyên dầu khổng lồ ở độ sâu 1.000 m dưới đáy biển. Ảnh: Geozet.ru.
Neft Dashlari ban đầu chỉ là một dải đất khô cằn hướng ra biển. Tuy nhiên sau đó, chính phủ quyết định xây hệ thống đường để chuyển dầu từ dưới biển lên. Nền móng của các cột trụ là 7 con tàu cực lớn, trong đó có Zoroaster, tàu chở dầu đầu tiên trên thế giới. Khoảng 2.000 giàn khoan được thiết lập quanh các giếng dầu tạo nên một mạng lưới chằng chịt, trải rộng trên bán kính 30 km. Ảnh: Geozet.ru.
Từ đó, Neft Dalar trở thành trạm trung chuyển dầu đầu tiên của Azerbaijan và là giàn khoan dầu ngoài khơi hoạt động đầu tiên trên thế giới. Ảnh: IPAAT
Năm 1951, Neft Dashlari được trang bị tất cả cơ sở hạ tầng và thiết bị cần thiết cho việc khoan và vận chuyển dầu. Năm 1952, chính phủ tiếp tục mở rộng hệ thống giàn khoan và xây dựng những cụm cần cẩu đặc biệt cùng sà lan có thể nâng trọng lượng lên tới 100 tấn. Tuy nhiên, mở rộng quy mô lớn kéo theo việc giải quyết chỗ ở cho phần đông cư dân sinh sống gần đó. Ảnh: Infoglaz.ru.
Video đang HOT
Thành phố Neft Dashlari nhanh chóng mở rộng và được biết đến với cái tên “Oil Rocks”. Vào thời điểm hoàng kim, Neft Dashlari được trang bị đầy đủ để chứa lượng dân số lên đến 5.000 người với tất cả tiện nghi của một thành phố hiện đại: từ tòa chung cư 8 tầng cho đến rạp chiếu phim 300 chỗ ngồi, nhà tắm công cộng, sân bóng, tiệm bánh, thư viện, cửa hàng giải khát, tiệm giặt là và thậm chí cả một công viên cây xanh trồng trên đất vận chuyển từ đất liền ra biển. Ảnh: Geozet.ru.
Các cư dân bắt đầu kết hợp trồng rau và cây ăn quả trong thành phố, trạm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân được xây dựng, ngoài ra còn có những tuyến đường bằng thép cho xe cộ lưu thông. Neft Dashlari trở thành thành phố nổi trên biển đầu tiên của thế giới. Ảnh: IPAAT.
Tuy nhiên, thành phố hiện đã không còn như trước bởi hai lý do: sự sụp đổ của Liên Xô và việc phát hiện thêm nhiều mỏ dầu ở nơi khác. Lực lượng lao động giảm đáng kể, số lượng dân cư chỉ bằng một nửa ban đầu. Ảnh: IPAAT.
Một số giàn khoan bị bỏ hoang, không có nhân lực duy trì cấu trúc, nhiều cơ sở hạ tầng bị nước biển nhấn chìm, phần còn lại hoạt động trong tình trạng khó khăn và luôn cần được sửa chữa. Chỉ có 45 trong tổng số 300 km đường giao thông có thể sử dụng và dân số chỉ còn 933 người. Ảnh: Skyscraper.
Theo tin từ tạp chí Der Spiegel của Đức: “Công nhân ở Neft Dashlari kiếm được khoảng 130 USD/tháng, gấp đôi so với công việc tương tự trên đất liền. Nhưng nhà máy đã không còn hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua, nhiều công trình bằng sắt bị rỉ sét, rò rỉ dầu và các thiết bị thì hỏng hóc”. Ảnh: Skyscraper.
Mặc dù vậy, chính phủ Azerbaijan chưa muốn hoàn toàn dừng hoạt động khoan dầu tại Neft Dashlari bởi nơi đây tượng trưng cho niềm tự hào quốc gia và tồn tại những bí mật cần canh phòng chặt chẽ. Trên thực tế, người nước ngoài muốn đến Neft Dashlari không hề dễ dàng và hầu như không có toàn cảnh thành phố qua hình ảnh vệ tinh. Ảnh: Skyscraper.
Theo VNExpress
Những ngọn lửa vĩnh cửu ở châu Á
Ngọn lửa cháy mãi từ năm này qua năm khác đã trở thành biểu tượng cho cánh cổng dẫn vào địa ngục, cả trong truyền thuyết và những bộ phim Hollywood.
"Cổng địa ngục" ở Derweze, Turkmenistan: Hố lửa khổng lồ này nằm ở sa mạc Karakum, trung tâm Turkmenistan. Hố xuất hiện từ năm 1971 khi các nhà địa chất người Nga khoan giếng dầu thử nghiệm ở vùng này. Giàn khoan đột ngột sụp xuống, toàn bộ dụng cụ bị một hố sâu 70 m nuốt chửng. Họ quyết định đốt cháy lượng dầu tràn ra để tránh nổ. Ngọn lửa vẫn duy trì từ đó tới giờ. Ảnh: Nydailynews.
"Cổng địa ngục" nằm trong một ngôi làng nhỏ với dân số chỉ khoảng 350 người. Muốn tới đây, du khách phải vượt qua khoảng cách 260 km không một bóng người. Ảnh: Dangerouspowerofnature.
&"Hỏa sơn" ở Yanar Dag, Azerbaijan: Tương truyền, Yanar Dag (nghĩa là "Hỏa sơn") là một ngọn núi với khí gas liên tục phun ra từ mặt đất và đã bị một người chăn cừu vô tình đốt cháy vào khoảng năm 1950. Ngày nay, lửa trên núi có lúc bốc cao tới 3 m. Du khách có thể nhìn thấy nơi này từ thủ đô Baku. Ảnh: Odditycentral.
Người dân địa phương thường tắm ở các suối nước nóng trên sườn đồi. Ánh sáng kỳ bí vào buổi đêm khiến nơi đây thu hút nhiều tín đồ Bái hỏa giáo tới làm lễ. Ảnh: Roughguides.
"Hỏa thạch" ở Yanarta, Thổ Nhĩ Kỳ: Ngay ngoài khu nghỉ dưỡng Antalya, thung lũng Olympos, các kẽ hở trên ngọn núi hiểm trở phun ra lửa. Buổi tối là thời điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn ánh sáng bập bùng từ các hố nhỏ rải rác khắp núi. Ảnh: Roughguides.
"Lửa tận thế" ở Baba Gurgur, Iraq: Hố lửa này đã cháy liên tục hàng nghìn năm qua, và được cho là hỏa ngục trong kinh Cựu ước. Phụ nữ thường tới đây để cầu mong ngọn lửa cho họ sinh con trai. Du khách có thể tới thăm thành phố Kirkuk gần đó, với di tích của thành cố 5.000 năm tuổi.
Đền Ateshgah, Baku, Azerbaijan: Cách trung tâm Baku một khoảng không xa, ngôi đền đá được xây từ thế kỷ 17 có một ngọn lửa cháy gần như liên tục từ thời đó tới giờ. Ảnh: Airportbaku.
Ngọn lửa từng được tiếp nhiên liệu bởi một túi khí gas tự nhiên ngay dưới ngôi đền. Tuy nhiên, sau khi khu vực này bị đào bới để tìm dầu mỏ, ngọn lửa đã tắt vào năm 1969. Từ đó tới nay, khí gas công nghiệp được sử dụng thay thế. Ảnh: Lifeinbaku.
Theo Zing News
Hành trình đi ngược 'Con đường tơ lụa': Iran hiếu khách Lưỡng Hà là vùng đất giữa hai con sông Tigre và Euphrate. Đây là vùng đất nổi tiếng phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp như trồng nho, ô liu, lúa mạch... Nhà thờ Hồi giáo của người Armeni, với dãy núi cao là thuộc phần đất của Azerbaijan. Con đường tơ lụa không chỉ thuần túy về mặt...