Thành phố Vinh cấm shipper, không dùng thẻ đi chợ vào siêu thị
TP Vinh ( Nghệ An) yêu cầu dừng hoạt động đối với tất cả shipper trên địa bàn, thẻ đi chợ không có giá trị sử dụng đi mua hàng tại các siêu thị và tạm dừng hoạt động tất cả các cửa hàng bán lẻ gas.
Ngày 23/8, ông Trần Quang Lâm – Phó Chủ tịch UBND TP Vinh đã ký công văn sửa đổi một số nội dung của Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 22/8. Trong đó điều chỉnh một số quy định về thẻ đi chợ, hoạt động giao nhận hàng (shipper), hoạt động của một số siêu thị, cửa hàng bán lẻ, chuỗi kinh doanh nông sản…
Từ chiều tối ngày 23/8, TP Vinh dừng hoạt động giao nhận hàng (shipper), kể cả shipper thuộc các doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển hàng hóa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh.
Đối với hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất (bao gồm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp) thực hiện “3 tại chỗ”; trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được “3 tại chỗ” thì yêu cầu doanh nghiệp phải thuê khách sạn hoặc cơ sở lưu trú trong nội thành để tập trung cho công nhân ăn, nghỉ tại chỗ. Đồng thời, bố trí xe ô tô đưa đón công nhân từ nơi ở tập trung đến cơ sở sản xuất. Nghiêm cấm sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển đến nơi làm việc.
Theo quyết định, thẻ đi chợ không có giá trị sử dụng để đi mua hàng tại các siêu thị, siêu thị mini, các cửa hàng bán lẻ, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Lãnh đạo TP Vinh cũng quyết định dừng hoạt động đối với hoạt động giao nhận hàng (shipper), kể cả shipper thuộc các doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển hàng hóa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh.
Các siêu thị, siêu thị mini, các cửa hàng bán lẻ, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố chỉ được phép bán hàng trực tiếp cho các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn thành phố có tổ chức bếp ăn tập thể (Yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị phải có văn bản đề nghị UBND các phường, xã nơi có bếp ăn tập thể để được xác nhận, làm căn cứ đi mua hàng).
Đối với các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu, khí đốt, nhiên liệu được duy trì hoạt động với nhân số dao động không quá 5 người. Riêng đối với các cửa hàng thuộc Công ty xăng dầu Nghệ An được phép kinh doanh thêm mặt hàng gas, khí đốt để phục vụ nhân dân.
Tạm dừng hoạt động tất cả các cửa hàng bán lẻ gas trên địa bàn thành phố cho đến khi có thông báo mới.
Video đang HOT
TP Vinh cũng bãi bỏ nội dung: “Đối với các vị trí làm việc có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì khi đi làm phải có các giấy tờ sau: Giấy báo kết quả xét nghiệm âm tính (test nhanh hoặc PCR) trong vòng 72h kể từ khi có kết quả xét nghiệm, giấy đi đường theo mẫu kèm theo Kế hoạch này; thẻ nhân viên của đơn vị, giấy tờ tùy thân (CMND hoặc CCCD)”.
Sáng 23-8: Siêu thị vắng bóng người, nhiều điểm bán đã chuyển hàng đến dân thông qua chính quyền
Ngày đầu TP.HCM siết chặt giãn cách, các siêu thị không một bóng người, thậm chí có chỗ chủ động đóng cửa.
Tuy vậy, lượng hàng trưng bán ở nhiều siêu thị vẫn dồi dào, có nơi đã bắt đầu chuyển hàng đến dân thông qua chính quyền.
Hầu hết các điểm bán thuộc hệ thống SaigonCo.op đều hoạt động trong sáng 23-8. Trong ảnh: mặt hàng thực phẩm tại siêu thị Co.opmart Chu Văn An dồi dào trong sáng 23-8 - Ảnh: N.TRÍ
Sáng 23-8, cung đường Chu Văn An (Q.Bình Thạnh) có khá nhiều điểm siêu thị mở cửa nhưng hầu hết đều vắng khách, một số điểm còn chủ động kéo sập cổng lại, chỉ bán qua khe hở khi có khách hàng.
Cụ thể, khoảng 9h30, nhiều điểm bán của hệ thống Vinmart/Vinmart khu vực Bình Thạnh vẫn mở cửa như bình thường, có nhân viên túc trực nhưng vắng khách.
Sáng 23-8, dù có nhân viên trực bán nhưng do vắng khách nên nhiều điểm siêu thị Bách Hóa Xanh tại quận Bình Thạnh đã kéo kín các cổng, chỉ chừa khe hở bán hàng - Ảnh: N.TRÍ
Tương tự, tại nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh ở TP Thủ Đức, Phú Nhuận... vẫn mở cửa bình thường. Tuy nhiên, do không có khách hàng nên một số điểm kéo bớt các cổng, cửa, chỉ chừa một khe nhỏ để bán đồ qua khe này khi có khách vào.
Mặt hàng trứng bị thiếu hụt trong 2 ngày trước đó thì sang sáng 23-8 đã dồi dào trở lại ở nhiều kênh siêu thị - Ảnh: N.TRÍ
Trong khi đó, khoảng 10h10, tại siêu thị Co.opmart Chu Văn An (Q.Bình Thạnh), chỉ có lác đác một vài khách hàng là người ở trong khu chung cư (cùng chung tòa nhà với điểm siêu thị này), còn lại tuyệt nhiên không có khách hàng nào ở khu vực ngoài đến mua.
Tuy vậy, tại đây, lượng hàng khô như gạo, dầu ăn, nước mắm... cho đến sản phẩm tươi sống như rau, củ, thịt gà, trứng... chưng bán khá dồi dào. Cá biệt, quầy hàng thịt heo và cá còn trống kệ.
Lượng hàng đồ khô như dầu ăn, nước mắm, mì gói đầy các quầy kệ siêu thị trong sáng 23-8 - Ảnh: N.TRÍ
Theo đại diện siêu thị này, thủy hải sản và thịt heo được đơn vị liên kết với đối tác, đối tác chủ động mở quầy bán. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong giấy đi đường nên đối tác chưa kịp vận chuyển hàng đến.
"Khả năng trong nay mai tình trạng này sẽ được khắc phục, nguồn cung sẽ không thiếu", đại diện đơn vị này nhận định.
Thịt gà, rau củ, trái cây đầy ắp tại một siêu thị ở Q.Bình Thạnh. Đơn vị này cho biết đã làm việc với chính quyền và sẵn sàng chuyển hàng tới tay người dân - Ảnh: N.TRÍ
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 23-8, bà Bùi Thị Giáng Thu - giám đốc siêu thị Co.opmart Chu Văn An - cho biết về hàng hóa thì hiện nay hệ thống SaigonCo.op đảm bảo cung cấp đầy đủ cho người dân, về nhu yếu phẩm thì đơn vị cam kết đáp ứng đầy đủ cho người dân trong 3 tuần.
Đối với vấn đề mua chung, trong sáng 23-8, đơn vị đã chuyển hàng hóa đến người dân tại 2 phường trên địa bàn quận thông qua chính quyền phường, và nhiều phường khác đã đặt vấn đề mua hàng chung thay cho dân, khả năng sẽ đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới.
"Khi phường đặt đơn hàng, đơn vị sẽ chủ động "đi chợ" giúp và giao dưới dạng combo mua chung, phường có trách nhiệm vận chuyển đến tay người dân và thu tiền, tiền hàng sẽ chi trả lại đơn vị vào ngày hôm sau", bà Thu thông tin.
Cá biệt, nhiều đơn vị cho biết do gặp khó với việc đi đường nên bị thiếu hụt nguồn cung thịt heo và thủy hải sản trong sáng 23-8 - Ảnh: N.TRÍ
Trong khi đó, đại diện một số hệ thống siêu thị cho biết, đối với những khu vực thuộc vùng xanh, siêu thị vẫn cho người dân đặt hàng nhưng với số lượng khiêm tốn. Theo đó, hàng hóa sẽ được nhân viên siêu thị giao, hoặc người dân linh động tự kết nối với shipper hay chính quyền để hỗ trợ việc giao nhận hàng.
Tuy vậy, một số đơn vị cho biết hiện nay việc kết nối với chính quyền chỉ mang tính cơ bản, thậm chí nhiều điểm bán vẫn chưa làm việc được với phường, quận để thực hiện việc giao nhận hàng hóa thay cho người dân.
Người dân không ra đường nên các kênh siêu thị đã chủ động làm việc với chính quyền để triển khai việc giao nhận hàng hóa thay cho người dân. Tuy nhiên, việc kết nối vẫn còn nhiều bất cập - Ảnh: N.TRÍ
Tương tự, nhiều đơn vị cho biết mẫu giấy tờ đi đường cho nhân viên, xe chở hàng trong giai đoạn TP siết chặt giãn cách hiện nay vẫn chưa được sở, ngành liên quan cấp đầy đủ dù các doanh nghiệp đã nộp hồ sơ, danh sách. Do đó, việc vận chuyển, nhân lực gặp nhiều khó khăn, nhiều mặt hàng không thể đến kịp điểm bán.
Siêu thị tất bật soạn hàng cho khách sáng 23-8 dù còn lúng túng nhân sự Sáng 23-8, các siêu thị, cửa hàng vẫn mở cửa và bận rộn khâu nhập hàng, phân loại, đóng vỉ dù không đón khách đến mua sắm. Một số điểm bán phải tạm đóng cửa do nhân viên không thể đến chỗ làm do chưa đáp ứng kịp thủ tục mới. Nhân viên siêu thị Vissan trên đường Vũ Tùng, quận Bình Thạnh,...