Thành phố tựa trời Âu cổ kính giữa lòng Myanmar
Yangon sở hữu những công trình độc đáo mang phong cách châu Âu cổ điển xen lẫn lối kiến trúc đặc trưng của Miến Điện xưa.
Nhắc đến Myanmar, nơi được mệnh danh là miền đất Phật, nhiều du khách thường nghĩ ngay đến những ngôi đền, chùa nguy nga tráng lệ ngang ngửa với Thái Lan. Tuy nhiên, khi thả bước dọc theo nội đô Yangon, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tòa công trình kiến trúc độc đáo của Myanmar dưới thời thuộc địa Anh (1824 – 1948), pha trộn nét Âu – Á đầy cổ kính và quyến rũ.
Yangon từng là thủ đô của xứ Miến Điện, nay là thành phố đông đúc và hiện đại bậc nhất Myanmar. Nổi bật giữa trung tâm thành phố là Tòa thị chính Yangon, điển hình cho lối kiến trúc Miến Điện đồng bộ với các lớp mái nhiều tầng được gọi là Pyatthat.
Các chi tiết trang trí của tòa nhà mang nét truyền thống Myanmar như tháp pháo ba tầng, cạnh hai lối vào cổng là hai Nagas (rắn) từ thần thoại Hindu và Phật giáo. Tòa thị chính do kiến trúc sư Miến Điện U Tin thiết kế và hoàn thành trong 10 năm, pha trộn cả kiến trúc châu Âu, Myanmar và Ấn Độ.
Nằm gần Tòa thị chính thành phố là tòa nhà Tòa án Tối cao do kiến trúc sư James Ransome thiết kế, xây dựng từ năm 1905 và hoàn thành vào năm 1911. Công trình hiện lên nổi bật giữa thành phố với bức tường đồ sộ màu đỏ gạch thiết kế theo phong cách Victorian cổ điển, gợi liên tưởng đến tòa lâu đài của Nữ hoàng Anh Anne.
Video đang HOT
Điểm nhấn của Tòa án Tối cao chính là tháp đồng hồ bốn mặt và cột cờ vươn cao thiết kế trên nền gạch đặc trưng trắng và đỏ, được hoàn thiện với các chi tiết trang trí tinh xảo trong màu sơn tương phản và cửa sổ kính nhiều màu.
Dọc theo con phố Maha Bandula của Yangon, du khách sẽ bắt gặp một công trình kiến trúc Anh đẹp cổ kính khác là tòa trụ sở chính của Ngân hàng AYA (Ayawaddy Bank) với lớp áo sơn vàng hoài cổ, mang dáng dấp của những tòa nhà châu Âu thế kỷ 19. AYA hiện là ngân hàng tư nhân của Myanmar, được thành lập vào năm 2010 với sự cho phép của Ngân hàng Trung ương Myanmar.
Ngoài một số công trình kiến trúc tiêu biểu, thành phố Yangon còn sở hữu nhiều công trình khác pha trộn lối thiết kế Âu – Á của Anh và Myanmar, nay đã không còn hoạt động hoặc được đưa vào làm các quán cà phê, khu bách hóa dành cho người dân nơi đây.
Đặc trưng của đường phố Yangon là các xe máy không được phép lưu thông, người dân nơi đây chủ yếu đi lại bằng ôtô hoặc các phương tiện công cộng. Yangon hấp dẫn du khách chính bởi những công trình kiến trúc cổ kính pha lẫn giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nước ngoài. Những dấu ấn và đường nét thuộc về thời kỳ lịch sử của đất nước Phật Giáo này luôn chứa đựng một sức hút lạ kỳ, lôi cuốn những bước chân hoài cổ tìm đến.
Thủ đô kỳ lạ nhất thế giới của Myanmar
Naypyidaw không đông đúc như thủ đô của nhiều quốc gia khác, khi chỉ có 131 người trên một km vuông.
Theo Telegraph, ngay từ khi ra đời vào năm 2005 Naypidaw đã được đặt biệt danh là "thủ đô kỳ lạ nhất thế giới" vì những điều khác biệt: mọc lên từ một khu rừng nguyên sinh cách thủ đô cũ, Yangon, khoảng 320 km; với quy mô khổng lồ và thiếu vắng cư dân.
Naypyidaw phát âm là nei-piuh-door. Quá trình xây dựng thủ đô mới thực sự bắt đầu vào năm 2002. Nhưng thế giới không biết gì về nó cho đến khi lãnh đạo quân đội Myanmar thông báo di dời các văn phòng chính phủ ngay trong đêm 6/11/2005.
Một năm sau đó, thành phố vẫn vô danh. Tuy nhiên, sau một cuộc diễu hành quân sự lớn vào ngày kỷ niệm đầu tiên của cuộc di chuyển, diễn ra dưới bóng ba bức tượng khổng lồ của những vua vĩ đại nhất trong lịch sử Anawrahta, Bayinnaung và Alaungpaya, thủ đô mang tên "Naypyidaw" chính thức ra mắt.
Những công nhân vệ sinh quét đường tại Naypyidaw. Một số cao tốc rất rộng có tới 20 làn xe, nhưng không có phương tiện nào chạy qua.
Đến năm 2011, phóng viên Anh Damien McElroy của Telegraph có cơ hội ghé thăm và miêu tả Naypidaw là "một thành phố trống trải, hầu như không có bóng chiếc xe ôtô trên đường, không có một đám đông nào". "Dấu hiệu duy nhất của sự sống trên những đại lộ vắng vẻ dài hàng kilomet là những công nhân vệ sinh đang quét đường, đầu đội mũ rơm", McElroy cho biết.
Xuất hiện trong tập Burma Special thuộc chương trình Top Gear của đài BBC năm 2014, Naypyidaw hiện lên với những cao tốc hoang vắng, các nhân vật trải nghiệm chơi bóng đá trên đường và bông đùa về chuyện giờ cao điểm không tồn tại.
Một bài viết trên Guardian đã ví thủ đô của Myanmar như "một bức tranh kỳ lạ về ngoại ô nước Mỹ sau ngày tận thế" hay "giống như một bộ phim của Daivd Lynch về Triều Tiên". Tác giả viết: "Rất khó có thể tìm ra trung tâm thành phố thực sự nằm ở đâu. Điều này có lẽ là có mục đích: nơi này cũng không có địa điểm công cộng như quảng trường để tụ tập".
Naypidaw rộng lớn, ít khách và được biết đến với biệt danh kỳ lạ, nhưng đường đến đây rất dễ dàng. Du khách có thể bắt nhiều tuyến xe bus từ Bagan, Mandalay hay Yangon.
Thắc mắc được nhiều người đặt ra là "Naypyidaw lớn đến mức nào"? Câu trả lời là người dân Myanmar có thủ đô rộng tới hơn 7.000 km2, gấp gần bốn lần London (Anh) và sáu lần diện tích thành phố New York (Mỹ). Nhiều người dân tin rằng có thể nhìn thấy Naypyidaw từ không gian.
Theo số liệu chính thức, dân số của thủ đô này 924.608 người vào năm 2019, tương đương với mật độ 131 người trên một km2. Đây thực sự là một tỷ lệ siêu nhỏ đối với một thành phố lớn. Ví dụ, mật độ dân số ở London là 14.500 người trên một km2, với Paris (Pháp) đó là 53.000 và Manila (Philippines) là 108.000.
Thành phố này phân chia ra nhiều khu vực. Khu nhà ở ngoại giao rộng hơn 263 hecta, chủ yếu phục vụ các quốc gia khác mở đại sức quán. Tuy nhiên, hầu hết sứ quán các nước vẫn ở Yangon nên nơi này còn hoang vắng. Khu vực quân sự cách đó hàng kilomet là vùng cấm còn khu trung tâm hành chính quốc gia có 31 tòa nhà, Dinh Tổng thống với 100 phòng có hào bao quanh. Người dân thủ đô sống trong những căn chung cư có mái đánh mã màu theo nghề nghiệp. Ví dụ, nhân viên Bộ Y tế sống trong chung cư có mái màu xanh lam, người của Bộ Nông nghiệp sống dưới những tòa nhà mái màu xanh lá.
Đối với những người đã chán ghét đám đông tại các ngôi chùa ở Đông Nam Á trước đại dịch, chùa Uppatasanti là một nơi hoàn hảo.
Với những khách nước ngoài muốn ghé thăm các điểm tham quan ở Naypyidaw, gợi ý hàng đầu của TripAdvisor là chùa Uppatasanti nơi có xá lợi răng Phật được rước về từ Trung Quốc. Điểm đến phổ biến thứ hai là đường cao tốc 20 làn, tiếp đó là Bảo tàng Dịch vụ Quốc phòng, Bảo tàng Quốc gia, Bảo tàng Đá quý và Trung tâm Hội nghị Quốc tế Myanmar 2.
Naypidaw cũng có một số sân golf, công viên, sở thú, quán cà phê... Dù hạn chế về lựa chọn vui chơi thành phố cũng không thiếu những cơ sở lưu trú trong khu vực khách sạn nhìn ra một hồ nhân tạo ở ngoại ô. Giá phòng khách sạn cao cấp ở đây từ 130 USD với hồ bơi ngoài trời lớn nhất thành phố.
7 sự thật thú vị của thành phố khai mạc Euro 2020 Trận khai mạc Euro 2020 sẽ diễn ra tại Rome (Italy). Thành phố này sở hữu nhiều công trình kiến trúc và văn hóa đặc sắc thu hút du khách khám phá. Biệt danh "thành phố vĩnh cửu": Theo truyền thuyết, Rome được thành lập năm 753 TCN, dưới thời trị vì của Romulus. Trong suốt hơn 700 năm từ thế kỷ 1-7,...