Thành phố Trung Quốc phát 3 triệu USD tiền ảo cho dân
Chính quyền Tô Châu phát ngẫu nhiên 100.000 bao lì xì ảo với trị giá 20 triệu nhân dân tệ (3,1 triệu USD) để thử nghiệm dùng tiền điện tử.
Số phong bao lì xì ảo sẽ được chính quyền thành phố Tô Châu, phía đông Trung Quốc, chia người dân theo hình thức quay số ngẫu nhiên vào ngày 12/12, nhân dịp lễ mua sắm cuối năm. Mỗi phong bao chứa khoản tiền ảo tương đương 200 Nhân dân tệ (31 USD) và sẽ có hiệu lực đến ngày 27/12, theo thông báo được giới chức thành phố công bố hôm nay.
Mọi công dân Trung Quốc sống tại Tô Châu có thể đăng ký tham gia quay số thông qua ứng dụng dịch vụ công của thành phố. Người chiến thắng sẽ được nhận phong bao qua ứng dụng Nhân dân tệ Ảo (DRA).
Ứng dụng Nhân dân tệ Ảo thử nghiệm trên một điện thoại hồi tháng 10. Ảnh: Reuters .
Nhân dân tệ điện tử, còn có tên chính thức là Hệ thống Thanh toán Tiền tệ Điện tử Kỹ thuật số (DCEP), nằm trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm phát triển xã hội không dùng tiền mặt. Khác với các loại tiền ảo như Bitcoin, DCEP được phát hành bởi ngân hàng trung ương Trung Quốc và đóng vai trò là phiên bản kỹ thuật số của đồng Nhân dân tệ.
Video đang HOT
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu Nhân dân tệ điện tử từ năm 2014 và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng cho DCEP, đang thử nghiệm cục bộ ở các thành phố Thâm Quyến và Tô Châu.
Khoảng 10.000 cửa hàng sẽ tham gia đợt thử nghiệm ở Tô Châu. Những người chiến thắng trong đợt quay số có thể sử dụng “ví ngoại tuyến đôi” để thanh toán mua hàng tại các cửa hàng địa phương mà không cần kết nối mạng, cho phép thay thế hoàn toàn tiền giấy và xu.
Ứng dụng đánh giá chỉ số văn minh ở thành phố Tô Châu
Chính quyền thành phố Tô Châu đang triển khai thử nghiệm hệ thống tính điểm công dân dựa trên mức độ "văn minh" của mỗi người.
Chính quyền Tô Châu sử dụng một ứng dụng tên Suzhou Civility Code để đánh giá và xếp hạng mức độ văn minh của công dân thành phố, thể hiện qua việc tuân thủ luật pháp, tham gia hoạt động xã hội, phân loại rác và có hành vi đúng mực.
Ứng dụng xếp hạng công dân là một phần trong đạo luật "Quy tắc ứng xử Tô Châu" ra mắt tháng 5.
Theo Southern Metropolis Daily, chính quyền bắt đầu thử nghiệm vào tuần trước. Ứng dụng sẽ theo dõi quá trình tham gia giao thông của người dùng. Mỗi người dùng có 1.000 điểm xuất phát. Với mỗi lượt vi phạm, như vượt đèn đỏ, người đó sẽ bị trừ 50 điểm.
Hệ thống chấm điểm dựa theo cách tính thưởng - phạt. Nghĩa là những hành động tốt, như tham gia tình nguyện, hiến máu, hiến tạng hoặc lao động gương mẫu, sẽ được cộng điểm. Ngược lại, hệ thống sẽ trừ điểm nếu một người không có khả năng trả nợ, chậm thanh toán hóa đơn điện nước, vi phạm luật giao thông, lan truyền tin tức giả mạo, truyền bá tôn giáo bất hợp pháp hay bôi nhọ người khác trên mạng xã hội, lừa đảo hoặc bị kết án.
Chương trình này không khác biệt nhiều so với các hệ thống chấm điểm công dân vốn đã được triển khai ở một số thành phố lớn của Trung Quốc, trong đó có Nam Kinh. Bắt đầu từ năm ngoái, cảnh sát Nam Kinh đã bắt đầu thực hiện hạ mức tín nhiệm xã hội với những công dân vi phạm giao thông thường xuyên. Nhưng thay bị trừ hết điểm số, những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng sẽ bị dán nhãn "không đáng tin cậy".
Các quan chức Tô Châu nhấn mạnh rằng việc tham gia ứng dụng Suzhou Civility Code là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự hoài nghi và hứng chịu nhiều chỉ trích trên mạng xã hội Trung Quốc.
"Viễn cảnh đáng sợ mà tôi thấy khi xem Black Mirror thực sự đã xảy ra trong đời thực. Điều đó thật kinh khủng", một người dùng Weibo đề cập đến series phim viễn tưởng của Anh diễn ra trong một tương lai nơi những tiến bộ công nghệ ảnh hưởng tiêu cực đến con người.
Một tập phim có tựa đề Nosedive đã tạo được ấn tượng đặc biệt với nhiều người Trung Quốc vì nó mô tả một thế giới mà mọi người đánh giá lẫn nhau sau mỗi lần tương tác, ảnh hưởng đến uy tín trong xã hội của nhau. "Có một tập trong Black Mirror khi người khác cho bạn điểm càng cao, bạn càng được đối xử tốt", một người dùng Weibo bình luận về bài đăng liên quan tới đạo luật "Quy tắc ứng xử Tô Châu". Bình luận đã nhận được hơn 400 lượt like.
Giao diện ứng dụng Suzhou Civility Code. Ảnh: Suzhou Police.
Bất chấp làn sóng chỉ trích, một số người vẫn ủng hộ việc sử dụng ứng dụng như một cách để kiềm chế các hành vi ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Một người dùng Weibo cho biết: "Nếu dự án này nhắm vào những người hút thuốc trên đường phố, những người không tôn trọng phụ nữ hoặc những người đi tàu điện ngầm vô văn hóa, thì tôi thực sự thích".
Các quan chức chính quyền Tô Châu cho biết giai đoạn thử nghiệm của dự án Suzhou Civility Code đã kết thúc và những người phụ trách dự án sẽ cải tiến công nghệ trước khi tiến hành một thử nghiệm khác, The Paper đưa tin. Giai đoạn thử nghiệm đã có hơn 5.800 người tham gia.
Các quan chức thành phố cũng khẳng định kết quả từ ứng dụng này sẽ không ảnh hưởng đến việc ghi danh vào trường, việc làm hay đăng ký hộ khẩu. Người vi phạm giao thông sẽ chỉ bị xử phạt theo luật pháp hiện hành. Mặt khác, những người có điểm số cao có thể được hưởng các đặc quyền như giảm giá khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, được tặng vé xem phim, cốc và khăn tắm miễn phí.
Ý tưởng về hệ thống chấm điểm công dân ở Trung Quốc lần đầu xuất hiện trong một tài liệu chính sách xuất bản vào năm 2014. Mục tiêu của hệ thống là trở thành một cơ chế "Cây gậy và củ cà rốt", giúp đưa ra các hình phạt và phần thưởng tùy theo hành vi của từng công dân.
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ ở Trung Quốc, hệ thống này đã được dự kiến triển khai trên phạm vi toàn quốc trong năm nay. Tuy nhiên, virus Corona đã làm nảy sinh thêm một vấn đề với chính phủ Trung Quốc: làm sao để kiểm soát sự di chuyển của người dân. Và giải pháp là các mã y tế dạng QR. Chính quyền địa phương các tỉnh của Trung Quốc đều sử dụng công nghê mã QR có màu để chỉ ra khả năng tiếp xúc của một người với virus Corona. Bất kỳ ai bị thuật toán gán mã màu vàng hoặc mã đỏ đều phải ở nhà. Trong khi những người có mã xanh có thể đi lại tự do.
Trong khi một số người bày tỏ lo ngại về việc thu thập quá nhiều dữ liệu cá nhân, những người khác cho biết họ không thấy phiền về việc sử dụng mã y tế để truy vết dịch bệnh. Và Tô Châu không phải là thành phố duy nhất của Trung Quốc đang cố gắng mở rộng việc sử dụng các mã y tế để ngăn chặn đại dịch. Gần đây, công dân thành phố Thượng Hải đã bắt đầu sử dụng mã y tế thay thế số định danh cá nhân
Cách chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn online vào đại học Với phỏng vấn online, bạn có thể chuẩn bị những mẩu giấy nhỏ ghi chú những gì cần thiết cho việc trả lời câu hỏi, chú ý cách ăn mặc và kết nối mạng. Phỏng vấn trực tuyến không phải hình thức hoàn toàn mới. Các ứng viên ở nước ngoài luôn có cơ hội thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tuyến...