Thành phố TQ với “ma trận” đường khiến người lạ thấy chóng mặt
Đây là thành phố đặc biệt ở Trung Quốc với 3 sân bay quốc tế rất lớn và hệ thống đường thủy hoàn thiện.
Trùng Khánh là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc, đồng thời là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương. Ban đầu, thành phố này thuộc tỉnh Tứ Xuyên nhưng tách ra từ năm 1997. Tính tới năm 2017, dân số ở đây là trên 32 triệu người, chia làm 15 huyện và 4 khu tự trị.
Xét trên yếu tố lịch sử và văn hóa, Trùng Khánh là thành phố đặc biệt quan trọng ở vùng thượng du sông Trường Giang. Đây cũng là trung tâm sản xuất chính và là đầu mối giao thông quan trọng ở vùng Tây Nam Trung Quốc.
Sau khi tách khỏi Tứ Xuyên, Trùng Khánh được tập trung phát triển công nghiệp, nhưng chủ yếu là các sản phẩm phục vụ tiêu dùng như thực phẩm, ô tô, hóa chất, dệt may, máy móc. Đây là trung tâm sản xuất xe cơ giới lớn thứ ba và lớn nhất về xe máy. Theo thống kê năm 2010, thành phố này sản xuất 1,3 triệu ô tô và hơn 12 triệu xe máy.
Trùng Khánh cũng là trung tâm sản xuất thép và nhôm lớn bậc nhất của Trung Quốc. Công ty SAC đặt tại Trùng Khánh là nhà máy sản xuất nhôm lớn nhất châu Á.
Video đang HOT
Nông sản chính tại Trùng Khánh là lúa và hoa quả (đặc biệt là cam). Tổng sản lượng lương thực trung bình của Trùng Khánh là trên 11 triệu tấn, nhiều năm liên tiếp đứng đầu cả nước. Về tài nguyên khoáng sản, khu vực này cũng tập trung khối lượng kim loại có giá trị nhiều nhất Trung Quốc. Các loại khoáng sản trữ lượng lớn gồm khí tự nhiên, than đá, bô xít, bari, đá vôi…
Gần đây, thành phố này chuyển hướng sang công nghiệp giàu hàm lượng chất xám nên đã đầu tư rất nhiều cho cơ sở hạ tầng. Mạng lưới đường bộ, đường sắt kết nối Trùng Khánh với phần còn lại của Trung Quốc được đánh giá là hoàn thiện nhất cả nước. Đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới cũng được xây dựng giúp cung cấp điện năng cho toàn bộ Trùng Khánh.
Hệ thống đường sắt ở Trùng Khánh rất phát triển với quy mô toàn tuyến là trên 1.300 km. Hiện nay Trùng Khánh đang tiếp tục xây dựng thêm 1.100 km nữa. Thế giới từng rất bất ngờ trước hình ảnh một đoàn tàu đi xuyên nhà cao tầng ở Trùng Khánh.
Trùng Khánh có 1.800 km đường cao tốc giúp việc đi lại thuận tiện. Tuy nhiên do địa bàn tồn tại nhiều núi non hiểm trở nên cần nhiều hầm xuyên núi. Những con đường nhiều tầng chồng lên nhau có thể khiến khách lạ thấy hoa mắt chóng mặt.
Trùng Khánh có chính sách hạn chế xe cá nhân nên phí cầu đường tại đây rất cao, chỉ xếp sau Thượng Hải. Ngoài núi non, Trùng Khánh cũng có rất nhiều nhiều sông suối nhỏ. Nơi đây được gọi là “thủ phủ của những cây cầu tại Trung Quốc”.
Loại hình vận tải thuận tiện nhất ở Trùng Khánh là đường thủy do có sông Trường Giang cận kề. Năm 2011, toàn bộ thành phố này có hơn 4.400 km đường thủy, trong đó có những nơi đón được tàu 10.000 tấn. Cảng quốc tế Trùng Khánh cũng là cảng trong đất liền lớn nhất cả nước.
Xét về đường hàng không, Trùng Khánh có 3 sân bay quốc tế lớn là Giang Bắc, Ngũ Kiều Vạn Châu và Vũ Lăng Sơn. Nơi đây đặt trụ sở các hãng máy bay lớn nhất Trung Quốc như China Southern Airlines, Chongqing Airlines, Sichuan Airlines…
GDP danh nghĩa của Trùng Khánh là trên 160 tỉ USD và mức tăng 16,4%/năm. Dù có mức tăng ấn tượng nhưng Trùng Khánh vẫn còn tụt hậu so với các thành phố ven biển phía đông.
Theo Danviet
Chàng trai chi 22.000 USD sửa nhầm nhà hàng xóm
Một người đàn ông Trung Quốc đã chi hơn 22.000 USD sửa sang căn hộ mới mua ở Trùng Khánh thì bị ban quản lý thông báo sửa nhầm nhà.
Căn hộ anh Quách đang sửa chữa dang dở. Ảnh: Vãn báo Trùng Khánh
Anh Quách, 23 tuổi, mua và được nhận chìa khóa căn hộ thứ 4 ở tầng 40 một chung cư ở Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên hồi cuối tháng 9. Hôm 8/10, anh bắt đầu thuê thợ sửa chữa căn hộ cho đến hôm 20/10 thì được ban quản lý tòa nhà thông báo đang sửa chữa sai căn hộ, theo People.
"Họ nói rằng tôi ký hợp đồng mua căn hộ thứ 2, không phải thứ 4. Vì lúc giao nhà tôi nằng nằng đòi căn thứ 4 nên họ nhầm lẫn và giao sai chìa khóa", anh Quách giận dữ nói.
Theo văn phòng bất động sản, tầng 40 có tổng cộng 8 căn hộ nhưng mới bán được 4 căn và chưa gắn biển số nhà. Trên sơ đồ bố trí, những căn hộ đã bán là căn thứ hai, bốn, sáu và tám. Vì thế, trong giấy chứng nhận bất động sản trên hợp đồng mua bán nhà, căn hộ đã bán ở tầng 40 được ký hiệu bằng 40-2, 40-4, 40-6 và 40-8. Nói cách khác, căn thứ 4 mà anh Quách mua thực chất là căn thứ 2.
Anh Quách không đồng ý với giải thích này và tuyên bố sẽ kiện văn phòng bất động sản và ban quản lý. Anh cho biết trong suốt quá trình đi xem nhà, ký hợp đồng, họ đều thực hiện ở căn hộ số 4. Ngoài ra, sau khi mua nhà, anh đã nộp phí quản lý và lúc bắt đầu sửa chữa, cũng đã đăng ký với ban quản lý nhưng không thấy họ nhắc nhở.
Anh Quách cho biết đã chi hơn 150.000 tệ (22.000 USD) tiền sửa chữa và đã sửa xong một nửa thì ban quản lý mới thông báo và đơn phương cắt điện nước trong căn hộ.
Thảo luận về trường hợp này, luật sư Chu cho rằng anh Quách không sai và lỗi thuộc về ban quản lý cũng như văn phòng bất động sản. Một người dùng mạng xã hội Trung Quốc đề nghị: "Chỉ cần đổi biển số nhà là xong".
Hồng Hạnh
Theo VNE
Campuchia tính xây sân bay lớn hơn sân bay quốc tế Bắc Kinh Chính phủ Campuchia chính thức phê duyệt dự án xây dựng một trong những sân bay lớn nhất thế giới ở tỉnh Kandal của nước này, báo Phnom Penh Post cho biết ngày 15/1. Sân bay quốc tế Phnom Penh (Ảnh: Asia Networks) Phnom Penh Post dẫn tài liệu từ Hội đồng Bộ trưởng Campuchia đề ngày 21/12/2017, chính phủ nước này đã...