Thành phố tối mật từng bị thảm họa hạt nhân kiểu Chernobyl thời Liên Xô
Không nhiều người biết về thành phố tối mật, nơi sản sinh ra chương trình vũ khí hạt nhân thời Liên Xô.
Các nhà máy hạt nhân tạo ra nhiều rủi ro không thể lường trước.
Theo Daily Star, series phim tài liệu về thảm họa hạt nhân Chernobyl của kênh HBO đang thu hút sự chú ý đặc biệt. Nhưng không nhiều người biết về một thảm họa hạt nhân khác gần “thành phố số 40″.
Ozyorsk, hay còn gọi là “thành phố số 40″, được xây dựng hoàn toàn bí mật xung quanh nhà máy hạt nhân Mayak vào năm 1946 ở Liên Xô.
Giống như Chernobyl, “thành phố số 40″ được thiết kế làm nơi ở cho các nhà khoa học hạt nhân, đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Một khung cảnh hiếm hoi chụp bên trong “thành phố số 40″.
Cuối những năm 1940, những người sống ở Ozyork bắt đầu bị phơi nhiễm phóng xạ từ nguồn plutonium gần đó.
Tình hình trở nên tồi tệ, biến thành thảm họa hạt nhân cấp độ 6 vào năm 1957, hay còn được biết đến với tên gọi thảm họa Kyshtym.
Đó là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trước Chernobyl và thế giới ở thời điểm đó hầu như không được biết đến.
Lối vào “thành phố số 40″ có biển cảnh báo không xâm phạm.
Video đang HOT
Thành phố bị sơ tán hoàn toàn trong hai năm, với nguy cơ hàng ngàn người bị phơi nhiễm phóng xạ. Ở ngoại ô Ozyork khi đó, người ta dựng nên tấm biển “cấm xâm phạm”.
Thành phố này từng được nhắn đến trong bộ phim tài liệu của Samira Goetschel vào năm 2016. Dưới ống kính của Goetschel, “thành phố số 40″ ngày nay đã hoàn toàn bị bỏ hoang.
Hồ Irtyash gần đó bị ô nhiễm nặng nên còn được gọi là “hồ tử thần”.
Theo Danviet
Khung cảnh rợn người ở nơi "24.000 năm nữa con người không thể sinh sống an toàn"
Thảm họa hạt nhân lớn nhất trong lịch sử thế giới đã biến một vùng đất yên bình thành một trong các "tử địa" nguy hiểm nhất trên thế giới.
Vụ nổ tại lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã gây ra đám mây phóng xạ lớn chưa từng có. Nhiều quốc gia châu Âu khi đó đối diện với nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ.
Một ngày cuối tháng 4 năm 1986, cuộc sống thường nhật của người dân tại thị trấn Pripyatt (Ukraine hiện nay) bỗng chốc thay đổi đột ngột, không bao giờ còn được như trước nữa. Vụ nổ xảy ra lúc 1h23' sáng ngày 26.4.1986 tại lò phản ứng số 4, thuộc nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gần đó đã thổi bay nóc lò phản ứng, phát tán trực tiếp ra không khí lượng khí phóng xạ và khói bụi khổng lồ.
Thảm họa hạt nhân kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại đã diễn ra theo cách khủng khiếp như thế.
Theo ước tính của các chuyên gia, đám mây phóng xạ do vụ nổ tạo ra lớn hơn ít nhất 100 lần so với hai quả bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki bị Mỹ thả xuống Nhật Bản trong Thế chiến II. Phải đến 24 giờ sau khi sự cố diễn ra, chính quyền mới cho di dời khẩn cấp 100.000 người dân sống ở khu vực thị trấn Pripyatt gần nhà máy. Những người dân chỉ có đúng 3 tiếng để thu dọn đồ đạc, rời khỏi quê hương.
Sau thảm họa, toàn bộ thị trấn Pripyatt và khu vực khổng lồ xung quanh nhà máy điện hạt nhân bị bỏ hoang, trở thành "thành phố ma". Sau nhiều lần kiểm tra và tính toán, các nhà khoa học cho hay phải mất 3.000 năm khu vực Chernobyl mới có thể phục hồi và "24.000 năm nữa con người vẫn không thể sinh sống an toàn" do lượng phóng xạ có trong môi trường quá cao.
Nền trời mây xám cùng khung cảnh u ám, vắng bóng sự sống con người trong "thành phố ma". Xa xa là nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Phải mất rất nhiều thế kỷ nữa, cuộc sống ở đây mới có thể trở về bình thường.
Sau khi hàng rào thép gai bao quanh khu vực bị cách ly sau thảm họa bị dỡ bỏ vào năm 2000, nhiều người ưa thích phiêu lưu đã tìm đến vùng đất bị bỏ hoang này để tìm hiểu những gì còn sót lại từ thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất từ trước tới nay.
Nhiếp ảnh gia người Rumani Cristian Lipovan cũng là một trong những người bị kích thích trí tò mò bởi Chernobyl. Gần đây, anh đã đi dọc khu vực quanh Chernobyl để ghi lại những hình ảnh về khung cảnh hiện tại của thành phố, thị trấn đã không còn bóng người sinh sống trong suốt hơn 3 thập kỷ qua.
Chia sẻ về chuyến đi của mình, Lipovan cho biết " Cuộc thám hiểm vào thành phố lân cận Chernobyl là một trong những chuyến đi đáng nhớ nhất của tôi. Sau khi trở về, tôi đã thay đổi và nhận ra phải biết tôn trọng mọi thứ xung quanh ta. Tôi hy vọng khi mọi người nhìn vào những bức hình tôi thực hiện, người xem có thể cảm nhận được những câu chuyện đan xen cả niềm vui lẫn nỗi buồn của những cư dân từng sinh sống tại đó".
Chiếc TV còn sót lại phần khung, đứng trơ trọi trong căn phòng. Trên sàn nhà, hàng loạt mặt nạ chống độc bị vứt bỏ, nằm vương vãi sau khi người dân nhanh chóng sơ tán ra khỏi vùng thảm họa.
Búp bê - người bạn của một bé gái nào đó bị bỏ lại trên chiếc giường còn trơ mỗi bộ khung rỉ sét. Ảnh chụp tại một trường tiểu học.
Những gì còn sót lại tại một trường học sau 32 năm thảm họa: bàn ghế ngổn ngang, trần nhà hư hại, các đồ vật phủ bụi theo thời gian.
Chiếc máy thu ngân rỉ sét sau hơn 3 thập kỷ không ai sử dụng, những tờ tiền vẫn nằm im ở vị trí cũ. Khi chính quyền thực hiện việc sơ tán gấp, nhiều người dân không kịp mang theo của cải.
Bỏ hoang kể từ ngày thảm họa diễn ra, giờ đây "thành phố ma" gần khu vực nhà máy điện hạt nhân trở thành địa điểm hấp dẫn cho những ai đam mê phiêu lưu, mạo hiểm.
Ván cờ giữa 2 người dân nào đó đã không bao giờ có cơ hội hoàn thành.
Những mảng tường bong tróc, loang lổ theo thời gian trong căn phòng chỉ còn lại những chiếc nôi em bé đã rỉ sét toàn bộ. Nhiều trẻ em sinh ra sau thảm họa đã gặp phải các bệnh đột biến gen và chịu nhiều biến chứng nặng nề do bị nhiễm độc phóng xạ từ bố mẹ.
Rêu xanh xâm chiếm các bức tường trong các tòa nhà vốn bị bỏ hoang từ lâu. Tất cả gợi lên bầu không khí lạnh gáy cho những ai từng đặt chân đến khu vực Chernobyl.
Không còn ai sinh sống, cơ sở vật chất trong thành phố dần xuống cấp rồi hư hỏng nặng. Trong ảnh, một sân khấu biểu biễn hoang vắng với từng mảng trần rơi vương vãi xuống sàn, bên cạnh chiếc piano từ lâu đã không còn cất lên tiếng nhạc.
Một đôi giày nữ cũ kỹ bị chủ nhân bỏ lại. Mọi căn nhà trong "thành phố ma" đều trong tình trạng chung: đồ đạc ngổn ngang, nhà cửa hư hại nghiêm trọng.
Công viên từng là nơi đông vui hình bóng trẻ con đến vui chơi giải trí cùng cha mẹ chúng. Giờ đây, chỉ còn lại chiếc xe điện nằm chỏng trơ, bong tróc từng mảng sơn, rêu xanh phủ kín.
Theo Danviet
Động vật hoang dã sinh sôi nảy nở ở nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân Hươu hoang, bò rừng, ngựa Przewalski và 200 loài chim đã sinh sôi nảy nở ở khu vực từng là nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl, ở Pripyat, Ukraine. Ngựa Przewalski được nhìn thấy ở nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân. Theo Mirror, nơi từng đặt nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ngày nay đang trở thành thiên đường...