Thành phố tại Trung Quốc phát động “chiến tranh nhân dân” chống Covid-19
Thành phố Hắc Hà đã phát động “ chiến tranh nhân dân” để đối phó với đợt bùng phát dịch Covid-19 mới nhất trong bối cảnh số ca nhiễm tại Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng lên.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 31/10 (Ảnh: Reuters).
Chính quyền thành phố biên giới Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc ngày 8/11 đã phát động “chiến tranh nhân dân” chống lại đợt bùng phát dịch Covid-19 mới nhất.
Kể từ khi đợt dịch Covid-19 bùng phát từ giữa tháng 10, tính đến ngày 7/11, thành phố Hắc Hà đã ghi nhận 240 trường hợp mắc Covid-19.
Thông báo của chính quyền Hắc Hà hôm 7/11 cho biết, việc truy tìm nguồn gốc của virus và chuỗi lây nhiễm là ưu tiên hàng đầu và cần phải có một “cuộc chiến tranh nhân dân” để phòng chống dịch bệnh.
“Hy vọng người dân có thể tích cực hợp tác truy tìm nguồn gốc virus và cung cấp manh mối cho cuộc điều tra”, thông cáo của chính quyền thành phố cho biết thêm.
Video đang HOT
Chính quyền Hắc Hà sẽ thưởng 100.000 Nhân dân tệ (15.600 USD) cho bất kỳ ai cung cấp manh mối quan trọng giúp tìm ra nguồn gốc virus trong đợt dịch lần này.
Đối với những ai cố tình che giấu hoặc từ chối cung cấp thông tin chính xác gây ảnh hưởng đến cuộc điều tra nguồn gốc virus, chính quyền thành phố sẽ xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Những người có mức độ vi phạm nhẹ và chủ động trình báo có thể được ân xá.
Chính quyền Hắc Hà đã nhắc nhở cư dân địa phương ngay lập tức báo cảnh sát nếu họ phát hiện ra bất kỳ manh mối nào liên quan đến các hành vi phạm tội như buôn lậu động vật, săn bắn trái phép và đánh bắt xuyên biên giới.
Kể từ ngày 1/10, những người mua hàng hóa nhập khẩu trực tuyến, đặc biệt thực phẩm đông lạnh, cần khử trùng ngay hàng hóa, bao bì và gửi đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh (CDC) thành phố Hắc Hà để xét nghiệm Covid-19 và giữ lại hóa đơn của người chuyển phát nhanh để truy vết sau này.
Nếu phát hiện bất kỳ bằng chứng nào cho thấy sự lây nhiễm từ người, đồ vật hoặc địa điểm tiếp xúc với các ca bệnh đã được xác nhận, người dân địa phương phải báo cáo ngay cho nhóm truy tìm nguồn gốc virus và tự nguyện cung cấp các vật liệu, thực phẩm và bao bì có liên quan.
Trong khi đó, các công ty hậu cần và chuyển phát nhanh được yêu cầu niêm phong ngay các bưu kiện được gửi từ nước ngoài tại một khu vực được chỉ định và báo cáo cho cơ quan phòng chống dịch của địa phương.
Trung Quốc ngày 9/11 đã ghi nhận 43 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đợt dịch mới nhất đã lan ra hơn 40 thành phố và 20 tỉnh tại Trung Quốc, được đánh giá là đợt dịch lây lan rộng nhất kể từ sau đợt dịch ở Vũ Hán hồi cuối năm 2019.
Mặc dù số ca nhiễm mới trong ngày tại Trung Quốc thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới, song Trung Quốc vẫn siết chặt các biện pháp chống dịch theo chiến lược Zero Covid (Không Covid), bao gồm đóng cửa biên giới, phong tỏa, cách ly và xét nghiệm trên diện rộng.
Để kiểm soát đợt dịch mới nhất, hàng triệu người Trung Quốc phải sống trong cảnh phong tỏa và hạn chế đi lại. Nhiều trường học tại vùng dịch bị đóng cửa, trong khi các phương tiện công cộng bị đình chỉ hoạt động và sự kiện đông người bị hủy bỏ.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên và cũng là quốc gia đông dân cuối cùng còn theo đuổi chiến lược đối phó không khoan nhượng với đại dịch. Trung Quốc đặt mục tiêu kiểm soát đại dịch trước khi đăng cai Thế vận hội Mùa đông vào tháng 2/2022.
Công ty Trung Quốc đóng cửa 1.500 cơ sở dạy thêm, quay sang bán nông sản
Yu Minhong, người sáng lập New Oriental, công ty luyện thi lớn nhất Trung Quốc, thông báo công ty này sẽ lấn sân kinh doanh nông sản sau khi đóng cửa 1.500 cơ sở vì lệnh cấm dạy thêm của chính phủ.
Yu Minhong, người sáng lập New Oriental (Ảnh: Getty).
Theo báo South China Morning Post, trong một buổi phát sóng trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội Douyin hôm 7/11, ông Yu Minhong, người đứng đầu New Oriental, cho biết công ty này sẽ đóng cửa gần 1.500 trung tâm dạy thêm từ lớp 1 đến lớp 9 (hay còn gọi là K-9) vào cuối tháng 11 và tặng lại khoảng 80.000 bộ bàn ghế cho các trường học ở nông thôn.
Mảng kinh doanh K-9 vốn mang lại khoảng 40% doanh thu cho New Oriental. Mặc dù đóng cửa các trung tâm dạy thêm K-9, nhưng New Oriental sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ giáo dục dành cho người lớn, bao gồm các lớp ngoại ngữ, các khóa luyện thi và tư vấn du học.
Cùng với việc tạm ngừng hoạt động mảng kinh doanh K-9, ông Yu cho biết New Oriental sẽ lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh nông sản với sự hỗ trợ của hàng trăm nhân viên - những người tạm thời chuyển từ công việc giảng dạy trở thành những người bán hàng trực tuyến. Công ty sẽ hoàn trả học phí cho khách hàng và thanh toán toàn bộ lương còn nợ giáo viên.
Ông Yu, 59 tuổi, từng là một gương mặt nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh các lò luyện thi để đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh học sinh muốn vươn lên dẫn đầu trong hệ thống giáo dục đầy cạnh tranh của nước này.
Tuy nhiên, quyết định bất ngờ hồi tháng 7 của chính phủ Trung Quốc về việc siết kiểm soát hoạt động dạy và học thêm đã giáng một đòn mạnh vào đế chế kinh doanh của ông nói riêng với ngành dạy thêm trị giá tới 120 tỷ USD của nước này nói chung.
Theo quy định mới, các trường luyện thi từ lớp 1 đến lớp 9 bị cấm giảng dạy các môn học trong chương trình phổ thông. Hoạt động dạy thêm vào cuối tuần hay các ngày lễ, tết đều bị cấm. Lệnh cấm sẽ được thực hiện thí điểm tại 9 tỉnh thành, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và Giang Tô, trong thời gian 12 tháng trước khi áp dụng toàn quốc.
Việc siết hoạt động dạy thêm khiến giá cổ phiếu của New Oriental giảm 90% so với mức đỉnh hồi tháng 2.
Nhiều cư dân mạng đã tỏ ra đồng cảm với ông Du, đánh giá cao cam kết của ông về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhân viên trong bối cảnh ở Trung Quốc có không ít nhà sáng lập từng ôm tiền bỏ trốn, để lại khoản nợ lớn cho công ty. Theo Forbes, bất chấp những biến cố, hiện ông Yu vẫn sở hữu khối tài sản lên đến 1,1 tỷ USD.
Quyết định siết kiểm soát ngành dạy thêm của chính phủ Trung Quốc được cho là nhằm giảm áp lực học hành cho trẻ em, thúc đẩy tỷ lệ sinh bằng cách giảm chi phí nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, quyết định này hiện còn gây nhiều tranh cãi bởi nó có thể khiến hàng triệu giáo viên mất việc, trong khi đó, nhiều phụ huynh học sinh vẫn tìm đến "chợ đen" để tìm các lớp học thêm cho con em mình.
Australia: Người không tiêm vaccine Covid-19 nguy cơ tử vong gấp 16 lần Dữ liệu từ giới chức y tế bang New South Wales (Australia) cho thấy, người không tiêm vaccine Covid-19 có nguy cơ biến chứng nặng hoặc tử vong cao hơn 16 lần so với những người đã tiêm chủng đầy đủ. Vaccine giúp giảm nguy cơ biến chứng nặng hoặc tử vong do Covid-19 (Ảnh minh họa: AP). Theo dữ liệu công bố...