Thành phố rùng rợn: đào đường, 3 lần lọt vào mộ phần ‘quái thú’
San Diego, vùng duyên hải xinh đẹp ở Nam California (Mỹ), có lẽ là nơi khiến các công nhân đào đường khiếp vía: đã 3 dự án xây dựng phải tạm ngừng vì đào trúng quái thú.
Phát hiện gần nhất mới xảy ra vài ngày, theo công bố của các nhà cổ sinh vật học địa phương. Các công nhân của dự án SR-11/Otay Mesa East, một cửa khẩu ở gần biên giới Mỹ – Mexico, đã đào trúng cả… một “ngôi mộ tập thể” 16 triệu năm tuổi, toàn là “quái thú” đã tuyệt chủng.
Các nhà cổ sinh vật học đã tiếp quản hiện trường khi dự án xây dựng hóa cuộc khai quật “quái thú” – ảnh: Bảo tàng Lịch sử tự nhiên San Diego
Phân tích sơ lược cho thấy khối hóa thạch bao gồm hài cốt của một loài lạc đà đã tuyệt chủng, một sinh vật ăn thực vật chưa rõ lai lịch, kích thước bằng một con dê và cũng không còn tồn tại, cùng vô số hóa thạch động vật có vú và động vật nhỏ khác. Một “quả bom núi lửa”, tức khối đá to và nguyên vẹn được núi lửa phun ra, cũng nằm lẫn trong “mộ phần” này.
Các nhà cổ sinh vật học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên San Diego đã được mời giám sát dự án. Khối trầm tích khổng lồ chứa các sinh vật trên sẽ được di chuyển đến bảo tàng và các nhà khoa học dự kiến mất 6 tháng cho công việc tỉ mỉ là gỡ các sinh vật ra khỏi đất đá, sắp xếp và phục dựng chúng. “Các hóa thạch có thể cho chúng ta biết về khí hậu, môi trường, hệ sinh thái… 16 triệu năm trước của vùng đất này” – nhà cổ sinh vật học Tom Demere, người đứng đầu bảo tàng, cho biết.
Các nhà khoa học tin rằng sẽ có nhiều “quái thú” nữa xuất hiện bởi dự án SR-11 sẽ cắt ngang lớp trầm tích cổ đại, nơi được cho là còn vô số hóa thạch ẩn mình.
Video đang HOT
Đây không phải là lần đầu các công nhân đào đường đụng độ “quái thú” ở San Diego. Dự án SR-54 vài thập kỷ trước đã đào lên “quái thú” kỷ băng hà khổng lồ là một con voi răng mấu, sinh vật tuyệt chủng thuộc chi Mammut. Gần đây hơn, dự án SR-76 làm lộ ra một con bò rừng khổng lồ 120.000 năm tuổi.
Rùng rợn hang động bàn tay hàng ngàn năm tuổi ở Argentina
Điểm đặc biệt ở hang động này chính là hàng ngàn bức vẽ bàn tay người trên các vách đá, chúng đều được ước tính đã hàng ngàn năm tuổi.
Các hang động cổ luôn ẩn chưa những bí ẩn thú vị. Hang động Cueva de las Manos là một trong số các hang động như vậy. Điểm đặc biệt ở hang động này chính là hàng ngàn bức vẽ bàn tay người trên các vách đá, chúng đều được ước tính đã hàng ngàn năm tuổi. Phía sau những bức vẽ rùng rợn này có vô số những giả thuyết lý thú.
Hang động bàn tay nổi tiếng thế giới
Cueva de las Manos (tạm dịch: Tên của những bàn tay) là một chuỗi hang động ở tỉnh Santa Cruz, Argentina. Hang nằm cách thị trấn Perito Moreno 163 km về phía nam, bên trong Vườn quốc gia Francisco P. Moreno. Nơi này được xem là địa điểm quan trọng về khảo cổ và cổ sinh vật học.
Hang chính sâu 24m, cửa vào rộng 15m, bên ngoài cao 10m. Nền hang phía trong có độ dốc cao dần; thế nên độ cao bên trong hang giảm chỉ còn hơn 2m.
Nơi lưu giữ những bức vẽ âm bản rùng rợn hàng ngàn năm tuổi
Hang Cueva de las Manos thuộc lưu vực sông Pinturas, biệt lập trong khu cảnh quan Patagonia. Cueva de las Manos nổi tiếng, cũng như nguồn gốc cái tên, bắt nguồn từ những hành vẽ bàn tay chi chít trên các vách đá trong hang. Nhiều giả thuyết cho rằng các hình vẽ này có lẽ thuộc về những thổ dân bản xứ, có lẽ là tổ tiên của người Tehuelche, có tuổi đời lên đến 9.500 đến 13.000 năm.
Các hình vẽ trong hang có lẽ được tạo thành từ khoáng chất, vì thế để xác định được niên đại tranh, người ta đã xác định từ những thành phần còn sót lại trong các ông xương - thứ được xem là công cụ mà cư dân cổ dùng để phun mực vẽ lên bàn tay trước khi in lên vách hang.
Qua các ảnh chụp, có thể thấy rằng hình ảnh các bàn tay thường là âm bản. Ngoài dấu bàn tay ịn chồng lên nhau, còn có một số hình vẽ miêu tả con người, đà điểu Nam Mỹ, lạc đà không bướu guanaco, mèo cũng nhiều loại thú đặc trưng của Nam Mỹ khác. Họa tiết hình học, hình zig zag, biểu tưởng mặt trời, và cảnh săn bắn cũng được khắc họa rất sinh động trên những vách đá này.
Điều gây ngạc nhiên cho các nhà nghiên cứu là phía trần hang (cao từ 2-10m) có xuất hiện một vài chấm mực đỏ. Nhiều người đặt ra giả thuyết cho rằng người xưa đã vẽ chúng bằng cách nhúng công cụ đi săn vào mực rồi ném lên trần.
Các thức tạo màu vẽ của cư dân cổ xưa cũng rất sáng tạo, bởi tranh vẽ thay đổi màu sắc từ đỏ (làm từ khoáng chất hematit và maghemit) sang trắng (kaolin), đen (mangan oxit) hoặc vàng (natrojarosit).
Ý nghĩa của các hình vẽ bàn tay trong hang Cueva de las Manos
Đa số các bàn tay in lên vách đá đều là tay trái, chúng có kích thước tương ứng với bàn tay trẻ 13 tuổi, nhưng nhỏ hơn. Suy đoán phổ biến nhất để lý giải cho những điểm kì lạ này có lẽ là vì người vẽ tranh đã giữ ống thổi bằng tay phải trong lúc phun mực in lên tay trái. Tranh vẽ trong hang động có thể gắn liền với việc đánh dấu những bước chuyển trưởng thành của người xưa, một hành động đặc biệt có ý nghĩa nhất là ở hang động linh thiêng này.
Năm 1999, hang Cueva de las Manos đã được đưa vào Địa điểm di sản thế giới.
Bí ẩn "chim quỷ" trong khu rừng tự sát khét tiếng ở Nhật Bản Rừng Aokigahara được đến là nơi nhiều người dân Nhật Bản tìm đến cái chết. Vì vậy, nơi đây còn được gọi là khu rừng tự sát. Một số người cho rằng, bên trong khu rừng có một con 'chim quỷ' gây ra những sự việc kỳ bí. Khu rừng Aokigahara ở Nhật Bản nổi danh là địa điểm tự sát phổ biến...