Thành phố ‘rửa hận’ vì bị Trump quay lưng
Năm 2018, Trump từ chối cho đội bóng Eagles của Philadelphia đến thăm Nhà Trắng. Hai năm sau, thành phố này trở thành nơi định đoạt số phận chính trị của ông.
Trưa 7/11, Bob Brady, chủ tịch đảng Dân chủ tại Philadelphia, thành phố lớn nhất bang chiến trường Pennsylvania, liên lạc với Joe Biden qua điện thoại để chia sẻ một “bí mật mở”.
Ông báo tin thành phố sắp công bố thêm kết quả kiểm khoảng 3.000 phiếu bầu. Kết quả của lô phiếu này là thông tin rất được các hãng truyền thông lớn mong chờ, bởi họ có thể dựa vào đó để có đủ dữ liệu “xướng tên” người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
James Biden, em của Joe Biden, nhận điện thoại của Brady và thông báo cho anh mình. Biden sau đó nhận thêm 2.431 phiếu bầu trong lô phiếu mới kiểm ở Philadelphia, giúp ông được các hãng truyền thông xác định là người chiến thắng ở Pennsylvania, giành thêm 20 phiếu đại cử tri để vượt mốc 270 và đắc cử tổng thống.
Người ủng hộ Biden ăn mừng ở Philadelphia, Pennsylvania ngày 7/11. Ảnh: AFP .
Philadelphia và các vùng ngoại ô của thành phố đã đặt viên gạch cuối cùng để giúp Biden dựng lại “bức tường xanh”, từng bị Donald Trump xô đổ trong cuộc bầu cử năm 2016. Các đảng viên Dân chủ ở Philadelphia muốn đảm bảo rằng mọi người, đặc biệt là Tổng thống Trump, biết điều đó.
Để đặt nền tảng cho cáo buộc về gian lận bầu cử, Trump đã tuyên bố ngay từ cuộc tranh luận tổng thống rằng “có những điều tồi tệ xảy ra ở Philadelphia”. Cuối tuần trước, luật sư riêng của Trump Rudolph W. Giuliani đã liệt kê tiền sử tham nhũng trong thành phố khi ông đang cố gắng thách thức kết quả bầu cử.
Trong khi đó, Philadelphia ăn mừng họ đã hất cẳng được lãnh đạo khiến họ tức giận. Khi được hỏi về thời điểm họ bắt đầu ác cảm nặng nề với Tổng thống, nhiều người Philadelphia nhắc đến sự kiện hơn hai năm trước, khi Trump đột ngột từ chối cho đội bóng bầu dục Eagles của thành phố đến thăm Nhà Trắng sau chiến thắng Super Bowl năm 2018. Việc đội vô địch Super Bowl được mời đến thăm Nhà Trắng vốn là truyền thống lâu năm của Mỹ.
Philadelphia có tiếng là thành phố “thù dai”. Cảnh tượng người dân ở đây ăn mừng thất bại của Trump trông giống khung cảnh họ đổ xuống đường ăn mừng chiến thắng của Eagles năm 2018. Mối “hận thù” với Trump dường như lấn át niềm hân hoan dành cho Biden.
“Người Philadelphia biết cách đấu tranh cho chính mình. Muốn nghĩ sao thì nghĩ, dân ở đây sống như thế”, Rob Cancel, 37 tuổi, nói khi xuống đường ăn mừng bên ngoài trung tâm hội nghị của thành phố hôm 7/11. Anh mặc áo phông đỏ có dòng chữ “những điều tồi tệ xảy ra ở Philadelphia”, lặp lại cáo buộc của Trump.
“Chúng tôi bước ra, chúng tôi xuất hiện và cho họ thấy chúng tôi là ai. Chúng tôi là một thành phố với những người dân mạnh mẽ và đầy tự hào”, Cancel nói.
Những người khác thì thẳng thừng hơn. “Người Philadelphia đã nói với ông ấy rằng ông bị sa thải. Tuyệt vời!”, Stephanie Marsh, 40 tuổi, nói.
Một bức ảnh được chia sẻ rộng rãi cho thấy một người đàn ông cầm tấm biển liệt kê những người “bị đánh bại bởi Philadelphia”, bao gồm Vua Anh George III (Philadelphia coi mình là thành phố khai sinh nền độc lập của Mỹ), cựu cầu thủ bóng bầu dục Tom Brady của đội New England Patriots và Trump.
Một bức ảnh khác cho thấy những người ăn mừng giơ biểu ngữ “Trump đã từ chối mời đội Eagles đến Nhà Trắng. Giờ chúng ta đã trả đũa được rồi”.
“Philadelphia là thành phố ghi nhớ ân oán rất lâu. Việc Tổng thống nhiều lần nhắm vào chúng tôi là điều mà chúng tôi rất căm ghét và phải đáp trả”, nghị sĩ Brendan Boyle, đại diện cho vùng đông bắc Philadelphia và là một trong những thành viên quốc hội đầu tiên hậu thuẫn Biden trong chiến dịch tranh cử, nói. “Donald Trump thật điên rồ khi chĩa mũi dùi vào Philadelphia. Nếu có thành phố nào không ai nên gây sự, thì đó là Philadelphia”.
Ngoài niềm thù hận với Trump, Philadelphia từ lâu đã là “thành trì” ủng hộ Biden , người có quan hệ chặt chẽ với thành phố. Ông từng làm thượng nghị sĩ ở bang láng giềng Delaware 36 năm. Trong thời gian đó, ông sống ở ngoại ô Wilmington, Delaware, cách trung tâm thành phố Philadelphia khoảng 45 phút lái xe. Đôi khi ông còn được gọi là “thượng nghị sĩ thứ ba của Pennsylvania”.
Vợ ông, Jill Biden, lớn lên ở vùng ngoại ô phía bắc Philadelphia và vẫn giữ giọng địa phương. Hai người đã ủng hộ các đội tuyển thể thao của thành phố và đã có mặt trong khoảnh khắc vinh quang nhất trong lịch sử thể thao của họ – chiến thắng của đội Eagles năm 2018.
Hai trong số các cháu gái của Biden đã sống ở thành phố và theo học Đại học Pennsylvania ở Tây Philadelphia. Đây cũng là trường cũ của Beau, con trai quá cố của ông và con gái Ashley, người tính đến tháng trước vẫn sống tại thành phố.
Sau khi Biden trở thành phó tổng thống dưới thời Obama, trường đại học đã ủng hộ ông rất nhiệt tình. Họ thành lập Trung tâm Ngoại giao và Gắn kết Toàn cầu Biden ở thủ đô Washington. Ông đã được trường đại học trả hàng trăm nghìn USD để làm giáo sư. Một số cố vấn thân cận của ông, bao gồm những người có thể được bổ nhiệm trong chính quyền mới, có mối liên hệ với trung tâm này.
Khi Biden khởi động cuộc đua vào Nhà Trắng, ông đã chọn Philadelphia làm trụ sở chiến dịch. Đây cũng là nơi ông phát biểu để công bố quyết định tranh cử và bắt đầu nỗ lực gây quỹ.
Trong chiến dịch của Biden có một số quan chức quan trọng là người quê ở Philadelphia. Để tăng lượng cử tri đi bầu trong thành phố, đảng Dân chủ nhờ đến các ngôi sao là người địa phương như diễn viên Debra Messing và Kathy Najimy, ca sĩ John Legend. Cựu tổng thống Barack Obama cũng đến vận động tại thành phố.
5 ngày trước Ngày Bầu cử, Biden tham gia một cuộc họp trực tuyến với các đảng viên Dân chủ ở Philadelphia. “Philadelphia là nơi tôi đặt nền móng cho mọi thứ”, ông nói. “Đây là nơi tôi đã huy động tài trợ khi còn là thượng nghị sĩ. Đây là nơi tôi nhận được sự ủng hộ, là nơi tôi được giúp đỡ”.
Biden nói Trump 'lạm quyền'
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Biden cho rằng việc Trump hối thúc chọn thẩm phán Tòa án Tối cao mới trước bầu cử tổng thống là "lạm quyền".
Các đảng viên Dân chủ đang phản ứng dữ dội trước khả năng bỏ phiếu sớm để phê chuẩn thẩm phán Tòa án Tối cao mới trong chưa đầy hai tháng trước bầu cử tổng thống Mỹ. Hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng phản đối bất cứ cuộc bỏ phiếu sớm nào để lấp chỗ trống ở Tòa án Tối cao sau khi thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời hôm 18/9 ở tuổi 87.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden ngày 20/9 cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump "vận dụng quyền lực chính trị thô thiển" khi cố gắng thúc đẩy tiến trình lựa chọn thẩm phán Tòa án Tối cao, giữa lúc chiến dịch bầu cử đang diễn ra quyết liệt.
"Tôi tin rằng các cử tri sẽ hiểu rõ điều đó, họ sẽ không ủng hộ sự lạm quyền lẫn lạm dụng hiến pháp này", Biden phát biểu tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia ở Philadelphia, kêu gọi Thượng viện Mỹ không hành động trước ngày bầu cử 3/11.
"Nếu Donald Trump thắng cử, thượng viện nên tiếp tục lựa chọn của ông ấy và cân nhắc cân bằng về người đề cử. Nhưng nếu tôi thắng cử, đề cử của Tổng thống Trump nên được rút lại", Biden nói.
Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden phát biểu tại Philadelphia, bang Pennsylvania, ngày 20/9. Ảnh: AFP.
Trump ngày 19/9 nói sẽ "nhanh chóng hành động" và dự kiến công bố người ông đề cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ vào tuần này.
Biden kêu gọi một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa "hãy làm theo lương tâm của mình". Thời điểm bỏ phiếu chọn thẩm phán Tòa án Tối cao vẫn chưa được ấn định.
Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski, bang Alaska, cũng cho rằng không nên bỏ phiếu chọn thẩm phán Tòa án Tối cao mới trước bầu cử tổng thống. Thượng nghị sĩ Susan Collins ở bang Maine khẳng định nên để người trúng cử tổng thống lựa chọn thẩm phán mới.
Tuy nhiên, với việc đảng Cộng hòa nắm 53 trong 100 ghế tại thượng viện Mỹ, đảng Dân chủ sẽ gặp thách thức lớn khi ngăn một ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao do Trump đề cử.
Tòa án Tối cáo Mỹ có 9 thẩm phán, là những người được bổ nhiệm trọn đời, nghĩa là họ chỉ bị thay thế khi qua đời hoặc chủ động nghỉ hưu. Ứng viên do Trump đề cử sẽ được Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ phỏng vấn, xem xét trong khoảng 60 ngày về năng lực và tư cách.
Thượng viện Mỹ sau đó sẽ bỏ phiếu phê chuẩn. Ứng viên sẽ trở thành tân thẩm phán Tòa án Tối cao nếu được đa số thượng nghị sĩ tại Thượng viện bầu chọn. Người được Trump đề cử nhiều khả năng sẽ được chọn, do đảng Cộng hòa đang kiểm soát Thượng viện.
Quy trình bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ. Video: Next Media.
Sự ra đi của Ginsburg có thể làm thay đổi đáng kể cán cân tư tưởng của Tòa án Tối cao, vốn đang có đa số thẩm phán theo tư tưởng bảo thủ với tỷ lệ 5-4. Trump có cơ hội mở rộng thế đa số này bằng việc bổ nhiệm thêm một thẩm phán bảo thủ, khi đang có sự chia rẽ sâu sắc ở Mỹ vào thời điểm bầu cử tổng thống đang cận kề. Trump hồi tháng 8 nói ông sẽ lấp đầy chỗ trống tại Tòa án Tối cao nếu có cơ hội trước khi nhiệm kỳ đầu tiên hết hạn.
Trong khi đó, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Biden cho rằng người đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới sẽ chọn thẩm phán thay thế. Vài ngày trước khi qua đời, Ginsburg nói rằng bà không muốn người thay thế mình ở Tòa án Tối cao được bổ nhiệm trước khi nước Mỹ có tổng thống mới.
Trump khởi kiện ngăn Pennsylvania công nhận Biden thắng Chiến dịch tranh cử của Trump đệ đơn kiện lên tòa án Pennsylvania hôm 9/11 nhằm ngăn giới chức bang công nhận chiến thắng của Biden. Đơn kiện, do chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump và hai cử tri đưa ra, cáo buộc hệ thống bỏ phiếu qua thư của Pennsylvania "thiếu tất cả các dấu hiệu về tính...