Thành phố ở Trung Quốc nâng thời gian cách ly COVID-19 lên 56 ngày
Thành phố Thẩm Dương ở Trung Quốc đang siết chặt gấp đôi chiến lược “Không COVID-19″ sau khi yêu cầu du khách nước ngoài đến đây phải cách ly ít nhất 56 ngày.
Một nhân viên trường tiểu học ở Thẩm Dương, Liêu Ninh, được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh: AFP
Theo tờ New York Times, người nước ngoài khi đến thành phố Thẩm Dương sẽ phải cách ly tại một khách sạn nhất định trong 28 ngày. Trong thời gian đó, họ sẽ làm xét nghiệm COVID-19 7 lần.
Khoảng thời gian cách ly tại khách sạn nghiêm ngặt đến mức mọi người không được phép mở cửa phòng vì bất kỳ mục đích nào khác ngoài việc nhận thực phẩm. Sau khi kết thúc cách ly tại khách sạn, các cá nhân sẽ phải tự cách ly tại nhà riêng thêm 28 ngày nữa.
Các biện pháp hạn chế cũng siết chặt hơn đối với khách du lịch trong nước. Người dân từ thành phố khác đến Thẩm Dương sẽ cách ly tại khách sạn trong hai tuần và tự theo dõi tại nhà trong hai tuần nữa.
Quy định cách ly này đã được giới chức Thẩm Dương thực hiện hơn một tháng nay, ngay sau khi Trung Quốc bắt đầu phong tỏa các thành phố lớn để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta.
Video đang HOT
Sau khi tiêm chủng đủ hai liều vaccine cho 75% tổng dân số, Trung Quốc bắt đầu triển khai tiêm liều thứ ba nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho người dân.
Trong chưa đầy một tháng, quốc gia này cũng xây dựng xong một khu cách ly tập trung gồm 5.000 phòng ở ngoại ô Quảng Châu để phục vụ người nhập cảnh từ nước ngoài. Cơ sở cao 3 tầng này được trang bị công nghệ thông tin 5G và trí tuệ nhân tạo.
Không giống như một số quốc gia khác rút ngắn thời gian cách y với những người đã hoàn thành tiêm vaccine COVID-19, Trung Quốc vẫn giữ nguyên quy định bắt buộc này đối với tất cả mọi người.
Tuy nhiên, ông Guan Yi, một nhà virus học hàng đầu Trung Quốc, cảnh báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sụp đổ như là hệ quả của cách tiếp cận diệt trừ tận gốc virus SARS-CoV-2.
Trung Quốc tăng nhập điện từ Triều Tiên, Myanmar giữa "cơn khát" năng lượng
Để đối phó với cuộc khủng hoảng thiếu điện nghiêm trọng trong thời gian qua, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu điện từ các nước láng giềng, trong đó có Triều Tiên, Myanmar, Nga.
Trung Quốc đang trải qua cuộc khủng hoảng thiếu điện tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua (Ảnh: Reuters).
SCMP đưa tin, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu điện từ Triều Tiên, Nga và Myanmar trong bối cảnh họ đang phải trải qua tình trạng thiếu điện tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua. Mặc dù vậy, động thái này không thể mang lại một giải pháp tức thời cho cuộc khủng hoảng lan rộng trên quy mô toàn quốc.
Theo số liệu của Trung Quốc, trong tháng 9, nước này đã nhập khẩu 35.974 MWh điện từ Triều Tiên, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 3 quý năm nay, họ nhập tổng cộng 291 GWh từ Triều Tiên, tăng 37% so với năm trước.
Trong tháng 9, Trung Quốc chi 1,5 triệu USD nhập khẩu điện từ Triều Tiên, trong khi 3 quý đầu năm nay, con số này là 11,9 triệu USD.
Theo một báo cáo nghiên cứu năm 2013 từ Đại học Điện lực Đông Bắc, điện nhập khẩu của Trung Quốc từ Triều Tiên được truyền qua Đan Đông, một thành phố biên giới cấp tỉnh ở tỉnh Liêu Ninh.
Tỉnh Liêu Ninh, cùng với Hắc Long Giang và Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng thiếu điện trên khắp cả nước với hàng triệu người bị cắt điện kể từ tháng 9.
Trong khi đó, Nga trong 3 quý năm 2021 đã xuất khẩu sang Trung Quốc 2.381 GWh, trị giá 112,6 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tháng này, cơ quan năng lượng Nga đồng ý với đề nghị từ Tổng công ty lưới điện nhà nước Trung Quốc tăng gấp đôi lượng điện xuất khẩu trong ba tháng cuối năm so với sản lượng bán ra năm ngoái.
Trong 29 năm qua kể từ khi bắt đầu nhập từ Nga, Trung Quốc đã mua tổng cộng 30.000 GWh, với nguồn điện được sử dụng ở ba tỉnh Đông Bắc là Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Cát Lâm.
Trong khi đó, Trung Quốc trong 3 quý năm 2021 đã nhập 1.231 GWh điện từ Myanmar, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng giá trị 34 triệu USD.
Tuy nhiên, dù tăng nhập khẩu từ láng giềng, Trung Quốc vẫn đang "chật vật" trong việc đảm bảo nguồn điện. Trong tháng 9, Trung Quốc sản xuất được 675.000 GWh trong khi sản lượng điện nhập khẩu chỉ là 670 GWh.
Hou Yunhe, phó giáo sư tại Khoa Kỹ thuật Điện và Điện tử tại Đại học Hong Kong, cho biết Trung Quốc từ trước tới nay vẫn áp dụng chiến lược không nhập khẩu lượng lớn điện vì lý do an ninh do quan ngại nếu quan hệ với láng giềng xấu đi, nguồn cung điện sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có mạng lưới sản xuất điện quy mô lớn.
Mặc dù vậy, Trung Quốc đang trải qua khủng hoảng thiếu điện nghiêm trọng vì ngành sản xuất của họ đang phục hồi sau đại dịch đẩy nhu cầu điện tăng cao.
Ngoài ra, chính sách hạn chế năng lượng phát thải của Trung Quốc đã khiến nhiều nhà máy nhiệt điện cắt giảm công suất. Cùng với đó, giá than tăng phi mã cũng khiến các nhà máy nhiệt điện giảm sản lượng để tránh thua lỗ. Các yếu tố trên, kết hợp với việc khoảng 60% nền kinh tế Trung Quốc vận hành nhờ nhiệt điện, làm cuộc khủng hoảng năng lượng ở nước này thêm tồi tệ.
Tình trạng này đã bắt đầu tác động tiêu cực tới nền kinh tế và làm dấy lên lo ngại trước khi mùa đông cận kề, thời điểm nhu cầu dùng điện sưởi ấm sẽ gia tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo, việc Trung Quốc thiếu điện sản xuất sẽ ảnh hưởng mạnh tới chuỗi cung ứng toàn cầu và nền kinh tế thế giới.
Trung Quốc yêu cầu các công ty điện lực duy trì nguồn cung bằng mọi giá Chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các công ty năng lượng nhà nước - cụ thể là các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phát điện chạy dầu diesel, phải bảo đảm nguồn cung trong mùa đông này. Giao thông ách tắc tại thủ phủ Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh do đèn tín hiệu không hoạt động vì mất điện. Ảnh: Weibo...