Thành phố ở quốc gia này lần đầu tiên trở thành nơi đắt đỏ nhất thế giới
Nghiên cứu mới công bố những thành phố đắt đỏ trên thế giới, trong đó Tel Aviv của Israel đã soán ngôi Paris.
Thành phố Osaka, Nhật Bản thuộc Top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới
Những thành phố như Paris của Pháp, London của Anh, từ lâu nổi tiếng là những nơi đắt đỏ bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, năm nay, bảng xếp hạng các thành phố giàu có đắt đỏ đã có sự thay đổi bất ngờ.
Theo công bố mới nhất của Economist Intelligence Unit (EIU), sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng, nhu cầu tiêu dùng thay đổi đã đẩy chi phí sinh hoạt ở nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới lên cao, lạm phát ở mức tăng nhanh nhất trong vòng 5 năm qua.
Economist Intelligence Unit (EIU) là một tổ chức chuyên cung cấp những dịch vụ dự đoán và cố vấn qua nghiên cứu và phân tích. Họ cung cấp đều đặn tường trình về những thành phố lớn đáng sống cũng như giá cả sinh hoạt ở những nơi đó mà giới truyền thông quốc tế hay trích đăng.
Thành phố Tel Aviv của Israel lần đầu tiên vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, trải qua sự thay đổi nhanh chóng hơn hầu hết các nơi khác, để trở thành thành phố đắt đỏ nhất hành tinh.
Thành phố Tel Aviv của Israel, lần đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng
Năm nay, EIU theo dõi đánh giá 173 thành phố toàn cầu, nhiều hơn 40 so với năm ngoái và so sánh giá của hơn 200 sản phẩm, dịch vụ hàng ngày. Cuộc khảo sát đánh giá thường niên đã được thực hiện trong hơn ba thập kỷ.
Các thứ hạng cao trên bảng xếp hạng tiếp tục do các thành phố châu Âu, châu Á phát triển thống trị. Trong đó, thành phố có thứ hnagj thấp chủ yếu ở châu Phi, Trung Đông, châu Á. Thành phố Damascus của Syria một lần nữa xếp hạng là thành phố rẻ nhất trên thế giới, chiến tranh tàn phá nền kinh tế gặp khó khăn.
Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới để sống năm 2021:
1. Tel Aviv, Israel
2. Paris, Pháp
2. Singapore
4. Zurich, Thụy Sĩ
5. Hồng Kông
6. New York, Mỹ
7. Geneva, Thụy Sĩ
8. Copenhagen, Đan Mạch
9. Los Angeles, California
10. Osaka, Nhật Bản
11. Oslo, Na Uy
12. Seoul, Hàn Quốc
13. Tokyo, Nhật Bản
14. Vienna, Áo
14. Sydney, Úc
16. Melbourne, Úc
17. Helsinki, Phần Lan
17. London, Anh
19. Dublin, Ireland
19. Frankfurt, Đức
19. Thượng Hải, Trung Quốc
Anh xếp loại tôm hùm, bạch tuộc, cua cảm nhận được nỗi đau vào danh sách sinh vật có tri giác
Nghiên cứu mới của Anh ghi nhận bạch tuộc, cua và tôm hùm có thể cảm nhận được nỗi đau, được xếp vào danh sách sinh vật có tri giác của Anh.
Anh xếp loại tôm hùm, bạch tuộc, cua cảm nhận được nỗi đau vào danh sách sinh vật có tri giác
Một nghiên cứu đánh giá do nhóm các nhà khoa học Anh thực hiện cho thấy bạch tuộc, cua và tôm hùm có thể cảm nhận được nỗi đau, do vậy, chúng được đưa vào danh sách những sinh vật có tri giác cần bảo vệ theo luật phúc lợi động vật mới.
Báo cáo do các chuyên gia tại Học viện Kinh tế và chính trị London LSE thực hiện dưới sự ủy thác của Chính phủ Anh bằng cách xem xét 300 nghiên cứu khoa học để đánh giá trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Kết quả cho thấy động vật chân đầu như bạch tuộc, mực và giáp xác mười chân như tôm, cua phải được đối xử như các sinh vật có tri giác. Báo cáo mới cho rằng tôm hùm và cua không nên bị đun sống, đồng thời đưa ra một số phương thức tốt nhất để vận chuyển và giết mổ.
Các chuyên gia đã sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đo lường tri giác của các loài động vật trên bao gồm khả năng học tập, số thụ thể cảm nhận cơn đau, kết nối giữa các thụ thể này và một số vùng não nhất định, phản ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc giảm đau, cùng các hành vi thể hiện tri giác khác.
Bộ trưởng Phúc lợi Động vật Lord Zac Goldsmith cho biết: "Tôm hùm, bạch tuộc và cua có thể cảm thấy đau. Dự luật phúc lợi cho động vật có tri giác sẽ đảm bảo quyền của các loài động vật và nó sẽ được cân nhắc đầy đủ trong quá trình xây dựng luật. Khoa học đã chứng minh rằng động vật chân đầu và giáp xác mười chân có thể cảm thấy đau đớn, vì thế chúng cần phải được đưa vào trong dự luật này".
Nếu được thông qua, dự luật trên sẽ giúp thành lập Ủy ban Động vật có tri giác. Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm báo cáo về các quyết định của chính phủ đã tính đến phúc lợi của động vật có tri giác như thế nào. Đây cũng là một phần trong Kế hoạch hành động vì phúc lợi cho động vật của Chính phủ Anh.
Nhóm nghiên cứu phát hiện bằng chứng cho thấy bộ bạch tuộc có tri giác rất mạnh và hầu hết các loài cua có tri giác mạnh. Trong khi đó, mực có nhưng không đáng kể.
Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng sự khác biệt giữa những bằng chứng trên có thể xuất phát từ độ quan tâm khác nhau của giới khoa học đối với từng loài.
Hiện nay, động vật có xương sống đã được đưa vào danh sách sinh vật có tri giác trong một dự luật quyền động vật đang được tranh luận ở Anh.
Phát hiện sốc: Trái đất tự 'ăn thịt' mình, tàn tích vẫn bị đè nghiến Một nghiên cứu mới đây cho thấy, các mảnh vỏ cổ xưa đã bị Trái đất tự nuốt chứng đè nghiến xuống bên dưới chứ không hề tan rã. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi ETH Zurich (Thụy Sĩ) và Đại học Texas ở Austin (Mỹ) cho biết, kiến tạo mảng hiện đại - quá trình 15 mảnh vỏ của Trái Đất liên...