Thành phố ở Nigeria có không khí bẩn nhất thế giới
Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận Nigeria có đến 4 địa phương nằm trong danh sách thành phố có không khí ô nhiễm nhất thế giới.
Đáng chú ý, Onitsha, một thành phố cảng ở miền Nam Nigeria, đứng đầu bảng với nồng độ bụi PM10 (bụi có đường kính từ 10 micrometre trở xuống) trong không khí cao gấp 30 lần mức khuyến cáo của WHO.
Ba thành phố ô nhiễm khác của Nigeria bị nêu tên là Kaduna (hạng 5), Aba (hạng 6) và Umuahia (hạng 16). Hồi năm ngoái, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết 94% dân số Nigeria tiếp xúc mức ô nhiễm không khí cao hơn khuyến cáo của WHO và thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra tương đương 1% tổng thu nhập quốc gia.
TP Onitsha – Nigeria đứng đầu danh sách những thành phố có không khí ô nhiễm nhất thế giới Ảnh: Alamy
Tiến sĩ Maria Neira, một quan chức WHO, cho đài CNN biết việc người dân sử dụng nhiên liệu rắn để nấu ăn và khí thải từ xe hơi cũ là 2 trong số những yếu tố góp phần khiến ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng ở Nigeria, nước đã qua mặt Nam Phi để trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Phi năm 2014.
“Ở châu Phi, ô nhiễm gia tăng do kinh tế phát triển nhanh chóng nhưng thiếu công nghệ phù hợp. Chúng ta cần đánh giá nguồn ô nhiễm ở các thành phố, cũng như hoạch định tốt hơn hệ thống giao thông công cộng và loại bỏ xe cũ” – bà Neira gợi ý.
Video đang HOT
Xuân Mai
Theo_Người lao động
Thấy gì ở sân bay an toàn nhất thế giới?
Trong bối cảnh thế giới ngày càng lo ngại về lỗ hổng an ninh tại các sân bay quốc tế, nhiều quan chức an ninh đã tới sân bay quốc tế Ben Gurion ở Tel Aviv, Israel để tìm hiểu tại sao, sân bay này tạo nên sự khác biệt.
Đây là một trong những sân bay được đánh giá là an toàn nhất thế giới, có nhiều tầng lớp hàng rào an ninh nhằm bảo đảm an toàn cho khoảng 16 triệu lượt hành khách mỗi năm. Chưa một chuyến bay nào cất cánh từ sân bay này từng bị không tặc, và cũng chưa từng ghi nhận một vụ tấn công khủng bố sân bay nào kể từ năm 1972. Năm đó, tại sân bay này, ba thành viên của Hồng quân Nhật Bản đã xả súng khiến 26 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Công tác đảm bảo an ninh cho sân bay bắt đầu tại Trung tâm An ninh, tọa lạc gần sân bay. Đây là một căn phòng nhỏ, có nhân viên trực 24/7, giám sát mọi chuyến bay trong không phận Israel, bao gồm cả các chuyến bay quá cảnh. Mỗi chuyến bay, mỗi hành khách và mỗi thành viên phi hành đoàn đều được kiểm tra an ninh kỹ lưỡng trước khi vào không phận Israel. Một chiếc máy bay hay một chuyến bay chưa được kiểm tra an ninh kỹ lưỡng sẽ bị gắn cờ ngay lập tức.
Ông Dvir Rubinshtein, chỉ huy Trung tâm An ninh sân bay, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Israel ước tính, mỗi ngày có khoảng 10 chuyến bay bị gắn cờ và buộc phải kiểm tra lại. "Mỗi ngày đều có những tình huống khiến chúng tôi lo ngại và chúng tôi đều kiểm tra kỹ lưỡng mọi thứ để đảm bảo an ninh tốt nhất", ông nói. Do Ben Gurion là sân bay quốc tế chủ chốt của Israel nên bất kỳ sự cố nào khiến sân bay bị đình trệ đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao thông vận tải của nước này.
Hệ thống soi chiếu hành lý ở sân bay Ben Gurion.
Trong tháng tới, sân bay Ben Gurion sẽ đón khách tham quan từ 40 quốc gia khác nhau tới đây nhằm thảo luận về vấn đề an ninh sân bay. Kể từ sau vụ khủng bố ở sân bay Brussels, vụ rơi máy bay MetroJet Flight 9268 và tai nạn máy bay MS804, an ninh tại sân bay Israel ngày càng được thắt chặt.
Ben Gurion là một sân bay khá nhỏ, với lượng hành khách chỉ tương đương 20% tổng số hành khách của sân bay quốc tế Heathrow của London, và tương đương 15% số hành khách của sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson - sân bay vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Ben Gurion.
Một số biện pháp an ninh đang được triển khai tại Ben Gurion khó có thể áp dụng cho các sân bay với quy mô lớn hơn, nhưng "các nguyên tắc cơ bản hoàn toàn có thể áp dụng cho nhiều sân bay khác trên khắp thế giới", chuyên gia an ninh hàng không Shalom Dolev nhận định.
Một số lời chỉ trích cho rằng cả Israel và Mỹ đều thể hiện rõ nạn phân biệt chủng tộc trong vấn đề kiểm soát an ninh hàng không. Nhiều người Palestine và Ả Rập đi qua sân bay Ben Gurion cho biết, họ nằm trong nhóm đối tượng dễ bị ngăn lại, kiểm tra và thẩm vấn. Tuy nhiên, theo chuyên gia Dolev, "chiến thuật" của Israel dựa trên quá trình đánh giá rủi ro an ninh và không liên quan tới vấn đề phân biệt chủng tộc. Tại Mỹ, Cơ quan An ninh vận tải (TSA) cũng đã chuyển sang áp dụng phương pháp kiểm tra dựa trên các đánh giá rủi ro và mạng lưới thông tin tình báo và ghi nhận hiệu quả.
Mạng lưới an ninh dày đặc tại sân bay.
Hồi tháng 2, Israel đã ban hành một chỉ thị an ninh cho tất cả các hãng hàng không có chuyến bay tới quốc gia này, theo đó, bổ sung việc kiểm tra an ninh đối với những nguời đang làm việc tại các khách sạn và nhân viên bên trong sân bay.
"Mối đe dọa an ninh bao gồm cả những người đang làm việc bên trong sân bay. Nhân viên làm việc tại các khu nghỉ dưỡng hoàn toàn có thể tiếp cận hành lý của khách. Nội gián có thể làm việc ngay bên trong sân bay, thậm chí chính là thành viên phi hành đoàn. Cuối cùng, cần phải ngăn chặn hiện tượng mà chúng tôi đã phải đối mặt vào những năm 90, đó là phi công tự tử", ông Dolev nói.
Khi được hỏi, điều gì đã khiến sân bay Israel khác biệt, ông Dolev trả lời: "Chúng tôi ngày càng linh hoạt hơn, năng động hơn để đối phó với những mối đe dọa ngày càng gia tăng và phản ứng hiệu quả hơn trong mọi tình huống".
Theo_Hà Nội Mới
[Infographic] M2A1 105mm "Cụ" pháo binh 80 tuổi vẫn chinh chiến tốt Đây là loại pháo có lịch sử tham chiến dày dạn nhất thế giới trong các loại pháo binh. Ra đời từ những năm 1920, tiếp tục được hoàn thiện trong những năm 1930 và sản xuất với số lượng rất lớn để dùng trong các cuộc chiến. Chúng được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc...