Thành phố ở Mỹ bị COVID-19 nhấn chìm nhưng không thể phong tỏa
Mỹ có trên 11,6 triệu ca mắc COVID-19 và có một hạt ở bang Texas đang nổi lên là tâm dịch mới nhất của nước này.
Nhân viên y tế El Paso lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Getty Images
Theo kênh BBC, nằm ngay biên giới với Mexico, El Paso ở Texas là một trong những khu vực bị dịch COVID-19 tác động mạnh nhất Mỹ. Bệnh nhân COVID-19 chiếm hơn một nửa tổng số bệnh nhân nhập viện ở hạt El Paso và số ca nhập viện tiếp tục có xu hướng tăng. Tại El Paso, có người trong 6 tháng đã chứng kiến lần lượt 6 thành viên gia đình chết vì virus SARS-CoV-2.
Với số ca bệnh tăng lên trên 1.000/ngày ở El Paso, tới nay đã có khoảng 76.000 người ở El Paso mắc COVID-19. Con số đó bằng tổng số ca mắc của cả nước Hy Lạp hoặc Libya.
Dữ liệu cho thấy 1.120 cư dân El Paso đang nhập viện vì COVID-19. Điều này có nghĩa là cứ 6 người ở Texas phải nằm viện vì mắc COVID-19 thì có một người El Paso. Gần 800 người ở hạt này đã tử vong vì COVID-19.
Giới chức El Paso đã phải chạy đua với thời gian để theo kịp số người mắc bệnh ngày càng tăng. Trung tâm hội nghị El Paso đã được chuyển thành bệnh viện dã chiến để cung cấp thêm giường bệnh. Một số cơ sở y tế đã quá tải bệnh nhân tới mức phải chuyển bớt người bệnh tới các thành phố khác trong bang Texas.
Đầu tuần này, El Paso đã mở thêm 500 giường bệnh nhưng tốc độ lây lan dịch bệnh quá nhanh và dự báo vào tuần tới, 500 giường này sẽ kín bệnh nhân.
Xe moóc lạnh được dùng để làm nơi chứa thi thể. Ảnh: Getty Images
Video đang HOT
Khi bệnh viện quá tải bệnh nhân, nhà xác của El Paso không thể cáng đáng nổi số ca tử vong gia tăng. Do đó, giới chức hạt này phải dùng xe moóc lạnh để chứa thi thể bệnh nhân COVID-19. Trong những tuần gần đây, hạt này đã huy động thêm 10 nhà xác di động kiểu này. Các nhà xác di động được đặt ngay bên ngoài văn phòng của cơ quan pháp y El Paso.
Đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải điều các nhóm y tế tới để hỗ trợ nhân viên y tế El Paso.
Các nhà tang lễ tại El Paso cũng đang chứng kiến lượng người chết lớn mà nếu so sánh thì số lượng người chết trong đỉnh dịch trong mùa hè vừa rồi chưa là gì.
Do thiếu nhân viên nên El Paso buộc phải yêu cầu tù nhân hỗ trợ xử lý thi thể bệnh nhân chết vì COVID-19. Các tù nhân phạm tội không nghiêm trọng được trả 2 USD/giờ để hỗ trợ khiêng thi thể vào nhà xác di động. Công việc này là tình nguyện và tù nhân được trang bị thiết bị bảo hộ nhưng giới chức El Paso vẫn bị chỉ trích vì hành động này.
Tù nhân hỗ trợ di chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Reuters
Giới chức El Paso cho biết ngoài tình nguyện viên là tù nhân ra thì họ không thể kiếm thêm người ở đâu khác. Họ cũng đang chờ vệ binh quốc gia Texas đến giúp nhưng quân đội chưa xác nhận.
Dù dịch COVID-19 hoành hành dữ dội như vậy và nhiều người dân rất lo lắng nhưng El Paso trước mắt chưa có kế hoạch phong tỏa.
Cuối tuần trước, một tòa án phúc thẩm ở Texas đã bác bỏ lệnh yêu cầu người dân ở nhà sau khi các chủ nhà hàng và tổng chưởng lý bang đã kiện ông Ricardo Samaniego – Thẩm phán hạt El Paso – vì đóng cửa thành phố.
Ban thẩm phán đã phán quyết với tỷ lệ 2-1 rằng lệnh đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu tới tháng 12 tại El Paso là trái với hướng dẫn mở cửa lại nền kinh tế được thống đốc Texas ban hành ngày 7/10. Một số doanh nghiệp đã hoạt động trở lại gần như ngay sau khi có phán quyết trên.
Tổng chưởng lý Ken Paxton gọi thẩm phán Samaniego là “bạo chúa” vì ra lệnh đóng cửa hạt. Đáp lại, thẩm phán Samaniego nói rằng tổng chưởng lý nên tới El Paso để chứng kiến các nhà xác di động.
Dù thất vọng với quyết định của tòa nhưng ông Samaniego cho biết người dân El Paso vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Mỹ có thể thêm 13 triệu ca nCoV mới trong hai tháng
Một phân tích mới cho rằng Mỹ có thể ghi nhận thêm 13 triệu ca nhiễm nCoV cho tới khi tân thổng thống nhậm chức vào ngày 20/1 năm tới.
Phân tích của hãng thông tấn Reuters được tính toán dựa trên số ca nhiễm mới hàng ngày mà Mỹ báo cáo trong nửa đầu tháng 11 và xu hướng gia tăng tỷ lệ lây nhiễm. Phân tích chỉ ra xu hướng phát triển của Covid-19 ở Mỹ ngày càng nghiêm trọng trên khắp đất nước và quốc gia này có thể phải ghi nhận thêm từ 8-13 triệu ca mới.
Cũng theo phân tích của Reuters, Mỹ cũng có thể chứng kiến thêm 70.000 - 150.000 người chết vì Covid-19 trước lễ nhậm chức của tân tổng thống, nếu duy trì tỷ lệ tử vong hàng ngày như hiện tại. Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe Mỹ cũng có nhận định tương tự, khi cho rằng quốc gia này có thể báo cáo thêm 117.000 ca tử vong từ ngày 12/11 tới 20/1.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ để bắt đầu ca trực tại điểm xét nghiệm trên xe ở El Paso, bang Texas, hôm 9/11. Ảnh: Bloomberg.
Mỹ chứng kiến đợt bùng phát Covid-19 mạnh trong tháng này, khi ghi nhận mức kỷ lục 184.514 ca nhiễm mới và hơn 1.400 ca tử vong trong ngày 13/11. Đây là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất được báo cáo kể từ khi đại dịch bùng phát hồi đầu năm nay. Tính đến ngày 14/11, Mỹ đã trải qua 12 ngày liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới hàng ngày trên 100.000 người, theo CNN.
Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 10,7 triệu ca nhiễm và hơn 244.000 ca tử vong vì Covid-19, theo đại học Johns Hopkins.
Các chuyên gia cho rằng cách duy nhất để thay đổi kịch bản trên là chính quyền Tổng thống Donald Trump thay đổi chiến lược ứng phó Covid-19 mới, hoặc các chính quyền bang đưa ra các biện pháp phối hợp chặt chẽ hơn.
Trong bài phát biểu tại Vườn Hồng Nhà Trắng hôm 13/11, Tổng thống Trump vẫn loại bỏ mọi khả năng đóng cửa cả nước ngăn Covid-19. "Tôi có thể nói với các bạn rằng chính quyền này sẽ không quyết định đóng cửa", ông nói. "Nó không cần thiết. Đóng cửa phải trả giá bằng mạng sống và chúng gây ra rất nhiều vấn đề".
Tuy nhiên, ít nhất hai thống đốc Mỹ đã tự giải quyết đại dịch theo cách của mình. Thống đốc Oregon Kate Brown và Thống đốc New Mexico Michelle Lujan Grisham cùng thông báo rằng bang của họ sẽ đóng cửa một phần để kiểm soát số ca nhiễm tăng.
"Chúng tôi đang ở trong tình thế sống còn và nếu không hành động ngay bây giờ, chúng tôi không thể bảo vệ cuộc sống, không thể cứu tính mạng mọi người và chúng tôi sẽ hoàn toàn phá hủy hệ thống và cơ sở hạ tầng y tế", Grisham, thống đốc thuộc đảng Dân chủ, thông báo về lệnh ở nhà hai tuần.
Trong khi đó, Brown, thống đốc đảng Dân chủ, cũng yêu cầu tất cả cơ sở kinh doanh phải đóng cửa văn phòng và cho nhân viên làm việc từ xa với "quy mô lớn nhất có thể" trong hai tuần, theo AP.
Joe Biden, người được truyền thông tuyên bố là tổng thống đắc cử", hôm 7/11 kêu gọi người Mỹ "đứng lên và thực hiện trách nhiệm của họ" để ngăn Covid-19. Trong tuyên bố ngày 13/11, Biden thừa nhận ông bị hạn chế về quyền lực trước khi nhậm chức, để có thể điều phối cuộc chiến chống Covid-19.
Tuy nhiên, ông cũng cam kết từ giờ tới lúc nhậm chức vào ngày 20/1 "sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn của mình để dẫn dắt nỗ lực chung này".
Mỹ có thể sớm ghi nhận 200.000 ca nhiễm nCoV một ngày Ca nhiễm tại Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đang tăng mạnh trở lại và chuyên gia dự đoán số ca nhiễm mới mỗi ngày có thể sớm vượt 200.000. Mỹ hiện ghi nhận 10.546.778 ca nhiễm và 245.694 ca tử vong sau khi báo cáo thêm lần lượt 123.083 và 1.238. Số ca nhiễm mới trung bình trong 7 ngày qua...