Thành phố ở Australia hủy kết nghĩa thành phố của Trung Quốc
Thành phố ở bang New South Wales của Australia hủy kết nghĩa với Côn Minh, Trung Quốc, cho rằng đây là nơi phải chịu trách nhiệm về Covid-19.
Hội đồng thành phố Wagga Wagga, bang New South Wales tối 14/4 đã bỏ phiếu thông qua việc cắt quan hệ với thành phố kết nghĩa, Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với tỷ lệ phiếu 4 phiếu thuận và 3 phiếu chống. Hai thành phố thiết lập quan hệ từ năm 1988.
Thị trưởng Wagga Wagga Greg Conkey vắng mặt tại buổi bỏ phiếu, song cho biết ông rất “kinh hoàng” trước quyết định. Thượng nghị sĩ New South Wales Wes Fang cũng cho rằng quyết định trên “không khác gì một thảm họa”.
Công nhân phun khử trùng tại nhà ga ở Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, hôm 4/4. Ảnh: Reuters.
Paul Funnel, ủy viên hội đồng thành phố, cựu chủ tịch đảng Lao động Dân chủ (DLP) Australia đề xuất chấm dứt quan hệ kết nghĩa với thành phố Côn Minh cũng như các quan hệ thân thiện với thị xã Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh và tỉnh Giang Tô. Ông này cho rằng đây là những nơi phải chịu trách nhiệm cuối cùng về Covid-19.
Trong bản kiến nghị gửi hội đồng thành phố, ông Funnel cho rằng chính chế độ ở Trung Quốc “mang lại cái chết và sự huỷ diệt cho toàn thế giới với Covid-19″. “Nếu chúng ta không ngừng quan hệ với những đơn vị trên, nghĩa là chúng ta đang ngầm chấp thuận với Trung Quốc rằng những gì họ đang làm là ổn”, Funnel lập luận.
“Chúng ta phải thể hiện tình đoàn kết với tất cả các nạn nhân Covid-19, nhân viên y tế, các dịch vụ tuyến đầu, các thành phố kết nghĩa và bạn bè chúng ta ở những nơi như Fort Leavenworth, bang Kansas, Mỹ. Chúng ta không phải thể hiện sự đoàn kết với chính nơi phải chịu trách nhiệm cuối cùng về dịch bệnh”, kiến nghị nêu. “Hội đồng thành phố cần làm điều đúng đắn và giữ lập trường nhằm chứng minh sự từ chối đối với chính phủ Trung Quốc, gây ra cái chết, sự hủy diệt và hỗn loạn trên toàn thế giới”.
Video đang HOT
Funnel đã từ chối bình luận thông tin, song nói với Wagga News rằng nhận định của ông “không phân biệt chủng tộc”.
Vanessa Keenan, một trong ba ủy viên hội đồng thành phố kịch liệt phản đối động thái này, nói với Guardian Australia rằng bà rất “sốc” trước kiến nghị. “Thật đáng hổ thẹn vì sự sợ hãi và thù hận đang được thúc đẩy trong cộng đồng chúng ta bởi hành động vô nghĩa này”, Keenan nói, thêm rằng hành động của ba người không đại diện cho cộng đồng người dân Wagga.
Thượng nghị sĩ Wes Fang cũng kêu gọi thành phố huỷ bỏ quyết định trên. “Đổ lỗi cho thành phố kết nghĩa với chúng ta về sự việc ở Vũ Hán chẳng khác nào đổ lỗi cho các thành phố kết nghĩa khác, như Nordlingen ở Đức về hai cuộc thế chiến”, ông nói.
Fang cho rằng đại dịch trong vài tháng qua đã gây khó khăn cho những người Australia gốc Hoa yêu nước, đồng thời chỉ trích quyết định của hội đồng thành phố Wagga khơi sâu thêm những bất đồng.
210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19 sau khi dịch khởi phát ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tháng 12/2019, khiến hơn hai triệu người nhiễm, hơn 127.500 người chết trên khắp thế giới.
Mai Lâm
Thế giới tuần qua: COVID-19 gây xáo trộn nhiều quốc gia, ông Joe Biden thắng tiếp bầu cử sơ bộ Mỹ
Trong tuần qua, tình hình dịch COVID-19 chuyển biến tại nhiều quốc gia cùng kết quả bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ Mỹ ở một số bang là những vấn đề được dư luận quan tâm.
Cảnh tượng vắng vẻ tại New York do lệnh cách ly phong tỏa. Ảnh: Reuters
COVID-19 khiến cuộc sống tại nhiều quốc gia đảo lộn
Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều quốc gia trên thế giới. Australia đóng cửa bãi biển khi du khách không tuân theo quy định hạn chế tập trung hơn 500 người, Hàn Quốc lo lắng về những trường hợp mắc COVID-19 "nhập khẩu" trong khi Mỹ yêu cầu hàng triệu người cách ly tại nhà, số ca tử vong không ngừng tăng tại Italy.
Các quốc gia khắp châu Á Thái Bình Dương tiếp tục ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng cao. Tính đến ngày 20/3, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Nhật Bản và Australia đều vượt quá 1.000 trong khi Thái Lan thông báo số ca nhiễm cao nhất trong ngày - 89 trường hợp còn Singapore xác nhận 2 bệnh nhân tử vong đầu tiên. Trong khu vực cũng xuất hiện lo ngại rằng những công dân từ nước ngoài trở về mang nguy cơ lây nhiễm mới.
Lo ngại ca lây nhiễm bắt nguồn từ nước ngoài, Hàn Quốc đã yêu cầu tất cả cá nhân từ các quốc gia châu Âu khi nhập cảnh sẽ phải xét nghiệm và tự cách ly trong 14 ngày. Quy định này có hiệu lực từ 22/3. Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) cũng đưa tin rằng nhiều cơ sở cách ly tạm thời đã được dựng lên để làm nơi tạm trú cho 1.000 du khách châu Âu đang đợi chờ kết quả xét nghiệm.
Trong tuần này Trung Quốc cũng có tín hiệu đánh chú ý khi ngày 20/3 thông báo không ghi nhận ca lây nhiễm mới nào trong nước nhưng vẫn có ca mắc COVID-19 từ nước ngoài nhập cảnh.
Tại Mỹ, hàng chục triệu người nhận lệnh hạn chế ra đường. Chiều 20/3, bang Illinois và Connecticut cùng "theo chân" New York đề nghị người dân ở trong nhà trừ trường hợp tới siêu thị, hiệu thuốc và trạm xăng. Các cơ quan công sở sẽ đóng cửa và để người lao động làm việc từ xa. Trước đó California cũng đề nghị người dân trong toàn bang ở nhà và hạn chế ra ngoài.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận hiện chưa có kế hoạch cách ly phong tỏa toàn bộ nước Mỹ. Nhà Trắng ngày 20/3 cho biết một nhân viên của phó Tổng thống Mike Pence đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, Nhà Trắng khẳng định ông Pence và Tổng thống Trump không có tiếp xúc gần với cá nhân này.
Từ ngày 20/3, Italy đã huy động quân nhân để hỗ trợ đảm bảo an ninh trong thời gian cách ly phong tỏa. Kênh CNN (Mỹ) cho biết binh sĩ đã xuất hiện tại vùng Lombardy - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại Italy. Tính đến 21/3, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Italy là hơn 47.000 trường hợp và hơn 4.000 người tử vong.
Ngày 21/3, Iran công bố có 1.556 ca tử vong và 20.610 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này. Trong khi đó, Tết năm mới của người Iran - Nowruz bắt đầu từ tối 20/3. Năm nay người Iran đón Nowruz rất khác biệt do ảnh hưởng của COVID-19.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng giới trẻ không hề "miễn nhiễm" với COVID-19. Ông Tedro nói: "Virus này có thể khiến bạn phải nhập viện trong nhiều tuần và thậm chí cướp đi mạng sống của bạn. Ngay cả khi bạn không ngã bệnh nhưng quyết định về nơi bạn đến có thể tạo ra khác biệt giữa cái sống và cái chết của người khác".
Uứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden (trái) và Bernie Sanders. Ảnh: Getty Images
Ông Biden toàn thắng "Tiểu Siêu thứ Ba"
Trong cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ tại Florida, Illinois và Arizona ngày "Tiểu Siêu thứ Ba" 17/3, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giành chiến thắng tại cả 3 bang. Tờ Newsweek (Mỹ) cho biết đến ngày 20/3, ông Biden đã có 1.184 đại biểu cam kết còn Thượng nghị sĩ Bernie Sanders có 885 đại biểu cam kết.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Biden cũng giành phần áp đảo trong cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ vào ngày 10/3 khi giành chiến thắng tại 5/6 bang.
Vẫn còn một số cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ khác nhưng trước thực trạng liên quan đến COVID-19, một vài bang đã hoãn lịch tổ chức bầu cử. Bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ tại Ohio được lên kế hoạch vào ngày 17/3 tuy nhiên Thống đốc Mike DeWine đã ra lệnh hoãn nhằm ngăn chặn lây lan virus SARS-CoV-2.
Bầu cử sơ bộ bang Louisiana được lên kế hoạch tổ chức vào ngày 4/4 nhưng chuyển đến 20/6, bang Georgia cũng chuyển lịch từ 24/3 đến 19/5. Bang Kentucky thay lịch bầu cử sơ bộ từ 19/5 đến 23/6 và Maryland là từ 28/4 đến 2/6.
Trong cuộc tham dò ý kiến của The Economist/YouGov thực hiện vào tháng 3, với 1.500 người Mỹ trưởng thành được hỏi, có 49% cho rằng ứng viên đảng Dân chủ sẽ chiến thắng, 51% bày tỏ ý kiến rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tái đắc cử.
Hà Linh
Nhiều 'đại gia' thế giới lao đao vì đại dịch COVID-19 Cắt giảm nhân sự, chi phí và tạm thời không chia cổ tức... là những động thái mà nhiều công ty đang nỗ lực thích nghi trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan nhanh chóng và các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ nhằm kiềm chế dịch bệnh đang khiến hoạt động sản xuất và nhu cầu...