Thành phố nông nghiệp công nghệ cao “khát” nhân lực
Là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, TP.HCM thu hút đông đảo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thành phố đào tạo hàng triệu sinh viên mỗi năm nhưng ngành nông nghiệp vẫn “khát” lao động trình độ cao.
PGS-TS Dương Hoa Xô – Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, là trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước, TP.HCM cũng không quên vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp. Các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao… những năm gần đây có xu hướng tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động tại TP.HCM. Do đó, nhu cầu nguồn nhân lực là rất lớn.
Thiếu người, thiếu kiến thức… là những rào cản mà Sở NNPTNT và các doanh nghiệp luôn phải tìm cách giải quyết.
Sinh viên ngành nông nghiệp trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thực hành trong phòng thí nghiệm. (ảnh: Internet)
Theo ông Xô đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba giải pháp cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của TP.HCM hiện nay. Thời gian qua, thành phố có nhiều chính sách thu hút người lao động lĩnh vực nông nghiệp hợp tác làm việc với TP.HCM.
Tuy nhiên, một số ngành trong nước không đủ người nên phải thuê chuyên gia nước ngoài như năm 2017, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM đã ký hợp đồng với 3 chuyên gia Việt kiều về các lĩnh vực như sinh học phân tử, Công nghệ sinh học Y dược và Công nghệ Sinh học tế bào người, động vật và lĩnh vực công nghệ sinh học vật liệu và Nano.
Sở NNPTNT TP.HCM cũng đã xây dựng và trình UBND TP.HCM phê duyệt kế hoạch đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ ngành công nghệ sinh học giai đoạn 2016 – 2020. Liên tiếp nhiều lần TP.HCM cử cán bộ ra nước ngoài học tập, nâng cao trình độ. Theo ông Xô, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba giải pháp cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của TP.HCM hiện nay.
Video đang HOT
Nói như thế để khẳng định rằng, nông nghiệp không chỉ là ngành học mà việc làm chỉ là “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Ngành nông nghiệp Việt Nam đang từng bước phát triển, còn rất nhiều việc phải làm. Để làm được, những người trẻ phải học và tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật, khoa học mới để ứng dụng vào thực tế sản xuất trong nước. Và trong tình hình hiện nay, người học ngành nông – lâm – ngư nghiệp có rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân.
Bên cạnh đầu tư đào tạo dài hạn (trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) và ngắn hạn cho cán bộ trẻ có năng lực học tập và nghiên cứu về ứng dụng công nghệ cao trong nông tại các viện, trường trong nước và các nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển, TP.HCM còn có nhiều chính sách nâng cao kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; cập nhật thông tin kiến thức về tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, người lao động của các doanh nghiệp, người quản lý, kỹ thuật viên hợp tác xã, tổ hợp tác…
Tuy vậy, tới nay, đội ngũ lao động trình độ cao, có khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp tại thành phố vẫn còn thiếu hụt trầm trọng. Việc thiếu hụt lực lượng cán bộ khoa học trình độ chuyên môn cao, đặc biệt ở một số lĩnh vực mới, công nghệ cao là điều được các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, một số lĩnh vực nghiên cứu về thú y, công nghệ sau thu hoạch, đất và phân bón, thủy sản, lâm nghiệp, cơ điện nông nghiệp… đang có nguy cơ thiếu cán bộ nghiên cứu trầm trọng.
“Việc thu hút cán bộ khoa học công nghệ giỏi là khó, do vướng mắc nhiều vấn đề như thu nhập thấp, điều kiện nghiên cứu, thí nghiệm tại các địa bàn nông thôn không có hoặc ít có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn… Trong khi sinh viên chọn ngành, chọn nghề thường “chê” khối ngành nông nghiệp vì cho rằng, đây là nghề vất vả, “chân lấm tay bùn” nên ít người chọn học” – ông Xô cho biết.
Theo Danviet
TP.HCM: Hàng nghìn nông dân đi học... làm nông nghiệp
Liên tục những lớp đào tạo nghề nông thôn từ các khóa học dạy trồng rau trong nhà màng, trồng hoa lan, nuôi cá cảnh đến những lớp chuyển giao kỹ thuật nhân giống hoa, cây cảnh công nghệ cao... được tổ chức tại các huyện ngoại thành TP.HCM. Hàng nghìn nông dân, ngoài giờ ra đồng, lại cắp sách đến lớp để học làm nông nghiệp.
Không ngại học tập kỹ thuật mới
Huyện Củ Chi (TP.HCM) nhiều năm nay đang phát triển rất mạnh mô hình trồng hoa lan. Là một nghề khá mới so với truyền thống nông nghiệp của cha ông từ xưa nay, bà con nông dân Củ Chi phải liên tục trau dồi kiến thức để thích ứng với lao động nông nghiệp kiểu mới hiện nay.
Đầu tháng 7 vừa qua, hay tin Hội Nông dân xã An Nhơn Tây (huyện Củ Chi, TP.HCM) kết hợp với Trung tâm Dạy nghề nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tổ chức khóa học sơ cấp nghề "Kỹ thuật trồng và vi nhân giống hoa ứng dụng CNC", chị Nguyễn Thị Ngọc Sương đã nhanh tay đăng ký.
Nông dân tại TP.HCM được học nghề trồng giống lan công nghệ cao. Ảnh: Thuận Hải
Chị Sương cho biết, vốn yêu thích nông nghiệp từ nhỏ, tuy nhiên, khi chuyển sang trồng hoa và nhân giống, chị gần như "tay trắng" về kiến thức, kỹ thuật. Ngoài việc học hỏi từ các nhà vườn đi trước chị cũng tự học trên mạng, qua báo đài.
"Cho đến khi tôi tham gia một khóa học sơ cấp về nhân giống hoa, bản thân mới có được những kiến thức nền tảng, vững chắc về nghề mình đang làm" - chị Sương nói.
Chị Võ Thanh Thúy (cùng ngụ xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) vốn là một điều dưỡng nhưng lại mê nghề trồng lan. Khởi đầu từ sở thích đam mê ngắm hoa lan, dần dần chị Thúy mong muốn có riêng một vườn lan nên bắt tay vào trồng.
"Lúc đầu, tôi đi học hỏi kinh nghiệm khắp các vườn lan ở Củ Chi và may mắn được Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi mời học kỹ thuật trồng lan. Tại đây, tôi được chọn làm mô hình trình diễn với sự hỗ trợ 4.000 cây lan Mokara giống. Xác định đây là cơ hội thỏa chí đam mê và có thể vươn lên làm giàu, tôi mạnh dạn mượn cha mẹ một số vốn để xây dựng vườn lan 1.000m2, với quy mô hơn 4.000 cây" - chị Thúy chia sẻ.
Đến nay, sau hơn 5 năm trồng và chăm sóc, vườn lan của chị Thúy đã được nhân rộng gấp đôi so với ban đầu. Chị cũng đã đầu tư được hệ thống máy tưới phun sương để thuận tiện cho việc chăm sóc vườn.
Bà Hồ Thanh Hương - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Nhơn Tây cho biết, những khoá học dành cho nông dân thật sự có ý nghĩa trong tình hình nông nghiệp công nghệ cao đang ngày càng phát triển, nông dân lại ít có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức bài bản. Sau khóa học, các học viên được hướng dẫn vận dụng vào thực tế sản xuất tại gia đình, đặc biệt là góp phần vào việc phát triển Tổ hợp tác hoa kiểng An Nhơn Tây.
Khai giảng lớp dạy nghề nhân giống hoa công nghệ cao tại xã An Nhơn Tây.
Dạy nghề phải gắn với thực tiễn
Theo kế hoạch, năm 2019 TP.HCM sẽ đào tạo nghề cho 10.500 lao động nông thôn, trong đó 2.487 người học nghề nông nghiệp và 8.013 người học nghề phi nông nghiệp. Nhờ đó số lượng lao động được đào tạo nghề đã chiếm 78% tổng số lao động nông nghiệp ngoại thành và vùng ven. Tuy nhiên, số lượng lao động có trình độ tay nghề từ trung cấp trở lên chỉ chiếm khoảng 7%.
Ông Trần Ngọc Hổ - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sở cùng các địa phương tổ chức khảo sát về dự báo nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động trên địa bàn thành phố. Từ đó có giải pháp điều chỉnh, bổ sung, tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Cũng theo ông Hổ, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba giải pháp cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của TP.HCM hiện nay.
Theo đó, bên cạnh đầu tư đào tạo dài hạn (trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) và ngắn hạn cho cán bộ trẻ có năng lực học tập và nghiên cứu về ứng dụng CNC trong nông trại các viện, trường trong nước và các nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển, thành phố sẽ đẩy mạnh đào tạo nâng cao kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; cập nhật thông tin kiến thức về tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực NNCNC cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, người lao động của các doanh nghiệp, người quản lý, kỹ thuật viên hợp tác xã, tổ hợp tác...
"Mục tiêu của sở cũng chú trọng công tác đào tạo tay nghề ngắn hạn và thường xuyên cho nông dân để tham gia thực hiện sản xuất ứng dụng NNCNC, tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các doanh nghiệp, nông dân về kiến thức CNC trong sản xuất, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, khuyến khích triển khai các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp NNCNC"- ông Hổ cho biết.
Theo Danviet
Bộ trưởng NNPTNT: Nông nghiệp Huế cần gắn với ẩm thực cung đình Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đưa ra nhiều định hướng để tỉnh Thừa Thiên- Huế phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả cao. Ngày 29/7, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp với chủ đề "Nông nghiệp Thừa Thiên- Huế phát triển bền vững, an toàn, ứng dụng công nghệ...