Thành phố nào của Việt Nam đáng sống?
Ở Việt Nam chưa có thành phố nào được công nhận là thành phố đáng sống nhưng đang hướng tới là thành phố đáng sống, ví dụ như Đà Nẵng.
Đó là quan điểm của PGS.TS Vũ Thị Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam, nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Chưa có tiêu chí đánh giá
Bên lề hội thảo “Xây dựng bộ chỉ số đô thị thịnh vượng” do Bộ Xây dựng kết hợp Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) tổ chức ngày 12/11 tại Hà Nội, bà Vinh cho rằng một đô thị thịnh vượng không nhất thiết là một đô thị giàu có vì chữ giàu có nghĩa rộng lớn, không có tiêu chuẩn cụ thể nào. Bà cho rằng thịnh vượng là một cuộc sống đầy đủ, an toàn, con người sống ở đô thị đó cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ trong cuộc sống của người ta.
PGS.TS Vũ Thị Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam, nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Kiến trúc Hà Nội.
“Tôi cho rằng đây chính là chữ thịnh vượng mà ông cha ta thường suy nghĩ”, bà Vinh nói.
Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam cho biết, tùy từng mục đích, tùy từng quan điểm để mỗi tổ chức có chỉ số đánh giá riêng. Liên hợp quốc có bộ chỉ số riêng, Ngân hàng thế giới có bộ chỉ số riêng. Mỗi bộ chỉ số phục vụ cho mục tiêu khác nhau. Khi áp dụng các tiêu chí này vào Việt Nam, với điều kiện kinh tế, xã hội khác với các nước thì có những cách áp dụng riêng. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người chưa phải là yếu tố để đánh giá.
Video đang HOT
“Bhutan là nước được đánh giá là 1 trong 15 nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất. Trong khi Bhutan không giàu. Như vậy để đánh giá phải phụ thuộc rất nhiều chỉ số đánh giá”, bà Vinh nói.
Bà Tổng thư ký cũng cho biết, hiện nay người ta dùng từ thành phố đáng sống thay vì thành phố thịnh vượng. Ở Việt Nam chưa có thành phố nào được công nhận là thành phố đáng sống nhưng đang hướng tới là thành phố đáng sống, ví dụ như Đà Nẵng. Nhiều ý kiến cho rằng Đà Nẵng là thành phố đáng sống.
Đối với câu hỏi thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh có phải là thành phố đáng sống, bà Vinh cho rằng còn rất nhiều ý kiến vì thành phố này rất rộng lớn, có nhiều khoảng cách giữa cách đối tượng.
Bộ khung đánh giá đầu tiên
Nhằm có bộ khung đánh giá các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ tại các thành phố ở Việt Nam, Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) đã cùng Hiệp hội các đô thị Việt Nam thực hiện cuốn sách “Hồ sơ các thành phố Việt Nam”. Cuốn sách này được xây dựng dựa trên số liệu của 78 thành phố, trải dài trên 6 vùng của đất nước trong 3 năm.
Trao sách “Hồ sơ các thành phố Việt Nam” cho đại diện các thành phố.
Đây là ấn phẩm đầu tiên của Việt Nam giới thiệu tình hình phát triển của từng đô thị từ lịch sử hình thành, đặc điểm hành chính, đất đai, dân số, lao động, đến kinh tế, văn hoá xã hội, cơ sở hạ tầng và môi trường.
Qua đó, cuốn sách phản ánh một phần bức tranh tổng thể về hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay, là nền móng cơ bản trong việc hình thành hồ sơ hiện trạng đô thị Việt Nam.
Theo Mai Tân (Khám phá)
Ngoại trưởng Mỹ công du châu Á
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuần này sẽ tới ba nước châu Á, trong đó có Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong chuyến thăm Indonesia năm ngoái. Ảnh: AFP
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Ngoại trưởng Kerry sẽ bắt đầu chuyến công du vào ngày 13/2. Ông sẽ dừng chân ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Indonesia.
Theo Reuters, tại Bắc Kinh và Seoul, các cuộc thảo luận của ông Kerry dự kiến tập trung vào vùng Nhận dạng phòng không mà Trung Quốc thiết lập năm ngoái, bao phủ một vùng biển đảo mà cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Tuần trước, ông Kerry tái khẳng định một hiệp ước năm 1960 với Nhật và tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh trước những cuộc tấn công, kể cả trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật và Trung Quốc tranh chấp.
Ông Kerry sẽ "chuyển thông điệp rằng Mỹ cam kết theo đuổi một mối quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện, và chào đón sự vươn lên của một Trung Quốc hòa bình, thịnh vượng, motọ Trung Quốc có thể đóng vai trò tích cực trong các vấn đề thế giới", phát ngôn viên Jen Psaki nói.
Ông Kerry cũng sẽ thảo luận về vấn đề Triều Tiên và nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hợp tác Mỹ - Trung trong biến đổi khí hậu và năng lượng sạch, nữ phát ngôn viên cho hay.
Tại Jakarta, ngoại trưởng Mỹ sẽ đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp trong khuôn khổ Hợp tác Toàn diện Mỹ - Indonesia và gặp Tổng thư ký Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Lê Lương Minh.
Nhà ngoại giao này cũng sẽ thăm Abu Dhabi, thủ đô của Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), vào cuối cuộc hành trình từ ngày 13/2 đến ngày 18/2.
Đây là chuyến đi thứ 5 của ông Kerry tới châu Á kể từ khi ông trở thành ngoại trưởng Mỹ cách đây một năm. Ông đang đối mặt với những lời chỉ trích vì dành nhiều thời gian cho việc hàn gắn hòa bình ở Trung Đông hơn việc tái cân bằng quân sự và tập trung vào kinh tế ở châu Á, nhằm đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Trọng Giáp
Theo VNE