Thành phố ma 2000 năm tuổi ở Trung Quốc
Du khách đến thành phố Fengdu có thể tìm hiểu về thế giới bên kia, trong đó có cả những hình phạt tra tấn dành cho kẻ xấu.
Fengdu, thành phố ma 2.000 năm tuổi nằm ở phía bắc sông Dương Tử, thuộc thành phố Trùng Khánh, từ lâu đã được coi như nơi người chết dừng lại trước khi sang thế giới bên kia. Một truyền thuyết từ thời nhà Hán lưu lại có kể về hai quan chức triều đình, Wang Fangping và Yin Changsheng, từ bỏ cuộc sống chốn quan trường để đến núi Minh ngộ đạo và cuối cùng trở thành bất tử. Tên của hai người họ khi kết hợp lại (Yin và Wang) có nghĩa “Vua của Địa ngục” và núi Minh, ngọn núi nhìn xuống toàn thành phố được cho là nơi ở của Tianzi, Vua Địa ngục. Ảnh: Tennessee Wanderer
Vào triều đại nhà Đường, một ngôi đền đã được dựng trên núi Minh miêu tả cuộc sống trong địa ngục. Trong đó có hình ảnh của ma quỷ và các dụng cụ tra tấn, nơi người tử tế sẽ được đối xử tốt còn người xấu sẽ bị trừng phạt bằng cách đưa xuống địa ngục. Ảnh: DDTai
Tượng “Vua Địa ngục” được điêu khắc hoàn toàn từ đá, được ghi tên vào sách Kỷ lục thế giới với độ cao 138 m, rộng 217 m và có tầm nhìn bào quát toàn thành phố. Ảnh: Britrob
Modoribashi – Cây cầu đến địa ngục, kết nối thế giới thực với một thế giới khác. Đây là nơi phân định cái Tốt và cái Xấu. Theo truyền thuyết, cây cầu có ba vòm đá giống hệt nhau. Vòm ở giữa là nơi khảo nghiệm người chết, nhưng sẽ có nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng hôn nhân. Người Tốt đi qua cầu sẽ không gặp vấn đề, nhưng người Xấu sẽ bị rơi xuống bể bên dưới. Ngoài ra, khi du khách đến nơi đây, họ thường được khuyên đi qua hai cầu vàng bạc, vì theo tín ngưỡng địa phương, điều này sẽ đem lại may mắn tốt lành. Ảnh: Gisling
Một linh hồn mới chết đầu tiên phải băng qua cây cầu đánh giá phẩm hạnh, rồi trải qua Gương trừng phạt tại Cổng tra tấn trước khi được đầu thai hoặc chịu một loạt đau khổ khác để đến Bánh xe tái sinh. Du khách có thể đến tham quan thành phố trên thuyền hoặc đi bộ qua cầu để chiêm ngưỡng những bức tượng quỷ dữ bảo vệ thế giới tâm linh. Ảnh: Maximovich Nikolay
Video đang HOT
Sứ giả của Thiên đường và Địa ngục. Ảnh: DDTai
Quan sai dưới địa ngục. Người Trung Quốc tin rằng “trần sao âm vậy”. Một linh hồn sẽ phải qua xét xử mới có bản án cuối cùng. Linh hồn thuần khiết sẽ được trọng thưởng còn linh hồn tội lỗi sẽ bị tra tấn nặng nề. Ảnh: Chiva Congelado
Quỷ sứ nơi địa ngục làm nhiệm vụ tra tấn linh hồn. Ảnh: Rafael
Trừng phạt và tái sinh. Ảnh: Chiva Congelado.
Hộ pháp trên con đường tới Địa ngục. Fendu sau đó trở thành thành phố của những ngôi đền, bức tượng Phật giáo, Đạo giáo, hướng đến một cuộc sống bất tử và trừng phạt kẻ xấu xa. Có thể nói, Fengdu là nơi tốt nhất để tìm hiểu về văn hóa độc đáo của Trung Quốc về ma quỷ và cuộc sống ở thế giới bên kia. Ảnh: Terry Furbone.
Theo VNExpress
Ô Trấn - thành cổ sông nước đẹp nhất Trung Quốc
Gần như vẫn giữ được kiến trúc cùng tập tục sinh sống hơn 1.000 năm qua nên Ô Trấn trở thành điểm du lịch mà ai cũng muốn đến một lần.
Nằm ở trung tâm của sáu thị trấn cổ phía nam của sông Dương Tử, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Ô Trấn là thành cổ tuyệt đẹp với hơn 1300 năm lịch sử thể hiện qua những cây cầu đá cổ, những con đường lát đá và những công trình gỗ chạm khắc tinh tế.
Nằm tại đồng bằng phù sa giao giữa Hàng Châu - Gia Hưng - Hồ Châu trên kênh đào nối giữa Bắc Kinh - Hàng Châu được xây dựng hơn một ngàn năm nay để giao thương hàng hóa và văn hóa giữa các vùng phía bắc và phía nam của miền đông Trung Quốc.
Trước khi ngành đường sắt ra đời. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với hai bên là nhà ở, nhà xưởng, cửa hàng, xây dựng trên lối kiến trúc cổ của Trung Hoa với gỗ và đá trụ cột. Hầu hết những ngôi nhà ở đây đều được xây dựng từ thời nhà Minh từ thế kỷ 14.
Là một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, Ô Trấn được thành lập vào cuối thế kỷ thứ 9, tuy nhiên từ 7000 năm trước đã có những người đầu tiên đến đây sinh sống.
Trải qua hơn 1.000 năm, Ô Trấn chưa từng thay đổi tên gọi, kiến trúc và cả văn hoá. Các tòa nhà truyền thống, lan can và cầu vòm, cổng cong trên đường phố, nhà ở với khoảng sân rộng rãi, bờ sông và hành lang tất cả đều được bảo tồn rất tốt.
Bên trong thành, hiện nay có hơn 40 ha các toà nhà được xây dựng cuối thế kỷ 19, và hơn 100 cây cầu đá cổ xưa.
Kênh rạch chạy qua chia Ô Trấn thành bốn phần danh lam thắng cảnh chính là Đông Sách, Nam Sách, Tây Sách, và Bắc Sách.
Khách du lịch thường đến thăm Đông Sách và Tây Sách vì đây là 2 khu phát triển nhất. Đông Sách còn giữ nguyên gốc kiến trúc quy hoạch trong khi Tây Sách đã được xây dựng, tái tạo lại vẻ cổ kính của thành sông nước này.
Tây Sách có rất ít người địa phương sinh sống thay vào đó họ chủ yếu xây dựng nơi ăn nghỉ phục vụ cho khách du lịch.
Gần đây, Ô Trấn đã được chọn để tổ chức Hội nghị Internet Thế giới. Hội nghị lần thứ hai cũng được tổ chức tại đây từ ngày 16/12.
Theo ngôi sao
Thị trấn ma lớn nhất thế giới ở quê hương Thành Cát Tư Hãn Ordos đang có dấu hiệu của sự sống sau hàng chục năm mang danh "thị trấn ma" dù đã chuyển mình thành đô thị hiện đại bậc nhất. Mọc lên từ sa mạc rộng lớn miền bắc Trung Quốc, Ordos trước đây chỉ là một thị trấn nghèo tại vùng Nội Mông, quê hương của Khả hãn vĩ đại Thành Cát Tư Hãn....