Thành phố lạnh nhất thế giới vừa trải qua ngày nóng kỷ lục chưa từng có trong lịch sử
Vùng Bắc Cực vừa ghi nhận mức nhiệt độ cao chưa từng có: 38 độ C. Điều này khiến cả các nhà khí tượng học cũng phải choáng. Đây là mức nhiệt cao hơn đến 18 độ so với mức cao trung bình cùng thời điểm của những năm trước.
Một thành phố nhỏ ở Siberia có tên là Verkhoyansk vừa trải qua ngày nóng phá vỡ mọi kỷ lục trong quá khứ, với mức nhiệt lên đến 38 độ C vào hôm 20/6 vừa rồi.
Đó cũng là ngày nóng nhất từng được ghi lại ở Vòng Bắc Cực từ xưa đến nay. Sau đó, sang ngày 21/6 thì nhiệt độ giảm một chút, nhưng cũng chỉ xuống đến 35,2 độ C. Trong khi đó, hằng năm, mức nhiệt độ cao nhất trung bình vào tháng 6 ở đây chỉ là 20 độ C.
Mùa hè mọi năm ở Verkhoyansk. Ảnh: Dean Conger/Corbis/Getty Images.
Thành phố Verkhoyansk ở cách Moscow (Nga) khoảng hơn 4.800km về phía Đông, vốn có mùa đông lạnh khắc nghiệt và cũng được coi là một trong những thành phố lạnh nhất thế giới. Mới tháng 11/2019, nhiệt độ ở đây còn tụt xuống tới -51 độ C!
Mùa đông lạnh lẽo ở Yakutsk, cũng là một thành phố ở phía Đông Siberia. Ảnh: Yevgeny Sofroneyev/TASS.
Tuy nhiên, nhiệt độ trong tháng 5 và 6 năm nay ở thành phố này cứ tăng dần đều, và nhà khí tượng học Scott Duncan còn miêu tả rằng Siberia đang trải qua “đợt nóng tàn bạo ở Bắc Cực”. Mà các nhà khoa học đã từng dự đoán rằng Bắc Cực sẽ đạt đến nhiệt độ này vào năm… 2100, nếu lượng khí thải carbon không giảm. Hóa ra nhiệt độ kỷ lục đã đến sớm hơn 80 năm so với dự báo rồi!
Video đang HOT
Hình ảnh dự báo đợt nóng ở Bắc Cực sẽ lan xuống Canada vào thứ Hai tới (29/6). Ảnh: Mlive.
Đây là một điều rất đáng lo, vì nhiệt độ ở Bắc Cực mà cao thế thì băng sẽ tan, đồng thời gây lũ lụt, hỏa hoạn, bùng phát dịch bệnh do khí hậu thay đổi…
Nhiều nơi khác trên thế giới cũng đang trải qua những ngày nóng kỷ lục. Seoul (Hàn Quốc) vừa ghi nhận 22/6 là ngày nóng nhất trong tháng 6 trong vòng 62 năm qua, với mức nhiệt độ 35,4 độ C. Hoặc ở Tây Ban Nha cũng đã có một tháng 5 nóng nhất kể từ khi dữ liệu về nhiệt độ được lưu lại.
Seoul (Hàn Quốc) cũng vừa trải qua ngày nóng kỷ lục. Ảnh: Getty.
Với những ai vẫn phủ nhận sự nóng lên của Trái Đất, có lẽ thực tế không còn đứng về phía họ nữa rồi.
Túp lều tranh không tường rách nát ở San Francisco được rao bán với giá 2 triệu USD
Được biết, miếng đất có túp lều này chỉ rộng chưa đến 60m vuông, và bản thân túp lều thì trong tình trạng 'không thể ở được'.
San Francisco là một trong những nơi có thị trường nhà đất thuộc hàng đắt đỏ nhất ở Mỹ. Dẫu vậy, trong một thành phố mà giá nhà trung bình ở mức 1.352.300 USD, tìm được một túp lều không thể ở được - thậm chí đến cả bờ tường phía sau còn không có - nhưng giá bán lại lên đến 2 triệu USD thì quả là điều chẳng ai nghĩ đến.
Thật vậy, túp lều bé tí, diện tích 59m vuông này đã được mua bởi người chủ hiện tại vào năm 2016 với giá 1,5 triệu USD. Nằm tại Potrero Hill, một khu dân cư trên đồi ở San Francisco, nơi giá nhà trung bình là 1.403.800 USD, túp lều đã lên trang nhất các tờ báo địa phương hồi tháng 5 vừa qua khi được rao bán với mức giá không tưởng: 2,5 triệu USD.
Một bản tin vào tháng 5/2019 của ABC cho biết chỉ sau một tuần xuất hiện trên thị trường, cò đất Anne Laury đã tiếp đến 22 vị khách hỏi mua. Túp lều này đã được giảm giá 2 lần: vào tháng 9, giá giảm từ 2,5 triệu USD xuống 2,25 triệu USD. Đầu tháng 12/2019, giá giảm thêm 300.000 USD nữa, còn 1,95 triệu USD.
Trong một phóng sự ảnh trên Theta360.com, phóng viên NBC Jonathan Bloom đã đưa người xem vào bên trong túp lều. Trông nó như một cái chuồng heo vậy. Ảnh chụp cho thấy đồ nội thất và đủ loại vụn gỗ rải khắp nhà. Chỗ có vẻ như là nhà bếp thì hướng thẳng ra một khoảng sân cỏ mọc um tùm - túp lều này không hề có bờ tường chắn phía sau!
Mặc cho sự thật là không hề an toàn khi đi vào đó, giá bán gần 2 triệu USD của túp lều vẫn khiến người ta chấp nhận bởi hai yếu tố. Trong đó, yếu tố đáng chú ý nhất là góc nhìn: đứng từ túp lều, bạn có thể thấy đường chân trời của thành phố. Phóng viên Bloom đã chụp bức ảnh dưới đây và bình luận rằng đây chính là ' giá trị thực của miếng đất'.
Một yếu tố khác là người chủ hiện tại đã có được giấy phép để phá dỡ túp lều - một điều hiếm có ở thành phố này. Nếu nó có giá trị lịch sử, như là một trong những túp lều được thành phố xây dựng làm nhà ở tạm thời sau trận động đất năm 1906, nó sẽ không đủ điều kiện để phá dỡ.
Theo thông tin rao bán, với giấy phép này, sau khi phá dỡ, chủ mới có thể xây lên tại đây một tòa nhà 2 khối, với 4 tầng, 4 phòng ngủ, 4 phòng tắm đầy đủ chức năng, 1 garage chứa được 2 xe hơi, và một thang máy riêng đến mỗi tầng.
Laury cho biết vào tháng 12/2019, sau khi giảm giá, cô đã làm việc với thêm 7 khách nữa.
Cô cho biết lợi ích thực của túp lều là vị trí của nó, và là một món hời với những người lần đầu mua đất, đang tìm kiếm cơ hội mua được một vị trí ở San Francisco.
Giá trị trung bình của một ngôi nhà ở San Francisco gấp gần 6 lần so với giá trị trung bình của một ngôi nhà trên toàn nước Mỹ (khoảng 231.000 USD)
Trong nhiều năm trời, thị trường nhà đất ở San Francisco đã trở nên đắt đỏ không tưởng. Bạn sẽ cần có thu nhập ít nhát 172.000 USD/năm để mua được một ngôi nhà ở San Francisco. Trong khi đó, giá bán trung bình của một căn nhà 2 phòng ngủ ở thành phố này đã tăng đến 329% kể từ năm 2000.
Một số người thuê nhà tại San Francisco phải chấp nhận bỏ ra 1.200 USD để có được một chỗ ngủ trong những tòa nhà nhiều người sống chung, nhằm tiết kiệm tiền thuê nhà riêng. Các khoang ngủ dưới lòng đất là một giải pháp khả thi khác để giải quyết tình trạng giá nhà quá cao của thành phố. Ngay cả những nhân công có thu nhập cao nhất thành phố này - những người làm trong ngành công nghệ - cũng phải bỏ ra hơn 2.000 USD/tháng để thuê phòng trong các căn nhà Victorian cũ.
Khủng hoảng nhà đất ở San Francisco trầm trọng đến nỗi vào ngày 22/10, Facebook đã tuyên bố sẽ tài trợ 1 tỷ USD để tìm giải pháp khắc phục. Công ty nói rằng sẽ chuyển dần khoản đầu tư 1 tỷ USD trong thập kỷ tới để xây dựng gần 200.000 căn nhà, giúp những người lao động như giáo viên, y tá, và những người trong lĩnh vực phản ứng nhanh có nơi ở gần với những cộng đồng mà họ làm việc.
Facebook không phải là công ty công nghệ lớn duy nhất thực hiện điều này. Hồi tháng 6, Google cũng hứa sẽ đầu tư 1 tỷ USD để xây nhà ở Bay Area. Theo đó, công ty tin rằng khoản đầu tư này có thể giúp xây dựng được ít nhất 20.000 căn nhà.
Tham khảo: BusinessInsider
Tấn Minh
Theo Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Viên kim cương thô có giá bằng cả thành phố hiện đang ở đâu? Lần cuối cùng người ta nhìn thấy nó là ở trên tay nhóm thợ mỏ. Một nhóm thợ mỏ đã tìm phát hiện một viên kim cương thô nặng hơn 2.000 carat, với vẻ đẹp hiếm có khó tìm và chất lượng vô cùng tuyệt mĩ. Tại thời điểm ấy, viên đá thô có giá bằng cả một thành phố khiến nhiều người...