Thành phố Jakarta đang chìm nhanh hơn do hoạt động đào giếng nhân tạo

Theo dõi VGT trên

Sau nhiều năm phải sử dụng nước chất lượng kém và nguồn cung nước máy bị gián đoạn, Sigit Hariyanto quyết định tự mình giải quyết vấn đề.

Anh bắt đầu bơm nước từ tầng chứa bên dưới nhà mình lên để sử dụng.

Thành phố Jakarta đang chìm nhanh hơn do hoạt động đào giếng nhân tạo - Hình 1
Giếng nước ở Cilincing, Jakarta. Ảnh: CNA

“Đôi khi, nước có màu trắng sữa và nồng nặc mùi clo. Có lúc, nước có màu nâu và đầy bùn”, anh Hariyanto đề cập đến nước máy.

Điều tồi tệ nhất đã xảy đến vào năm 2019, khi một đường ống cung cấp nước vào khu phố của Hariyanto bị vỡ. Điều này khiến khu vực với khoảng 200 căn hộ không có nước sạch trong suốt thời gian dài. Người đàn ông 42 tuổi cho biết anh phải thuê công nhân đào một cái giếng sâu 40m từ tầng chứa có nước đủ sạch để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.

Không chỉ Hariyanto, rất nhiều gia đình khác ở Jakarta chọn cách tương tự để đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt. Song việc tự phát khai thác nước ngầm quá mức là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sụt lún đất. Tại Jakarta, khu vực chủ yếu nằm trên đất và trầm tích lỏng và thiếu gắn kết, tình trạng khai thác nước ngầm đã khiến thành phố bị nhấn chìm nhanh hơn, với tốc độ lên tới 26cm mỗi năm, khiến thủ đô của Indonesia trở thành một trong những siêu đô thị chìm nhanh nhất trên thế giới.

Thành phố Jakarta đang chìm nhanh hơn do hoạt động đào giếng nhân tạo - Hình 2
Nhà thờ Waladuna ở bắc Jakarta bị nhấn chìm dưới nước từ năm 2000 vì sụt lún đất. Ảnh: CNA

Ngày nay, trên 90% khu vực ven biển của Jakarta nằm dưới mực nước biển, khiến thành phố dễ bị ngập lụt. Các con sông cũng không thể xả nước ra biển nếu không có sự trợ giúp của các trạm bơm lớn, làm trầm trọng thêm tình trạng lũ lụt ở Jakarta, ảnh hưởng đến hàng nghìn cư dân mỗi năm.

Dù chính quyền thành phố đã đưa ra các giải pháp kỹ thuật và pháp lý, nhưng việc giải quyết vấn đề khai thác nước ngầm dường như vẫn rơi vào bế tắc.

Theo bà Nila Ardhianie, Giám đốc Viện nghiên cứu nước Amrta, cho biết: “Người dân đã đào giếng và khai thác nước ngầm trong nhiều thế hệ ở Indonesia. Thật khó để thay đổi hành vi này. Thật khó để làm cho họ hiểu được hậu quả của việc đó, vì sụt lún đất xảy ra dần dần trong suốt nhiều năm”.

Theo dữ liệu từ công ty phân phối nước máy PAM Jaya của thành phố, chỉ có 900.000 ngôi nhà, văn phòng và nhà máy tiếp cận được với nước máy. Phần còn lại trong số 11 triệu dân Jakarta không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào nguồn nước ngầm.

Vấn đề an toàn nước mặt

Thành phố Jakarta đang chìm nhanh hơn do hoạt động đào giếng nhân tạo - Hình 3
Một đoạn sông Ciliwung ở Bắc Jakarta. Ảnh: CNA

Trớ trêu thay, Jakarta được bao quanh bởi nhiều vùng nước. Có 13 con sông cắt qua thành phố, xả nước vào Biển Java ở bờ biển phía bắc Jakarta. Thành phố cũng là nơi có 117 ao hồ và lưu vực ngăn lũ. Tuy nhiên, những vùng nước này bị ô nhiễm nặng do chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Điều này làm cho nước không còn đủ an toàn để sử dụng.

Nirwono Joga, một chuyên gia quy hoạch đô thị từ Đại học Trisakti ở Jakarta cho biết: “Thực tế là Jakarta bị ngập lụt hàng năm, có nghĩa là Jakarta có quá nhiều nước vào một số thời điểm nhất định. Tuy nhiên, hệ thống quản lý nước của chúng tôi rất tệ “.

Theo một nghiên cứu năm 2019 do Cơ quan Môi trường Jakarta thực hiện, 96% nước từ các con sông ở Jakarta bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất thải rắn, kim loại nặng và vi khuẩn.

Một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra vấn nạn ô nhiễm nguồn nước là do Jakarta thiếu các cơ sở quản lý nước thải chuyên dụng. Ông Joga lưu ý: “Nếu bạn nhìn vào hệ thống cống rãnh ở Jakarta, hầu hết chúng đều dẫn đến các con sông và lưu vực gần nhất. Ngoài ra còn có những người cư trú bất hợp pháp dọc theo các bờ sông, lưu vực, họ đổ rác và chất thải trực tiếp vào các vùng nước này”.

Việc khử muối cũng không khả thi vì tất cả rác thải cuối cùng sẽ trôi xuống biển. Đây là lý do tại sao các con sông, lưu vực và biển không được sử dụng làm nguồn nước chính của Jakarta.

Thành phố Jakarta đang chìm nhanh hơn do hoạt động đào giếng nhân tạo - Hình 4
Dông Ciliwung, con sông dài nhất cắt qua thành phố Jakarta, Indonesia. Ảnh: CNA

Do ô nhiễm nghiêm trọng ở các sông và lưu vực, 94% nước máy ở Jakarta phải được dẫn từ các tỉnh Tây Java và Banten lân cận.

Bà Elisabeth Tarigan tại Cơ quan Tài nguyên nước Jakarta cho biết thành phố đang có kế hoạch tối ưu hóa các ao trữ lũ để chúng có thể hoạt động như hồ chứa và xây dựng thêm các cơ sở xử lý nước. Hiện tại, các nguồn nước ở Jakarta chỉ có thể cung cấp 6% nhu cầu nước máy của thành phố. Bà nói thêm rằng thành phố hiện đang xây dựng thêm 6 cơ sở xử lý nước có khả năng lọc các chất gây ô nhiễm. Hai trong số các cơ sở này dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2023.

Nước máy không tin cậy

Video đang HOT

Để cải thiện độ tin cậy của việc cung cấp nước máy cho người dân, bà Tarigan cho biết Jakarta đang mở rộng mạng lưới đường ống nước máy, hiện bao phủ 65% diện tích 661 km2 của thành phố. Bà nói: “Mục tiêu của chúng tôi là bao phủ 100% diện tích Jakarta vào năm 2030. Điều này sẽ đòi hỏi rất nhiều kinh phí”.

Một số người đã đặt câu hỏi liệu đây có phải là một mục tiêu thực tế. Ông Firdaus Ali, chuyên gia kỹ thuật môi trường tại Đại học Indonesia, lưu ý Jakarta đã phải mất 25 năm để có thể đạt được độ bao phủ nước máy từ 54% diện tích thành phố lên 65% như hiện nay. “Chúng ta vẫn còn 35%. Làm thế nào sẽ làm được điều đó trong 8 năm?”, ông Ali nói.

Thành phố Jakarta đang chìm nhanh hơn do hoạt động đào giếng nhân tạo - Hình 5
Người đàn ông tắm bằng nước giếng ở Cilincing, Jakarta. Ảnh: CNA

Ngay cả khi toàn bộ Jakarta được kết nối với mạng lưới nước máy, không có gì đảm bảo rằng hoạt động khai thác nước ngầm sẽ ngừng lại. Chuyên gia Joga nhận định lý do người dân Jakarta miễn cưỡng sử dụng nước đô thị và tiếp tục khai thác nước ngầm là vì cho đến ngày nay, không có sự đảm bảo về chất lượng, khối lượng và sự ổn định của nước máy.

“Cư dân phàn nàn rằng chất lượng nước máy quá tệ. Lượng nước trong mùa khô rất hạn chế, và nguồn cung không liên tục”, ông nói.

Cũng giống như nhiều người dân Indonesia, Sadikin cho biết nhiều cư dân trong khu phố của ông thích sử dụng nước giếng để tắm rửa, giặt giũ và dọn dẹp, dù những căn hộ trong khu vực đều có nước máy. Ông chia sẻ: “Nước giếng sạch hơn nhiều và không cạn kể cả trong mùa khô. Nước máy đôi khi bị bẩn. Vào mùa khô, nước máy chảy chậm, có khi ngừng chảy hoàn toàn”.

Người đàn ông 57 tuổi cho biết có 7 giếng nước trong khu phố của ông, hầu hết được đào từ những năm 1970, khi Jakarta vẫn còn thưa dân cư.

Nước ngầm đang cạn kiệt

Dân số của thành phố đã tăng hơn gấp đôi trong 50 năm qua, dẫn đến việc khai thác nước ngầm ngày càng rộng rãi. Trong khi đó, nhiều không gian xanh đã được bê tông hóa, làm giảm diện tích hấp thụ nước mưa xuống nền đất để tạo nước ngầm.

Heri Andreas, chuyên gia về Trắc địa, giải thích: “Do đó, con người ngày càng đào sâu hơn để tiếp cận các tầng chứa nước dưới lòng đất. Việc này đang khiến mặt đất dễ bị lún hơn, và một khi đã bị lún, quá trình này không thể đảo ngược”.

Giải pháp của thành phố

Thành phố Jakarta đang chìm nhanh hơn do hoạt động đào giếng nhân tạo - Hình 6
Một giếng nước ở Cilincing, Jakarta. Ảnh: CNA

Chính quyền thành phố nhận thức được vấn đề này phải được giải quyết nhanh chóng. Ông Muslim Muin, cố vấn của Thống đốc Jakarta, nói rằng nhà chức trách đang cố gắng giảm thiểu vấn đề bằng cách xây dựng hệ thống thoát nước đứng – cống dọc.

“Nếu mỗi ngôi nhà được trang bị một cống dọc, một ngôi nhà rộng 100 m2 có thể hấp thụ 3.650 m3 nước mưa mỗi năm, đồng thời ngăn nước ngầm bốc hơi. Với lượng nước hấp thụ nhiều như vậy, sẽ không có vấn đề gì vì người dân chỉ sử dụng một phần nhỏ của lượng nước ngầm đó”, ông nói.

Cho đến nay, chính quyền Jakarta đã xây dựng 72.000 cống dọc khắp thành phố. Ông Muin tuyên bố rằng tình trạng sụt lún đất đã chậm lại ở những khu vực có hệ thống thoát nước này.

Bà Tarigan của cơ quan tài nguyên nước nói thêm rằng một quy định được đưa ra để hạn chế việc sử dụng nước ngầm. Quy định năm 1998 yeu cầu cư dân phải xin giấy phép để khai thác nước ngầm. Tuy nhiên, , quy định này nhiều khi không được tuân thủ. Bà nói: “Chúng tôi sẽ bắt đầu thực thi quy định này nhưng sẽ thực hiện dần dần ở những khu vực đã có nước máy. Chúng tôi sẽ xử phạt nếu người dân vi phạm”.

Bắt đầu từ năm tới, thành phố sẽ cấm sử dụng nước ngầm ở 9 quận có hệ thống nước máy toàn diện, và tiếp tục mở rộng chính sách này sang các khu vực khác. Tuy nhiên, chuyên gia trắc địa Andreas cho rằng chính phủ trước hết nên tập trung vào tìm giải pháp thay thế đáng tin cậy cho việc khai thác nước ngầm.

“Trách nhiệm cung cấp nước thuộc về chính phủ. Nó được viết trong Hiến pháp của chúng tôi. Chính phủ phải cung cấp cho cư dân một giải pháp thay thế khả thi. Nếu chính quyền không thể làm điều đó, thì làm sao họ có thể ngăn người dân khai thác nước ngầm?”, ông nói.

Jakarta đang chìm nhanh

Jakarta đang là một trong những đô thị chìm nhanh nhất thế giới, vì người dân tiếp tục khai thác nước ngầm trong khi nước bề mặt ô nhiễm nặng còn nguồn cung nước máy không đảm bảo.

Sau nhiều năm đối mặt với chất lượng nước đôi khi kém và nguồn cung cấp nước máy bị gián đoạn, Sigit Hariyanto quyết định tự mình giải quyết vấn đề. Anh bắt đầu bơm nước từ bên dưới nhà mình lên để sử dụng.

"Nhiều lúc nước có màu trắng sữa và nồng nặc mùi clo. Lần khác, nó có màu nâu đục và đầy bùn", anh nói với CNA, đề cập đến nước máy.

"Giọt nước tràn ly" là vào năm 2019, khi một đường ống phân phối nước vào khu phố của anh bị vỡ. Điều này khiến khu vực với khoảng 200 ngôi nhà không có nước sạch trong khoảng 10 giờ.

Hariyanto (42 tuổi) cho biết anh phải thuê công nhân về đào một cái giếng sâu 40 m để có nước đủ sạch cho sinh hoạt hàng ngày.

Không chỉ Hariyanto, rất nhiều gia đình khác ở Jakarta chọn cách tương tự để đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt.

Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm quá mức là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sụt lún đất. Tại Jakarta, nơi chủ yếu nằm trên nền đất và trầm tích lỏng lẻo với độ liên kết kém, việc khai thác nước ngầm đang khiến thành phố chìm dần với tốc độ lên tới 26 cm mỗi năm, khiến thủ đô Indonesia trở thành một trong những siêu đô thị chìm nhanh nhất trên thế giới.

Nước mặt nhiều nhưng không thể dùng

Ngày nay, hơn 90% khu vực ven biển của Jakarta nằm dưới mực nước biển, khiến thành phố dễ bị ngập lụt ven biển. Sông ngòi cũng không thể xả nước ra biển nếu không có sự trợ giúp của các trạm bơm lớn, làm trầm trọng thêm những trận lũ lụt ở thành phố, ảnh hưởng đến hàng nghìn cư dân mỗi năm.

Dù chính quyền thành phố đã nghĩ ra các giải pháp kỹ thuật và pháp lý, nhưng việc giải quyết vấn đề khai thác nước ngầm dường như nói dễ hơn làm.

Jakarta đang chìm nhanh - Hình 1

Một hộ dân ở Cilincing, Jakarta, vẫn sử dụng nước giếng dù có hệ thống nước máy. Ảnh: CNA.

"Người dân đã đào giếng và khai thác nước ngầm trong nhiều thế hệ ở Indonesia. Thật khó để thay đổi hành vi này. Thật khó để làm cho họ hiểu được hậu quả của việc này, vì (sụt lún đất) xảy ra dần dần trong suốt nhiều năm", Nila Ardhianie, nghiên cứu về nước tại Viện Amrta, nói.

Theo dữ liệu từ công ty phân phối nước máy PAM Jaya của thành phố, chỉ có 900.000 ngôi nhà, văn phòng và nhà máy tiếp cận được với nước máy. Phần còn lại trong số 11 triệu dân Jakarta không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào nguồn nước ngầm.

Theo cơ quan thống kê Indonesia, Jakarta có 2,4 triệu ngôi nhà tiếp xúc mặt đất, hơn 200.000 tòa nhà chung cư, 130 trung tâm mua sắm và hàng nghìn tòa nhà văn phòng vào năm 2020.

Có 13 con sông cắt qua thành phố, xả nước vào biển Java ở phía bắc Jakarta. Thành phố cũng là nơi có 117 ao và lưu vực ngăn lũ.

Tuy nhiên, những vùng nước này bị ô nhiễm nặng do chất thải công nghiệp và sinh hoạt, khiến nước ngọt bề mặt không an toàn.

Nirwono Joga, một chuyên gia quy hoạch đô thị từ Đại học Trisakti của Jakarta cho biết: "Thực tế là Jakarta bị ngập lụt hàng năm, có nghĩa là thành phố có quá nhiều nước vào một số thời điểm nhất định. Tuy nhiên, hệ thống quản lý nước của chúng tôi rất tệ".

Theo một nghiên cứu năm 2019 do Cơ quan Môi trường Jakarta thực hiện, 96% nước từ các con sông ở thủ đô bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải rắn, kim loại nặng và vi khuẩn.

Một trong những nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm nguồn nước là do Jakarta không có một cơ sở quản lý nước thải chuyên dụng.

"Nếu nhìn vào hệ thống cống rãnh ở Jakarta, hầu hết chúng đều dẫn đến các con sông và lưu vực gần nhất. Ngoài ra còn có những người cư trú bất hợp pháp ven sông, họ đổ rác và chất thải thẳng vào các vùng nước này", Joga lưu ý.

Do ô nhiễm nghiêm trọng nước mặt, 94% nước máy ở Jakarta phải được dẫn từ các tỉnh Tây Java và Banten lân cận.

Jakarta đang chìm nhanh - Hình 2

Một đoạn sông Ciliwung ở Jakarta bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: CNA.

Elisabeth Tarigan từ Cơ quan Tài nguyên nước Jakarta cho biết thành phố đang có kế hoạch tối ưu hóa các ao trữ lũ để chúng có thể hoạt động như hồ chứa và xây dựng thêm các cơ sở xử lý nước.

Jakarta hiện có 6 cơ sở xử lý nước nhưng chúng chỉ có thể cung cấp 6% nhu cầu nước máy của thành phố.

Bà Tarigan nói thêm rằng thành phố đang xây dựng thêm 6 cơ sở xử lý nước có khả năng lọc tất cả chất gây ô nhiễm. Hai trong số những cơ sở này dự kiến hoạt động hoàn chỉnh vào năm tới.

Nguồn nước máy không đáng tin

Để cải thiện độ tin cậy của việc cung cấp nước máy cho người dân, bà Tarigan cho biết thành phố đang mở rộng mạng lưới đường ống nước máy, hiện bao phủ 65% diện tích 661 km2 của Jakarta.

"Mục tiêu của chúng tôi là bao phủ 100% diện tích Jakarta vào năm 2030. Điều này sẽ đòi hỏi rất nhiều kinh phí", bà nói.

Một số người đã đặt câu hỏi liệu đây có phải là một mục tiêu thực tế.

Jakarta đang chìm nhanh - Hình 3

Khu vực ven biển Muara Baru ở Jakarta, Indonesia đã chìm khoảng 3-4 m so với mực nước biển vì sụt lún đất. Ảnh: CNA.

Firdaus Ali, một chuyên gia kỹ thuật môi trường từ Đại học Indonesia, lưu ý rằng Jakarta mất 25 năm để có thể đạt được độ bao phủ nước máy từ 54% diện tích thành phố lên 65% như hiện nay.

"Vẫn còn 35%. Làm sao họ có thể làm được điều đó trong 8 năm?", ông Ali nói trong một cuộc phỏng vấn với CNA.

Ngay cả khi toàn bộ Jakarta được kết nối với mạng lưới nước máy, không có gì đảm bảo rằng hoạt động khai thác nước ngầm sẽ dừng lại.

"Lý do người dân Jakarta tiếp tục khai thác nước ngầm là cho đến nay, không có sự đảm bảo nào về chất lượng, khối lượng và tính liên tục của nước máy", Joga thuộc Đại học Trisakti nhận định.

"Cư dân phàn nàn rằng chất lượng nước máy quá tệ. Lượng nước trong mùa khô rất hạn chế, và nguồn cung không liên tục".

Sadikin, cũng giống như nhiều người Indonesia, cho biết nhiều cư dân trong khu phố của anh thích sử dụng nước giếng nước để tắm rửa, giặt giũ và dọn rửa, dù các ngôi nhà đều có nước máy.

"Nước giếng sạch hơn nhiều và không cạn kể cả trong mùa khô. Nước máy đôi khi bị bẩn. Vào mùa khô, nước máy chảy chậm, có khi ngừng chảy hoàn toàn", Sadikin mô tả.

Dân số của thành phố đã tăng hơn gấp đôi trong 50 năm qua, dẫn đến việc khai thác nước ngầm ngày càng rộng rãi. Trong khi đó, nhiều không gian xanh đã được bê tông hóa, làm giảm diện tích hấp thụ nước mưa xuống nền đất để tạo nước ngầm.

"Do đó, con người ngày càng đào sâu hơn để tiếp cận các tầng chứa nước trong lòng đất, vì những tầng nước ngầm gần mặt đất hơn đã cạn kiệt", Heri Andreas, một chuyên gia về trắc địa học, nói. Việc này đang khiến mặt đất dễ bị lún hơn, và một khi đã bị lún, quá trình này không thể đảo ngược.

Muslim Muin, một chuyên gia về thủy động lực học và là cố vấn của Thống đốc Jakarta Anies Baswedan, nói rằng các nhà chức trách đang cố gắng giảm thiểu vấn đề bằng cách xây dựng hệ thống thoát nước đứng (hay cống dọc).

"Nếu mỗi ngôi nhà được trang bị một cống dọc, một ngôi nhà rộng 100 m2 có thể hấp thụ 3.650 m3 nước mưa mỗi năm, đồng thời ngăn nước ngầm bốc hơi. Với lượng nước hấp thụ nhiều như vậy, sẽ không có vấn đề gì vì người dân chỉ sử dụng một phần nhỏ của lượng nước ngầm đó", ông nói với CNA.

Jakarta đang chìm nhanh - Hình 4

Một hộ dân sử dụng nước giếng ở Cilincing, Jakarta. Ảnh: CNA.

Cho đến nay, chính quyền Jakarta đã xây dựng 72.000 cống dọc khắp thành phố, và ông Muin tuyên bố rằng tình trạng sụt lún đất đã chậm lại ở những khu vực có hệ thống thoát nước như vậy.

Tarigan của cơ quan tài nguyên nước nói thêm rằng một quy định được đưa ra để hạn chế việc sử dụng nước ngầm. Quy định năm 1998 yêu cầu người dân phải xin giấy phép mới có thể khai thác nước ngầm. Tuy nhiên, quy định này nhiều khi không được tuân thủ.

"Chúng tôi sẽ bắt đầu thực thi quy định này nhưng sẽ thực hiện dần dần ở những khu vực đã có nước máy. Chúng tôi sẽ xử phạt nếu người dân vi phạm", bà nói.

Bắt đầu từ năm tới, thành phố sẽ cấm sử dụng nước ngầm ở 9 quận có hệ thống nước máy toàn diện, và "tiếp tục mở rộng chính sách này sang các khu vực khác", bà nêu rõ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Con cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới qua đời
11:52:54 03/11/2024
Các lãnh đạo công nghệ ủng hộ Trump hay Harris trong cuộc đua Tổng thống?
18:44:50 02/11/2024
Giúp việc vứt cái đệm chứa 1,3 tỷ đồng ra bãi rác, chủ nhà suýt bị đau tim
22:12:36 01/11/2024
Triều Tiên cảnh báo đáp trả hạt nhân trước nguy cơ bùng nổ xung đột
23:08:27 01/11/2024
Elon Musk dùng tiền giúp ông Trump theo cách "thông minh" như thế nào?
22:10:08 01/11/2024
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia
05:28:16 02/11/2024
Nghịch lý ở "vương quốc hạnh phúc" Bhutan
22:23:49 01/11/2024
Triều Tiên sẽ sát cánh cùng Nga cho đến khi Moscow thắng Ukraine
22:40:44 01/11/2024

Tin đang nóng

Chuyện lạ có thật: Sao nam từng bị "bóc" ngoại tình nay tái hợp người cũ, thân thiết như chưa hề có drama
14:31:14 03/11/2024
Hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư tung chiêu gây sốc đấu với Ngu Thư Hân, cả MXH phẫn nộ
14:34:58 03/11/2024
Nối lại tình xưa với vợ cũ, đêm đầu tiên bên nhau, cô ấy bất ngờ làm 1 việc khiến tôi chết sững
15:25:09 03/11/2024
Minh Hằng lần đầu lên tiếng về thái độ thiếu thân thiện trên sóng truyền hình
14:46:26 03/11/2024
Chị giúp việc để lộ bụng ngày càng lớn, tôi nghi mang thai nên kiểm tra phòng chị thì phát hiện ra một bí mật
15:13:02 03/11/2024
Màn đánh vần khiến dân mạng lo thay Dược Sĩ Tiến - Hương Giang: Hoàng Thùy nói gì?
17:36:40 03/11/2024
Vũ Luân chi tiền làm điều này cho Phương Lê giữa lúc vướng ồn ào
14:38:33 03/11/2024
Từng bất hòa, Thu Phương và ca nương Kiều Anh cư xử thế nào ở 'Chị đẹp đạp gió'?
14:23:33 03/11/2024

Tin mới nhất

Lãnh tụ tối cao Iran cảnh báo về đòn trả đũa 'nghiền nát' Israel và Mỹ

19:38:03 03/11/2024
Ông Khamenei nói rằng kẻ thù dù là Israel hay Mỹ chắc chắn sẽ nhận được "phản ứng nghiền nát" cho những gì họ đang làm đối với Iran, nhân dân Iran và mặt trận kháng chiến.

Các nhà khoa học Nga tạo ra mạng lưới thần kinh sinh học với khả năng nghe tinh tế

19:35:53 03/11/2024
Theo quan điểm của họ, phát kiến này sẽ có thể giảm bớt tiêu tốn năng lượng đáng kể so với mạng lưới thần kinh nhân tạo thông thường. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học Chaos.

Sự hợp tác quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine 'gây hoang mang' cho Nga

19:28:45 03/11/2024
Tuy nhiên, ông Denisov cũng lưu ý rằng những phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov không đồng nghĩa với việc quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi, vì Ankara vẫn là đối tác kinh tế quan trọng của Moskva.

Tổng thống Zelensky đề xuất đánh phủ đầu binh sĩ Triều Tiên ở Nga

17:34:18 03/11/2024
Ông tiếp tục: Nhưng thay vì tấn công tầm xa rất cần thiết, Mỹ chỉ đang đứng nhìn, Anh đang đứng nhìn, Đức đang đứng nhìn. Mọi người chỉ đang chờ quân đội Triều Tiên bắt đầu tấn công người Ukraine .

Ukraine lừa quân Nga bằng chiến thuật Đức quốc xã từng sử dụng trong Thế chiến II

16:09:56 03/11/2024
Ngay cả cái tên Canh phòng sông Rhine cũng nhằm mục đích thuyết phục tình báo Đồng minh rằng đó là một kế hoạch phòng thủ nhằm ngăn chặn việc quân Đồng minh vượt sông Rhine vào Đức, chứ không phải tấn công.

Anh: Đảng Bảo thủ có lãnh đạo da màu đầu tiên

14:26:39 03/11/2024
Đây là chiến thắng sít sao nhất trong 4 cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ kể từ khi đảng này thay đổi quy định, cho phép các thành viên đảng có tiếng nói cuối cùng trong các cuộc bầu chọn thủ lĩnh.

Sôi nổi cuộc tranh tài hùng biện tiếng Việt của học sinh, sinh viên Nhật Bản

14:24:54 03/11/2024
Phát biểu khai mạc cuộc thi, cô Iwai Misaki, Chủ nhiệm ngành Đông Nam Á, Khoa Ngôn ngữ châu Á, Đại học Kanda cho biết, bộ môn tiếng Việt được thành lập vào tháng 4/2001 và đến nay đã có 20 khóa sinh viên tốt nghiệp.

Nga tăng mạnh lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu

14:19:45 03/11/2024
Khối lượng cung cấp khí đốt Nga trung bình hàng ngày qua hệ thống chuyển tải khí đốt (GTS) của Ukraine trong tháng trước ở mức 42,3 triệu m3 - tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Tây Ban Nha triển khai lực lượng vũ trang lớn nhất trong thời bình

12:16:57 03/11/2024
Số nạn nhân khả năng sẽ tiếp tục tăng do còn nhiều người mất tích và chưa thể xác định con số cụ thể khi hệ thống liên lạc vẫn bị hư hỏng nặng.

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên đối đầu trong chặng đua nước rút cuối cùng

11:28:49 03/11/2024
Trong khi bà Harris kêu gọi sự đoàn kết và cảnh báo về mối đe dọa cho nền dân chủ, ông Trump tiếp tục thúc đẩy chính sách Nước Mỹ trên hết với những tuyên bố mạnh mẽ về cải tổ chính quyền.

Bạo lực leo thang, triển vọng ngừng bắn Trung Đông gặp khó

10:11:08 03/11/2024
Xung đột giữa Israel với Hamas ở Dải Gaza và Hezbollah ở Li Băng leo thang, khiến khủng hoảng nhân đạo thêm trầm trọng và làm lu mờ hy vọng ngừng bắn.

Phán quyết mới trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

10:10:09 03/11/2024
Tòa án Tối cao Mỹ vừa ra phán quyết về quy định phiếu bầu tại bang chiến địa Pennsylvania, một trong những tâm điểm của kỳ bầu cử tổng thống năm nay.

Có thể bạn quan tâm

Vén màn bí ẩn vụ đeo bụng bầu giả che mắt chồng ở Trà Vinh

Pháp luật

19:24:46 03/11/2024
Cơ quan CSĐT Công an huyện Châu Thành (Trà Vinh) đang điều tra vụ Thạch Thị Sóc Sô Khone (38 tuổi) về hành vi Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi .

Trường THPT Đặng Thai Mai dừng thu các khoản không đúng quy định

Netizen

19:21:03 03/11/2024
Sau khi Báo GD&TĐ có bài phản ánh về tình trạng lạm thu , Trường THPT Đặng Thai Mai (Thanh Hóa) đã dừng thu các khoản không đúng quy định.

Em ruột Hoài Linh: "Có những bầu show mời anh Hoài Linh tiền tỷ anh ấy không nhận"

Sao việt

19:18:10 03/11/2024
Những người anh em đã từng làm việc với anh Hoài Linh đều biết rõ, tiền với anh ấy chưa bao giờ quan trọng , em ruột Hoài Linh nói.

Cách khắc phục da khô, đóng vảy mùa đông

Sức khỏe

19:08:12 03/11/2024
Mùa đông nhiều người gặp tình trạng da khô, ngứa, đóng vảy và gây ra khó chịu, mất thẩm mỹ.

Nữ diễn viên hạng A tù tội, hết ngoại tình đến bao nuôi 8 trai trẻ vẫn được toàn dân tha thứ

Sao châu á

18:56:29 03/11/2024
Cuộc đời của Lưu Hiểu Khánh tràn ngập những câu chuyện truyền kỳ. Vì vậy, công chúng dễ dàng chấp nhận những mặt trái của nữ diễn viên.

Vì sao Endrick bị loại khỏi tuyển Brazil

Sao thể thao

18:29:56 03/11/2024
HLV đội tuyển Brazil, Dorival Junior, vừa có quyết định bất ngờ khi không triệu tập tiền đạo trẻ Endrick của Real Madrid vào danh sách thi đấu quốc tế sắp tới.

Gợi ý bữa tối cuối tuần cực ngon, để dành đãi khách hay cả nhà cùng "đánh chén" đều thích hợp

Ẩm thực

17:40:24 03/11/2024
Bữa tối cuối tuần cực ngon, để dành đãi khách hay cả nhà cùng đánh chén đều thích hợp. Mẹt thịt bò này có đủ món ngon và hấp dẫn khiến ai thưởng thức cũng phải thích mê.

Đua nhau tiêm botox vào tay

Làm đẹp

15:54:01 03/11/2024
Các phương pháp như tiêm filler và botox ngày càng phổ biến và dễ tiếp trong những năm gần đây chỉ càng khiến vấn đề thêm trầm trọng.

Show thực tế căng nhất sóng truyền hình kết thúc với chiến thắng thuộc về nhóm cực drama

Tv show

15:52:25 03/11/2024
Trải qua hơn 3 tháng phát sóng, Nữ Hoàng Vũ Đạo Đường Phố đã chính thức khép lại mùa giải đầu tiên với đêm chung kết kịch tính giữa 3 nhóm nhảy F.E.D, HANOIXGIRLS và SO FIRE.

Nghe tiếng chồng thở gấp trong điện thoại, tôi lao nhanh theo địa điểm định vị thì phát hiện một nơi lạnh

Góc tâm tình

15:19:30 03/11/2024
9 giờ đêm hôm đó, thấy định vị chồng vẫn ở địa điểm đáng nghi đó, tôi gọi cho chồng thì nghe tiếng anh thở gấp và nói mình đang đi với khách.

Bất ngờ với top 3 tựa game có rating cao nhất trên Steam trong năm, Black Myth: Wukong "thua" hai trò chơi vô danh

Mọt game

14:44:47 03/11/2024
Black Myth: Wukong là bản hit lớn nhất năm 2024 và cột mốc doanh số hơn 20 triệu bản bán ra chỉ trong hai tháng ra mắt chắc chắn là con số chứng minh điều này rõ ràng nhất.