Thành phố Hồ Chí Minh: Phát động phong trào ‘Bàn tay vàng’ năm 2022
Hưởng ứng đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2022), sáng 15/6, Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động phong trào “ Bàn tay vàng” năm 2022 trong hệ thống Công đoàn Thành phố từ ngày 1/5 đến ngày 1/9.
Ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Mùa xuân” và phát động phong trào “Bàn tay vàng” năm 2022.
Theo ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, đợt hoạt động này được cụ thể hóa qua phong trào thi đua yêu nước với trọng tâm phát triển nguồn nhân lực, phong trào thi đua công nhân, viên chức, lao động học tập nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, văn hóa, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với đó là triển khai hiệu quả các phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, “Tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề”.
Các cấp Công đoàn Thành phố tiếp tục thực hiện chương trình “1 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19″; vận động đoàn viên, người lao động phát huy tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Video đang HOT
Đại diện Liên đoàn Lao động thành phố Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Mùa xuân” và phát động phong trào “Bàn tay vàng” năm 2022.
Để phong trào “Bàn tay vàng” năm 2022 lan tỏa sâu rộng và đạt kết quả cao, ông Phạm Chí Tâm yêu cầu, các cấp Công đoàn trực tiếp cơ sở đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng; chú trọng phát hiện nhân tố mới để tôn vinh, khen thưởng. Các cấp Công đoàn tập trung phát triển nguồn nhân lực có kỹ thuật cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh; không ngừng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị địa phương, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh việc hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp.
Ngay sau lễ phát động, các cấp Công đoàn phối hợp cùng doanh nghiệp tổ chức ôn luyện, thi thợ giỏi, cấp chứng chỉ bậc thợ nghề điện tử công nghiệp; tổ chức Hội thi “Bàn tay vàng nghề Điện tử công nghiệp cấp thành phố năm 2022″. Các cấp Công đoàn xây dựng nội dung, chương trình cụ thể, thiết thực, tổ chức hiệu quả đợt hoạt động; đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, quyết tâm hoàn thành xuất sắc hoạt động Công đoàn.
Phấn đấu 'Vì một Việt Nam không còn đói nghèo'
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định số 666/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025.
Chương trình 135 đã góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân vùng cao Yên Bái, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh tư liệu: Đinh Thùy/TTXVN
Mục tiêu nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó là đẩy mạnh, nâng cao chất lượng Phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no" của người dân và cộng đồng, phấn đấu "Vì một Việt Nam không còn đói nghèo". Tổ chức Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; phấn đấu 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; phấn đấu 50% số xã, thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững; xác định công tác giảm nghèo góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển bền vững của đất nước, phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặt con người là trung tâm của sự phát triển trong điều kiện mới.
Theo Kế hoạch, các bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ, triển khai kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua.
Phong trào thi đua tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo; tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo, trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động; khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi; thi đua đồng thuận hợp tác, trách nhiệm vì người nghèo và góp phần giảm nghèo; cán bộ làm công tác giảm nghèo thi đua tận tụy, gương mẫu, trách nhiệm, thi đua đồng hành cùng người nghèo; phấn đấu "Vì một Việt Nam không còn đói nghèo", "Không để ai bị bỏ lại phía sau"; huy động các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước có những việc làm thiết thực, tham gia đóng góp công sức trí tuệ, của cải vật chất hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, địa bàn nghèo.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thi đua đề ra nội dung, giải pháp giảm nghèo đặc thù của địa phương, bố trí và huy động đa dạng nguồn lực cho địa bàn nghèo nhằm giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay, dự án hiệu quả về giảm nghèo bền vững; gắn Phong trào thi đua với phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới".
Các địa phương tập trung thi đua đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng phát triển với vùng khó khăn; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng; quan tâm giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp, tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thôn, bản, cộng đồng thi đua đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và từng bước làm giàu; hỗ trợ người nghèo tham gia lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan trung ương giúp đỡ các huyện nghèo, xã hoặc thôn đặc biệt khó khăn; cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và đảng viên giúp đỡ hộ nghèo, địa bàn khó khăn. Khuyến khích các doanh nghiệp thi đua giúp đỡ các huyện nghèo, xã hoặc thôn đặc biệt khó khăn; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo.
Các hộ gia đình thi đua tham gia lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế, thoát nghèo bền vững và giúp đỡ các cá nhân, hộ gia đình khác cùng thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.
Cùng công nhân thích ứng với tình hình mới - Bài cuối: Tạo động lực để người lao động cống hiến Đến thời điểm hiện tại, mọi hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề đã hồi phục và phát triển nhanh, doanh nghiệp càng hiểu rõ người lao động chính là tài sản lớn, đóng góp lớn cho sự thành công của doanh nghiệp. Chăm lo tốt cho người lao động cũng chính là đảm bảo hài hòa lợi ích cho...