Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến nền giáo dục 4.0
UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức hội thảo về giáo dục thông minh với sự tham gia của hàng trăm thầy cô giáo, cán bộ lãnh đạo các trường học, các đơn vị đối tác, các chuyên gia trong và ngoài nước.
Ảnh minh họa
Tại hội thảo, các đại biểu nhận định, trong bối cảnh quốc tế hóa ở thế kỷ 21 với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền giáo dục 4.0 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, hệ thống giáo dục ở các quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam được nhận định là không theo kịp sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ, khoa học kỹ thuật và kinh tế hiện nay. TP Hồ Chí Minh đang đi trên con đường phát triển đô thị thông minh, thì cùng với đó phải phát triển hệ thống giáo dục thông minh. Đây là điều kiện tiên quyết trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa thành phố hội nhập và vươn tầm thế giới.
Theo Giám đốc Sở GDĐT TP Hồ Chí Minh Lê Hồng Sơn: TPHCM là một đô thị lớn, trung tâm về nhiều mặt của cả nước và khu vực. Giáo dục phổ thông của thành phố có gần 1.500 trường với hơn một triệu học sinh. Để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố và cả nước, giáo dục phổ thông phải không ngừng đổi mới, phát triển mạnh mẽ, hội nhập với nền giáo dục tiên tiến của thế giới. Hiện thành phố đang xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu dạy và học có hiệu quả; xây dựng nguồn lực cho giáo dục thông minh với khả năng thích ứng, biến đổi và phù hợp với cái mới, phát triển toàn diện các kỹ năng, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, điều hành nhà trường, trong dạy và học, tạo môi trường giáo dục thuận lợi trong chia sẻ và kết nối.
Video đang HOT
Thế nhưng, ông Lê Hồng Sơn nói rằng, trong quá trình triển khai thực hiện đang gặp phải một số vướng mắc, như: Tốc độ tăng dân số cơ học quá cao, số học sinh tăng rất nhanh tạo ra áp lực đầu tư xây dựng trường lớp, đáp ứng yêu cầu chỗ học cho học sinh. Đây cũng là rào cản cho mục tiêu xây dựng mô hinh dạy học tiên tiến, hiện đại…
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh, Lê Thanh Liêm, khẳng định: Hội thảo lần này chính là cơ hội để chỉ ra thực trạng giáo dục thành phố đang phát triển ở mức độ ra sao, từ đó định hướng xây dựng các chương trình, giải pháp nhằm đưa giáo dục thành phố phát triển. Đồng thời, đề xuất giải pháp phối hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp nhằm xây dựng các cơ sở giáo dục đạt được trình độ tiên tiến, hiện đại và thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố trong giai đoạn tới.
Theo daidoanket
Từ "tao đi lấy dao" đến cái tát tai giáo viên giữa cuộc họp
Sự chấp nhận bạo lực một cách vui vẻ như thế vô tình tác động tới tiềm thức của xã hội.
Ảnh minh họa
Trong môi trường giáo dục, thỉnh thoảng lại rộ lên hiện tượng "ăn miếng, trả miếng" giữa phụ huynh và giáo viên.
Dư luận hẳn chưa quên việc một phụ huynh là luật sư ở trường tiểu học Bình Chánh- Long An bắt cô giáo quỳ gối chỉ vì trước đó cô giáo bắt con mình quỳ gối. Gần đây nhất là cô ở cơ sở Mầm non Sen Hồng, Điện Thắng Trung, Quảng Nam bị phụ huynh đánh ngất xủi, thủng màng nhĩ. Hay sự việc xảy ra ở Trường mầm non Việt Lào, Nghệ An. Chỉ vì nghi ngờ con bị bạo hành, một phụ huynh đã thằng tay đánh cô giáo tới mức động thai. Mới đây nhất là chuyện tát nhau giữa cuộc họp ở Trung tâm dạy năng khiếu ở Đà Nẵng.
Câu chuyện ở Đà Nẵng xảy ra ở một trung tâm đào tạo nghệ thuật cho trẻ, tức là bên cạnh quan hệ "dạy - học" còn có quan hệ "cung ứng dịch vụ". Ở đó "khách hàng" thấy chẳng vừa lòng nên thẳng tay phản ứng bằng cú tát. "Nhà cung cấp dịch vụ" ở đây, là chủ trung tâm, tất nhiên cũng không thể "nhịn yên" như những thầy cô giáo trong các trường học, nên đã nhất quyết đâm đơn tố cáo.
Ứng xử bằng bạo lực dội vào môi trường giáo dục từ những nếp nghĩ, thói quen và các hành xử ngoài xã hội. Chỉ một câu nói vui, bạn bè quay sang đâm nhau tử vong. Vì lợi ích kinh tế, những người thân trong gia đình cũng sẵn sàng triệt hạ nhau. Mới đây nhất, trong sự kiện đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch tại SEA Games 2019, hòa vào sự phấn khích chung, có những bức ảnh chế với mục đích vui vẻ, nhưng ngẫm ra thì có cái gì đó không ổn. Đó là bức hình chú mèo vung tay với câu nói "Tao đi lấy dao", khi minh họa cho hình ảnh huấn luyện viên bức xúc mà phản ứng với trọng tài. Sự chấp nhận bạo lực một cách vui vẻ như thế vô tình tác động tới tiềm thức của xã hội.
Những phản ứng nóng nảy của phụ huynh có thể xuất phát một phần nguyên nhân từ cái sai của phía bên kia. Nếu cô giáo không sử dụng sai phương pháp sư phạm, không "tự nhận" sẽ quỳ thì chắc hẳn cô cũng không bị quỳ gối suốt 45 phút. Trong câu chuyện Đà Nẵng là trung tâm quản lý trẻ không đến nơi đến chốn, do đó họ cũng cần xem lại trước kiểu phản ứng quá khích của khách hàng. Không hiếm những phiên toà mở ra để xử lý sai phạm trong giáo dục.
Xung đột và hành xử bằng bạo lực đã xảy ra, và cũng không hiếm những vụ hoà giải, xin lỗi giữa phụ huynh và giáo viên hay nhà trường sau khi mọi sự đã lắng lại, các bên nhìn ra trách nhiệm của mình. Dù thế nào đi nữa thì hành xử bằng cách tát nhau, kể cả là ở dịch vụ giáo dục có mua - bán là không thể chấp nhận.
Không hiểu em bé đi học nghệ thuật có mẹ tát người điều hành kia sẽ nghĩ gì khi nghe chuyện, xem clip? Kể cả em chưa đủ tuổi để hiểu cho đúng đắn, thì những hành vi như vậy sẽ in dấu vào tiềm thức và "nhắc nhở vô thức" trong tương lai lúc nào không biết. Đây mới là di hại của thái độ vui quá cũng xuê xoa với bạo lực, tức quá thì hành xử bạo lực....Người lớn muốn không để vòng luẩn quẩn đó tái diễn thì phải biết dừng lại.
Huyền Anh
Theo vietnamnet
Bỏ biên chế trọn đời cũng không ảnh hưởng đến tâm huyết của người giáo viên Nhiều giáo viên khẳng định: Chuyện bỏ biên chế là cần thiết và cũng là điều cần phải chấp nhận. Điều này không ảnh hưởng đến tâm huyết của người giáo viên. Bỏ biến chế trọn đời là cần thiết, chúng tôi cũng phải chấp nhận Theo Luật Viên chức sửa đổi: Từ ngày 01/7/2020, giáo viên trúng tuyển viên chức đều phải...