Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến mở rộng hỗ trợ đối tượng lao động tự do gặp khó khăn
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, nhiều lao động tự do, khoảng 27.000 người đang nằm ngoài 6 nhóm hỗ trợ đã nêu trong Nghị quyết 09.
Họ chưa nhận được hỗ trợ và đời sống đang rất khó khăn.
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Tấn vừa có văn bản khẩn đề nghị Ủy Ban Nhân dân Thành phố Thủ Đức và 21 quận, huyện rà soát, thống kê lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngoài 6 nhóm công việc lao động tự do đã nêu trong Nghị quyết 09 của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, TP Thủ Đức và 21 quận, huyện cần rà soát, thống kê những lao động làm các nhóm công việc sau:
1. Bảo mẫu, quét dọn, giúp việc gia đình thuê
2. Bảo vệ, giữ xe, rửa xe thuê; sửa xe, vá xe nhỏ lẻ; bán báo dạo, đánh giày hoặc công việc có tính chất tương tự
Video đang HOT
3. Bán hàng và trợ giúp bán hàng thuê (trong cửa hàng tại chợ, quầy hàng, điểm buôn bán nhỏ, tạp hóa)
4. Xử lý hạt giống để nhân giống (làm hạt giống…), đốn lá (lợp nhà…)
5. Đánh bắt thủy sản ven biển và nội địa – tự làm hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh khai thác, đánh bắt thủy sản (như bắt cá, cào nghêu, làm mồi câu, kéo lưới, đan lưới, đánh lưới…)
6. Thợ hồ (thợ nề), phụ hồ, thợ sơn, thợ mộc, thợ phụ – tự làm hoặc làm việc theo nhóm (mang tính riêng lẻ, độc lập), hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh xây dựng dân dụng
7. Tài xế, phụ xe, lơ xe, tiếp viên, nhân viên làm thuê tại các hộ kinh doanh vận tải
8. Xe ôm công nghệ
9. Tự làm hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, may gia công, làm hàng thủ công, mỹ nghệ
10. Nhóm công việc khác do Ủy Ban Nhân dân Thành phố Thủ Đức và quận, huyện đề xuất bổ sung.
Sở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu việc thống kê phải thực hiện nhanh chóng, hoàn thành trước ngày 24-7 để Sở báo cáo Ủy Ban Nhân dân Thành phố. Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, nhiều lao động tự do, khoảng 27.000 người đang nằm ngoài 6 nhóm hỗ trợ đã nêu trong Nghị quyết 09. Họ chưa nhận được hỗ trợ và đời sống đang rất khó khăn.
Vì thế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đang xem xét, đề xuất Thành phố Hồ Chí Minh bổ sung hỗ trợ những lao động này từ nguồn Quỹ phòng chống dịch Covid-19.
Nếu đề xuất được thông qua, dự kiến những người lao động này sẽ nhận được hỗ trợ từ ngày 25/7 trở đi. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cố gắng hỗ trợ tối đa, không để một ai vì tác động của dịch Covid-19 mà rơi vào cảnh khốn khổ, khó khăn.
Khoảng 20 nghìn lao động tự do được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19
UBND tỉnh Hậu Giang vừa quyết định hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người bán vé số dạo, bán hàng rong, lái xe ôm, bốc vác tại các chợ, bán hàng ăn, cắt tóc... trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Khoảng 20 nghìn lao động tự do ở Hậu Giang được hỗ trợ gần 30 tỷ đồng (Ảnh: Bảo Kỳ)
Ngày 18/7, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 136/KH-UBND triển khai thực hiện hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Theo kế hoạch, lao động tự do cần đáp ứng các điều kiện gồm: Cư trú hợp pháp tại địa phương; thời điểm mất việc làm có thu nhập thấp hơn 1.300.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và 1.000.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn; làm công việc thường xuyên mang lại thu nhập chính để nuôi sống bản thân, gia đình; thuộc một trong các nghề gồm bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định, buôn đồng nát lưu động, bốc vác tại các chợ, lái xe ôm, bán vé số dạo và tự làm hoặc làm việc tại các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, làm tóc.
Thời gian áp dụng chính sách hỗ trợ đến ngày 31/12.
Dự kiến sẽ có khoảng 20.000 lao động tự do trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được nhận hỗ trợ. Tổng số tiền hỗ trợ là khoảng 30 tỷ đồng được ngân sách Nhà nước đảm bảo và huy động từ các nguồn hợp pháp, riêng kinh phí hỗ trợ người bán vé số dạo sẽ chi từ nguồn kinh phí hoạt động của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hậu Giang.
Mỗi lao động tự do đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ một lần với số tiền 1,5 triệu đồng. Lao động tự do sẽ cần gửi đề nghị hỗ trợ theo mẫu đến UBND cấp xã và làm các thủ tục xác minh theo hướng dẫn.
UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát, lập và công khai danh sách người đủ điều kiện hưởng hỗ trợ. Danh sách này sẽ được gửi lên UBND huyện thẩm định và tiếp tục được gửi lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trương Cảnh Tuyên- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thông tin, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đời sống người dân đặc biệt lao nhóm lao động tự do gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh thống nhất giao các sở ngành liên quan làm nhanh các khâu để trao sớm tiền hỗ trợ cho dân.
"Chúng tôi yêu cầu bộ phận chuyên môn làm nhanh nhưng phải đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách", ông Trương Cảnh Tuyên cho biết.
Khánh Hòa hỗ trợ lao động tự do gặp khó khăn bởi dịch Covid-19 UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. TP.Nha Trang vắng vẻ khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, từ 0 giờ ngày 9.7...